Bún Xiêm Lo – món ăn lạ tai khiến thực khách mê mẩn
Món bún có nguồn gốc từ Campuchia khiến nhiều thực khách mỗi khi có dịp ghé đến Long An, An Giang đều phải thưởng thức hương vị của nó.
Chỉ có mặt ở các hàng vỉa hè hoặc các quán ăn bình dân nhưng bún Xiêm Lo là thức ăn đặc sản nổi tiếng của miệt Mộc Hóa, Kiến Tường, Vĩnh Hưng tỉnh Long An và một số địa phương khác giáp biên giới Tây Nam nước ta.
Xiêm Lo vốn là món ăn quen thuộc của người Khmer, lúc ban đầu, món ăn này không được ưa chuông vì chỉ là món ăn bình dân từ cách chế biến đơn giản gồm nước lèo nấu từ cá lóc, chan vào bún Miên sợi, ăn cùng muối ớt. Song từ hơn 10 năm trở lại đây, bún Xiêm Lo được nhiều người Việt chế tác thành món cao cấp hơn dù vẫn trên nền công thức cốt lõi là cá lóc.
Để có nước lèo ngon, người nấu chọn cá lóc con to, cắt phần đầu cá mang đi luộc, phần thịt cá quết làm chả, rồi vo thành viên tròn hoặc vuông to bằng đầu ngón tay. Tất cả được nấu trong nước có củ nghệ tương băm nhuyễn, nước mắm, muối, bột ngọt.
Nước lèo được nấu từ cá lóc tạo ra hương vị ngọt đậm đà cho món bún
Người Khmer không dùng thịt heo để hầm nước lèo nên phần nước lèo có mùi thơm đặc trưng của cá lóc và nghệ tươi cùng vị ngọt tự nhiên từ cá. So với cách nấu cũ, ngoài chả cá lóc nghệ tươi, bún Xiêm Lo tại các tỉnh miền Tây còn được tăng cường thêm ít da lợn luộc cắt miếng vuông.
Bún ăn với nước lèo là loại bún Miên, sợi nhuyễn, dài và dai. Bún được cho vào tô, chế nước lèo ngập mặt, cho vào ít chả cá lóc, mớ da heo luộc và đầu cá. Khách có thể giảm bớt các món ăn kèm tùy theo sở thích.
Video đang HOT
Thưởng thức món bún Xiêm Lo cùng đĩa rau đầy ụ và nước chấm muối ớt hấp dẫn
Bún Xiêm Lo không thể thiếu cây kèo nèo hay còn gọi là nê thảo, tai tượng, loại cây sống tại vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long có thân gần giống với lục bình. Thân kèo nèo có vị ngọt pha chát và hơi đắng, có thể ăn sống hoặc nấu canh. Vị của kèo nèo đặc biệt hợp với hương cá lóc, nghệ tươi trong nước lèo bún Xiêm Lo.
Người Khmer ít ăn nước mắm nên muối ớt trở thành món chấm chính của nhiều loại thức ăn, trong đó của bún Xiêm Lo. Khi tô bún nóng hổi đã lên tô, người ăn mặn có thể nêm thêm tí muối ớt, hoặc cũng có thể dùng để chấm với da heo hoặc đầu cá.
Vẻ hấp dẫn khó cưỡng của món bún đặc sản Hải Phòng mà 10 người thử, 9 người mê
Cùng với bánh đa cua, nem cua bể..., bún cá cay chính là những món ăn góp phần làm tăng thêm sự lôi cuốn ở 'thành phố hoa phượng đỏ'.
Hải Phòng không chỉ gây choáng ngợp với những địa điểm du lịch hùng vĩ, tươi đẹp mà còn lôi cuốn bởi danh sách những món ăn đậm đà, mang hương vị riêng chỉ có thể tìm thấy ở thành phố Cảng. Và bún cá cay chính là một trong những cái tên "gây thương nhớ" khiến du khách mỗi lần đặt chân đến Hải Phòng đều phải tìm đến để thưởng thức cho bằng được.
Một trong những món ăn góp phần làm nên tên tuổi ẩm thực Hải Phòng chắc chắn không thể thiếu bún cá cay. (Ảnh: cope.awnhang)
Đã là bún cá thì tất nhiên mọi tinh hoa của món ăn sẽ tập trung vào chất lượng của loại cá được sử dụng. Để có được tô bún cá cay thơm ngon đúng vị, việc tuyển chọn nguyên liệu và làm thịt cá cần được thực hiện khá công phu.
Người bán thường sẽ chọn cá trắm đồng, cá basa rồi lọc xương lấy phần thịt riêng, ướp cùng gia vị cho thấm đều rồi đem chiên đến khi lên màu vàng ươm là đạt. Đặc biệt, trong thành phần ướp cá không thể thiếu nghệ, đây chính là thứ sẽ góp phần giúp miếng cá chiên được phủ màu vàng bắt mắt hơn.
Những miếng cá được chiên hoàn hảo với màu sắc bắt mắt. (Ảnh: eatingwithchangchang)
Phần quan trọng không kém của bất kỳ tô bún nào chính là nước dùng. Đối với bún cá cay, vị thanh ngọt của nước dùng sẽ được tạo nên bởi đầu cá, xương cá, xương heo đun liu riu trên bếp.
Thành phẩm một tô bún cá cay đến tay thực khách phải có được sắc bún trắng tinh ngập trong lớp nước dùng bốc khói nóng hổi, với điểm nhấn bên trên là những miếng thịt cá chiên vàng ươm, và một nguyên liệu không kém phần quan trọng khác chính là sắc xanh thanh mát của dọc mùng.
Nước dùng của bún cá cay được ninh từ xương cá, đầu cá và xương heo. (Ảnh: vuhangthu.oct)
Một điểm nhận diện khác ở món ăn nức tiếng đất Hải Phòng này đó là người bán sẽ kết hợp rau dọc mùng để ăn kèm bên cạnh rau sống, rau thơm. Cái giòn giòn, sật sật trong những lát dọc mùng được thêm vào xen kẽ với các miếng thịt cá tạo nên sức hấp dẫn riêng của món bún cá cay không lẫn vào đâu được.
Dọc mùng là thành phần quan trọng không kém để tạo nên một tô bún cá cay. (Ảnh: toccvangg)
Ngoài ra, nhiều quán ăn ở Hải Phòng sẽ sử dụng nước me thay cho giấm bỗng. Vị chua chua thoang thoảng mùi me quyện cùng cái thanh ngọt trong nước dùng, cộng hưởng với chút cay đến từ ớt tươi là những gì mà thực khách được trải nghiệm trong từng thìa nước dùng của món bún này.
Đến Hải Phòng mà bỏ qua việc nếm thử hương vị của bún cá cay thì quả là đáng tiếc. (Ảnh: yourtastemate)
Nhiều người bảo rằng bún cá cay là lựa chọn lý tưởng cho những ngày se lạnh, nhưng với những ai đã trót phải lòng hương vị đậm đà trong từng miếng cá chiên thơm lừng của tô bún này, đều sẽ đồng tình rằng bún cá cay tuyệt vời nhất khi được ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, thời khắc nào trong ngày.
Chỉ cần mang theo một cái bụng còn chỗ trống, những tô bún cá cay thơm lừng được chế biến hoàn hảo qua bàn tay của cô chủ quán chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất.
7 món bún miền Tây tên nghe "lạ hoắc" nhưng vị siêu ngon: Toàn những đặc sản với cách chế biến có 1-0-2 Không chỉ có tên lạ lẫm và gây tò mò, các món bún của miền Tây còn mang hương vị hết sức đặc biệt. Có thể nói, các món bún chính là đại diện tiêu biểu cho sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam. Chỉ cần đếm "sương sương" từ Bắc vào Nam thôi là có đến hàng chục hàng trăm món...