“Bứng” cầu Long Biên là chạm vào một phần của lịch sử Hà Nội
Những ngày qua, thông tin về phương án chuyển cầu Long Biên đến vị trí khác để thay thế câu cầu mới bắc qua sông Hồng đã gặp nhiều phản đối.
Cũng là phải, ai cũng biết cầu Long Biên không phải mình xây dựng lên nhưng nó lại là chứng tích của một thời hào hùng của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Từ đó, sự gắn kết của lịch sử, thời gian đã làm cho cây cầu lịch sử càng trở nên có ý nghĩa, không chỉ riêng đối với Thủ đô mà còn đối với đất nước.
Không phải bỗng nhiên nó trở thành một phần của lịch sử Hà Nội mà chính những biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước đã hòa vào nó những “phần hồn” của thời gian, để rồi trở thành biểu trưng của 36 phố phường cùng với hồ Gươm, Văn Miếu, và nó – cầu Long Biên…
Quam điểm di dời nhịp cầu Long Biên để làm bảo tàng, còn chỗ ấy thay cây cầu mới là điều ứng xử chưa phải với di tích lịch sử, hơn nữa việc quan tâm chưa đúng mức với lịch sử còn nặng tội hơn nhiều. Đáng trách thay, những “vết thương” trên dọc hai tuyến cầu bộc lộ rõ việc ứng xử với nó rất thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý. Những mối hàn qua loa, chắp nối, lệch vẹo, những nhịp gỉ sét hoen ố… làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của nó. Bởi vậy, theo thời gian nó càng xấu đi bởi bàn tay con người tác động, đơn giản là từ việc sửa chữa cẩu thả, đến ý thức của người qua cầu.
Mấy ngày qua nhiều nhiếp ảnh gia yêu Hà Nội đã đổ về chụp ảnh cầu Long Biên, họ lo rằng mai này mất đi thì sẽ không còn cơ hội chiêm ngưỡng một phần của lịch sử Hà Nội
Cách vài nhịp lại có tấm biển “1898 -1902 – Daydé & Pillé – Paris” đó là dấu ấn lịch sử mà người làm cầu đã lưu danh
Không “bứng” nhưng cần có cuộc cải tạo quy mô để cây cầu xứng tầm lịch sử
Chỉ cần nhìn qua khung sắt hàn thô mộc đã biết đoạn đó mới được sửa chữa
Theo thời gian, cầu đã mất đi nhiều giá trị thẩm mỹ, việc tu sửa là cần thiết
Video đang HOT
Những nhịp cầu Long Biên là một phần lịch sử hào hùng của Thủ đô Hà Nội
Sự chắp vá sơ sài làm mất đi vẻ đẹp của cây cầu
Vết nối…
Những núm trên thành cầu không chỉ để trang trí mà nó còn có giá trị che vết nối giữa những thanh sắt
Thành cầu được thợ hàn “tạo dáng trúc trắc”
Cầu xấu đi đáng kể, do chính con người
Có nhiều trụ cột thép lan can đã bị gỉ sét trầm trọng, đây chính là “tác phẩm” do ý thức của con người tác động vào
Những “vết sẹo” cần “thẩm mỹ” cho cầu Long Biên
Nhiều du khách nước ngoài coi cây cầu là điểm đến để hiểu hơn về lịch sử oai hùng của Hà Nội
Toàn thân “con rồng” đã hoen gỉ, xuống cấp trầm trọng cần cuộc đại tu.
Theo ANTD
Hình ảnh Hà Nội sau 100 năm
Nhiếp ảnh gia Léon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. Ông đã chụp đến 1.500 bức ảnh ghi lại dấu ấn đời sống của người dân Hà Nội và vùng lân cận. Đây đều là những tư liệu quý giá về Hà Nội cách đây một thế kỷ. Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động trong từng bức ảnh. Sau 100 năm Hà Nội đã có một tầm vóc mới, xứng tầm với một Thủ đô hiện đại văn minh nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc, truyền thống.
Cầu Long Biên năm 1914
Văn Miếu vẫn giữ được nét nguyên sơ
Hồ Gươm 1914...
... và Hồ Gươm với nhiều đổi thay sau 100 năm
Thiếu nữ mặc áo yếm ngồi nói chuyện bên bể nước năm 1914
Những cô gái Hà Nội duyên dáng trong tà áo dài hiện đại
Cửa hàng bán đèn và đồ chơi bằng giấy trên phố Hàng Gai năm 1914
Ngày nay, Hàng Gai là một trong những con phố sầm uất nhất khu vực trung tâm,
là điểm đến ưa thích của du khách
Cầu nhỏ ở Định Công năm 1914. Quang cảnh thanh bình, thôn dã...
... nay đã là một trong những khu đô thị hiện đại của Thủ đô
Theo ANTD
"Phố ông Đồ" vắng bóng người xin chữ Khác với mọi năm, "Phố ông Đồ" sẽ được chuyển từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điều này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như tránh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích. Chỉ còn gần một tuần lễ nữa là tới...