Bụng bầu “vượt mặt” vẫn ngủ thật ngon
Những tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc có được một giấc ngủ ngon.
Trong 9 tháng mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thai nhi, trong đó có khá nhiều điều bất tiện, phiền hà. Mẹ sẽ phải đối mặt với chứng ốm nghén, các vấn đề về tiêu hóa, tiểu tiện không tự chủ và một rắc rối nữa không thể không kể đến đó là chứng mất ngủ.
Chứng mất ngủ xảy ra phổ biến nhất ở quý thứ 3 thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn, chị em sẽ thường xuyên buồn đi vệ sinh trong đêm. Bụng bầu to cũng khiến mẹ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái. Tuy nhiên, mất ngủ lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu, làm chị em mệt mỏi, kiệt sức, vậy làm thế nào để khi bụng bầu to “vượt mặt” các mẹ vẫn ngủ thật ngon?
Nếu mẹ cũng đang gặp phải vấn đề khó ngủ, hãy tham khảo những chiêu rất hữu ích dưới đây:
Đầu tiên, hãy ru bé ngủ
Việc làm này tưởng chừng khó khăn nhưng kỳ thực rất đơn giản. Trước khi tìm một vị trí nằm thoải mái, mẹ hãy giúp thai nhi yên tĩnh trong bụng bằng cách thư giãn tâm trí của bạn đồng thời tạo môi trường yên tĩnh nhất và hãy tắt điện đi. Lúc này, em bé cũng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và không quấy rối bạn. Như thế mẹ sẽ không bị bé làm phiền nữa.
Những tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã khá lớn sẽ khiến chị em bầu gặp khó khăn trong việc có được một giấc ngủ ngon. (ảnh minh họa)
Những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đã lớn sẽ khiến mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh. Để hạn chế việc này, mẹ cần nhớ không uống nhiều nước 1 giờ trước khi đi ngủ. Và trước khi lên giường hãy đi vệ sinh đã. Khi đi vệ sinh mẹ hãy nghiêng người về phía trước sẽ giúp nước tiểu trong bàng quang đổ hết ra ngoài. Như thế mẹ sẽ yên tâm là không phải thức dậy trong đêm vì chứng tiểu tiện làm phiền.
Tạo thói quen đúng giờ đi ngủ
Video đang HOT
Để mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu, chị em hãy cố gắng tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Bằng cách này cơ thể sẽ tự tao ra đồng hồ sinh học giúp mẹ dễ ngủ hơn.
Tạm xa điện thoại, máy tính
Để giấc ngủ được trọn giấc, trên giường ngủ không nên để điện thoại, ipad, máy tính hay bất cứ thiết bị điện tử nào. Những thiết bị này chỉ làm bạn khó tìm được một giấc ngủ ngon mà thôi.
Ngủ nghiêng sang trái
Tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai quý 3 là ngủ nghiêng sang trái. Nếu mẹ ngủ ngửa không chỉ gây áp lực lên bụng bầu mà còn khiến mẹ khó thở, oxy và máu khó đến với thai nhi. Tư thế ngủ nghiêng sang trái cũng được khuyến khích suốt thai kỳ.
Sử dụng một chiếc gối mềm hình chữ U, J, L sẽ hỗ trợ mẹ bớt đau đớn và nhức mỏi hơn trong khi ngủ. (ảnh minh họa)
Gối hỗ trợ
Sử dụng một chiếc gối mềm hình chữ U, J, L sẽ hỗ trợ mẹ bớt đau đớn và nhức mỏi hơn trong khi ngủ. Chiếc gối dựa lưng và kẹp giữa hai chân sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Không sử dụng caffeine trước khi ngủ
Đồ uống có chứa caffeine đã được chứng minh là khiến mẹ bị căng thẳng thần kinh dẫn đến khó ngủ và còn ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi. Vì vậy trong thai kỳ, mẹ nên hạn chế hoặc nói không với những đồ uống này.
Nhớ ăn bữa sáng
Những cơn đói cồn cào trong đêm cũng có thể đánh thức bạn dậy hoặc ngủ không ngon. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần có một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, ăn thành nhiều bữa trong ngày nhưng cần tránh ăn quá no trước giờ đi ngủ.
Theo Khampha
Phòng tránh cảm lạnh cho mẹ bầu đầu đông
Thời tiết chuyển mùa với những cơn mưa phùn và gió lạnh sẽ rất dễ khiến bà bầu bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?
Uống nhiều nước
Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông thì không cần uống nước nhiều nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời tiết càng lạnh thì thai phụ càng cần phải bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn mọi người và thai phụ sẽ rất dễ ra mồ hôi, khiến chứng cảm lạnh càng nặng nề hơn và gây thiếu nước trầm trọng cho cơ thể. Vào mùa đông, bạn vẫn nên uống đủ từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
Làm ấm cơ thể
Khi cảm thấy cơ thể lạnh, bạn nên làm ấm cơ thể bằng cách vận động, di chuyển và hít thở đều đặn để làm nóng thân nhiệt. Việc massage hai bàn tay cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thêm những môn thể thao nhẹ nhàng cho bà bầu như đi bộ, chạy bộ, yoga... Đừng vì thời tiết lạnh mà bạn lười tập luyện, nếu tiết trời mưa lạnh, bạn có thể tập luyện trong nhà.
Bà bầu cần chú ý mặc quần áo đủ ấm trong mùa đông. (ảnh minh họa)
Mặc đủ ấm
Không mặc quần áo đủ ấm trong mùa đông cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh. Thế nhưng, nếu bạn mặc quá nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều cũng không tốt. Vì thế thai phụ nên lựa chọn loại vải có chất liệu hút ẩm, mềm và nhẹ. Kèm theo quần áo là các phụ kiện khác như bông đeo tai, găng tay, tất chân... khi đi ra ngoài.
Bổ sung vitamin C
Thời tiết lạnh, bạn nên bổ sung thêm vào cơ thể các loại nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa nhiễm cảm lạnh.
Bổ sung vitamin D
Việc hấp thụ vitamin D trong mùa đông là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Mùa đông, ánh nắng hấp thụ hàng ngày sẽ ít hơn vào mùa hè, sẽ làm chậm lại quá trình tổng hợp vitamin D. Do đó để có đủ vitamin D bà bầu nên chịu khó đi ra ngoài phơi nắng thường xuyên trong ngày. Vitamin D giúp tăng cường xương và răng cho thai nhi.
Tránh tiếp xúc nơi đông người
Tránh tiếp xúc nơi đông người là cánh đơn giản nhất để tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm - để không bị nhiễm virus cảm lạnh. Bà bầu rất dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nên khi ra ngoài đường mùa lạnh, bạn nên trang bị đầy đủ khẩu trang và đội mũ áo cẩn thận.
Theo Khampha
Bầu bí nguy hiểm rình rập! Sảy thai, sinh non, tiểu đường thai kỳ... là những biến chứng nguy hiểm luôn rình rập mẹ bầu. Trong 9 tháng mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi và những thay đổi đó có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm. Mẹ bầu cần chú ý đến những biến chứng này để phòng ngừa những rủi...