Bún ngô Cao Bằng
Cao Bằng có một thứ đặc sản mà đi khắp các tỉnh miền núi khó mà tìm thấy: bún ngô.
Món bún vừa ngon ngọt ở đầu lưỡi, vừa thơm thơm lại vừa bắt mắt vì cái màu vàng ngậy, ngay sau khi làm xong có thể để bún ngô tươi trên lá chuối xanh thưởng thức ngay tại nơi luộc bún ngô…
Như tên gọi, bún được làm từ ngô, mà phải là ngô của vùng núi Cao Bằng mới cho cọng bún dai, giòn và khi ăn mới có cảm giác ngọt ngào. Bún ngô khi mới làm xong được “bắt” thành từng khoanh tròn để lên lá chuối xanh, song đó là để cho những người thưởng thức ngay tại nơi sản xuất bún ngô. Còn để chuyển đi các tỉnh xa, bún ngô được cắt thành những sợi dài, phơi đủ nắng, đóng thành những bó bún ngô khô.
Bún ngô ăn với nước chấm gì cũng ngon. Có người ăn với nước mắm cốt. Có người chan với nước mắm pha chanh, dầm ớt đỏ rực để rồi vừa hít hà, vừa tận hưởng cái vị ngọt của bún, của mắm. Người ăn chay lại ăn bún với xì dầu hoặc xào chung với nhiều thứ khác thành một món ăn thập cẩm mà trong đó bún vẫn là chủ đạo.
Các công đoạn làm bún ngô thật công phu. Hạt ngô khô được bỏ vào cối đá trộn với một ít thóc nếp, giã cho nát rồi sàng lấy “kiều ngựa” (phần gạo ngô), loại bỏ mày ngô và cám trong phần thóc nếp. “Kiều ngựa” sau khi được đãi sạch, đem ngâm trong nước đúng một giờ (mùa lạnh thì chừng 30 phút, nếu sớm hoặc trễ thì bún sẽ sượng) rồi vớt ra, mang ủ trong thúng một ngày đêm. “Kiều ngựa” ủ xong được cho lên nia, phun nước giữ ẩm, rồi để ba ngày sau lại đem ngâm nước thêm một ngày nữa để loại bỏ mùi chua hăng trước khi được đem vào cối giã nhuyễn thành bột. Bột ngô được bỏ vào túi vải, nén thành cục rồi cắt ra, cho vào nước sôi “luộc tái” chừng 15 phút trước khi được quết nhuyễn lần cuối cùng trong cối đá; sau đó bỏ vào thau nhồi với nước ấm. Khi nước ùng ục sôi, cho bột vào khuôn vải có lỗ tròn, nặn chặt tay để bột chảy thành cọng vào nước sôi. Bún chín, nổi lên mặt nước thì vớt ra, “bắt” thành những khoanh tròn trên nền lá chuối xanh để ăn ngay, hoặc để dài thành sợi phơi khô.
Ai đã ăn bún ngô nhà em sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị của bún ngô được làm thủ công bằng tay, chắc chắn sau này sẽ có nhiều gia đình khác sẽ làm bún ngô, nhưng có lẽ bún ngô nhà em được làm hoàn toàn thủ công sẽ khác với bún ngô được làm trên các dây truyền công nghiệp.
Nếu ai chưa thử hãy nhanh tay đặt bún ngô để thưởng thức hương vị của nó nha.
Video đang HOT
Đế làm ra món bún ngô cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Ngô tẻ
- Máy xay ngô, hoặc cối giã ngô
- Dụng cụ ép sợi bún
Ngô tẻ, chon những hạt ngô chắc mẩy, vàng óng – nguyên liệu để làm món bún ngô.
Quy trình để làm ra được món bún ngô như sau:
Bước 1: Trước tiên là khâu giã ngô. Một mẻ vừa cối chừng 5 kg ngô hạt khô được giã chung với thóc nếp. Vừa giã vừa sàng sảy sao cho ngô nát đều, thành những hạt nhỏ được gọi là gạo ngô.
Bước 2: Sàng loại bỏ cám mày, sau đó đem gạo ngô ngâm nước trong 30 phút, rồi vớt ra ủ một ngày một đêm cho lên men chua.
Bước 3: Gạo ngô sau khi ủ được cho ra nia phun nước giữ ẩm, để ba ngày sau mới đem ngâm nước thêm một ngày để loại mùi chua trước khi đưa vào cối quết thành bột.
Bước 4: Khi đó bột ngô được nén thành khối rồi cắt ra luộc lại khoảng 15 phút, sau đó cho vào cối giã nát lần cuối.
Bước 5: Thêm một lần nhồi bột lại với nước ấm, đưa qua máy đùn sợi, sợi bún rớt xuống nồi nước sôi đến khi chín thì nổi lên mặt nước và nhanh tay vớt ra bắt thành lọn. Thành phẩm là sợi bún màu vàng tươi, mềm mại, khi ăn có vị ngọt vừa đủ, thường được chế biến thành bún ngô giò heo, bún ngô xào lòng lợn hay bún ngô ăn cùng canh riêu cua, canh riêu cá…
Như vậy là bạn đã hình dung ra các công đoạn làm món bún ngô độc đáo của người Dao Cao Bằng quê tớ rồi đấy. Nhìn sợi bún màu vàng tươi bắt mắt khiến thực khách không khỏi tò mò về món ăn. Từng sợi bún mềm dai, có vị ngọt thanh của ngô cùng hương thơm độc đáo, dù được chế biến theo món ăn nào thì vẫn dậy đúng hương vị đặc trưng của bún ngô – đặc sản chỉ riêng ở Cao Bằng. Các bạn nên thưởng thức một lần món bún ngô quê tớ nha!
Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn là một trong những món ăn phổ biến nhất ở cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, ai từng một lần tới mảnh đất Cao Bằng, ắt hẳn không thể quên hương vị của món bánh cuốn nơi đây.
Bánh cuốn Cao Bằng có hương vị rất riêng, cách làm và cách thưởng thức cũng nhẹ nhàng, bình dị gần gũi với cuộc sống của người dân miền núi.
Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác. Để làm được bánh cuốn, khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu chính, đó là gạo. Nếu gạo không ngon, bánh sẽ không trắng, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Quá trình chọn gạo quyết định mùi vị đặc biệt đó đòi hỏi sự lão luyện của những bậc thầy và công phu hiểu biết của những người làm nghề. Những người bà, mẹ, chị người Cao Bằng đều thạo việc chọn gạo. Thú vị là do đặc thù địa hình và thời tiết, gạo Cao Bằng ngon, bùi, tương đối dễ chọn lựa.
Gạo đem về ngâm, vo sạch rồi đem xay ướt; trước đây, phải xay bằng cối đá, xay tay nhưng hiện nay phần lớn là xay bằng máy. Bột nước xay xong phải sánh, dẻo, không được đặc quá và cũng không loãng đảm bảo bánh vừa dai và mềm. Bột bánh ăn không thấy vị chua vì người ta chỉ dùng bột gạo xay nhuyễn bằng cối xay tay, không cho thêm bất cứ phụ gia gì, cái độc đáo là ở chỗ đó.
Bánh cuốn nóng Cao Bằng (Ảnh: TL)
Bánh cuốn Cao Bằng vốn là thứ quà sáng nên từ 4 - 5 giờ sáng, các hàng làm bánh cuốn đã mở cửa, nhóm lò, bày biện chuẩn bị đón khách. Bên bếp lò đỏ rực, nồi nước bắt đầu sôi, người bán mở vung nồi, nhanh tay múc một muôi bột tráng đều lên mặt khuôn rồi đậy vung lại, khoảng 2 phút mở vung ra, khói bay nghi ngút, dùng thanh tre mỏng khéo léo lấy bánh lên khỏi khuôn bỏ lên mâm, rồi lại múc một muôi bột đổ lên khuôn. Bánh trên mâm được rải đều một lớp thịt bên trong và cuốn lại cho ra đĩa.
Ngon và hấp dẫn hơn cả là bánh cuốn trứng, khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách. Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.
Ngon và hấp dẫn hơn cả là bánh cuốn trứng (Ảnh: TL)
Bánh cuốn ngon có một phần chính yếu ở nồi nước dùng. Điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong, cuốn lại gọn và đẹp mắt, không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây. Bát nước canh múc ra cho thêm một thìa thịt băm, tiêu và thêm một ít rau mùi, hành; tùy theo khẩu vị, người ăn có thể cho thêm ớt ngâm mắc mật, mắm, chanh... sau đó thả bánh vào ăn nóng.
Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắc mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắc mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua... hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.
Ở Cao Bằng, bánh cuốn là hàng quà phổ biến đến mức, ra đường bất cứ giờ nào trong ngày cũng đều thấy bánh cuốn, đặc biệt là buổi sáng. (Ảnh: TL)
Đặc biệt, khi thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng không được vội, người tráng bánh tay thoăn thoắt phục vụ từ 3 - 4 khách một lúc, nhưng người ăn thì cứ từ từ, một phần do nước canh nóng, phần thì chờ đến lượt. Khách đến trước ăn trước, khách đến sau ăn sau; nếu có trẻ nhỏ thì nhường cho ăn trước. Không có khách, người bán rút củi bớt khỏi lò, không tráng vì bánh cuốn phải ăn nóng mới ngon. Có người thích xắn miếng ngay trong đĩa, thả dần vào canh ăn như bánh cuốn chấm dưới xuôi, thường người ta thả bánh cuốn ăn ngay trong bát, có thể dùng thìa ăn, hoặc gắp bằng đũa; có người lại thích ăn bánh không có nhân thịt..
Ở Cao Bằng, bánh cuốn là hàng quà phổ biến đến mức, ra đường bất cứ giờ nào trong ngày cũng đều thấy bánh cuốn, đặc biệt là buổi sáng. Vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn. Hầu như ai cũng ăn sáng bằng bánh cuốn, từ con nít, người trẻ đến người già. Những hàng bánh cuốn ở Cao Bằng thường "quảng cáo" bằng một cái bảng gỗ sơ sài "Bánh cuốn" và bạn sẽ tìm mỏi mắt không thấy cô hàng bán bánh ngồi ở đâu. Thì ra, khác với thành phố, hàng bánh ở đây nằm hẳn trong nhà, cô bán hàng ngồi cạnh cái nồi đổ bánh, gia vị, giò chả, chén đũa bày trên một cái bàn dài bằng gỗ, xung quanh kê một, hai cái ghế băng thấp thấp, thực khách cứ thế xì xụp vừa thổi vừa ăn.
Dẫu không phải là một miền đất có nền văn hóa ẩm thực cầu kỳ và nổi tiếng, Cao Bằng vẫn mang trong mình những nét riêng, tuy nhỏ bé giản đơn nhưng cũng thật độc đáo và riêng biệt. Và món bánh cuốn nóng chính là một trong những nét độc đáo chỉ riêng có ở Cao Bằng. Nếu có dịp đến đây, đừng quên thưởng thức một lần bạn nhé!
Lê Thành Hợp
Cao Bằng: Độc đáo những món ẩm thực từ ngô của người Mông Đối với đồng bào vùng cao, ngô là cây lương thực chính. Từ hạt ngô, người Mông đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo với hương vị đậm đà, khó quên. Mèn mén là món ăn chính hằng ngày của người Mông. Là một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất, được coi như đặc sản trong văn...