Bún mọc dọc mùng – thức quà sáng dân dã được lòng người Hà thành
Tô bún mọc dọc mùng không chỉ đơn giản là bún và mọc mà còn có sự biến tấu đa dạng theo nhu cầu của thực khách như bún sườn mọc, bún lưỡi mọc, bún mọc tiết…
Bún mọc dọc mùng được coi là món quà sáng dân dã ở Hà Nội (Ảnh: Má Lúm).
Cái tên bún mọc xuất phát từ nguyên liệu là viên thịt xay trong tô bún, trước đây nổi tiếng nhất ở làng Mọc (Nhân Chính, Hà Nội). Đến nay, tô bún mọc không chỉ đơn giản là bún và mọc mà còn có sự biến tấu đa dạng theo nhu cầu của thực khách như bún sườn mọc, bún lưỡi mọc, bún mọc tiết…
Nồi nước dùng ngon là từ xương ninh kỹ, có thả thêm hành khô đã nướng cháy vỏ, sườn non để thêm ngọt. Trong lúc ninh xương, người nấu thường xuyên dùng muôi hớt váng bọt nổi lên, để nước dùng có độ trong.
Gia vị nêm vào nồi sẽ là muối, đường, muỗng dấm, chút rượu trắng, cà chua. Mọc là thịt lợn loại ngon, xay cùng nấm hương đã thái nhuyễn, rồi vo thành những viên nhỏ. Mọc cho vào nồi nước dùng đang sôi, đến khi nổi lên là đã chín, vớt ra bát để riêng.
Dọc mùng được tước sạch, cắt khúc vừa ăn, bóp với muối hạt và dấm gạo, rửa lại nhiều lần với nước cho hết vị mặn và vắt thật khô, rồi cho vào nồi nước sôi có bỏ 3 thìa dấm để trần, như vậy khi ăn sẽ không bị ngứa. Khi nước dùng sôi đều sẽ thả dọc mùng vào chờ sôi lại và chín tái.
Video đang HOT
Khách gọi món, người bán hàng trần những sợi bún trắng, cho vào bát, chan nước dùng có đủ cà chua và dọc mùng, thêm những viên mọc và vài lát thịt chân giò, trên cùng rắc hành lá thái nhỏ. Để tô bún hấp dẫn thêm, thực khách có thể cho thêm gia vị, chanh, ớt.
Mọc, dọc mùng và sườn là thành phần của món bún mọc truyền thống, là món ngon Hà Nội bạn nên thử. (Ảnh: bepgiadinh).
Ở Hà Nội, không khó để thưởng thức bún mọc buổi sáng ở các chợ nhỏ và lớn, hoặc các quán hàng đông khách bán đến tận chiều. Các quán nổi tiếng ở Bát Đàn, ngõ Thái Lợi (Bạch Mai), Đào Duy Từ, Hàng Lược, Hàng Trống… với giá từ 25.000 đồng một tô.
Thưởng thức món ngon Nam Bộ giữa mùa hè Hà Nội
Hà Thành ngày nắng nóng, một lúc nào đó dầm mình trong cái oi ả gay gắt, người con Sài Thành xa xứ bỗng buột miệng thốt lên: "Nóng như Sài Gòn vậy".
Thời tiết vừa khéo khiến người ta thèm í ới đám bạn hữu, làm một chầu lai rai trong buổi chiều nắng muộn màng, kể về Sài Thành, nhâm nhi những món ăn Sài Thành, ở một không gian Sài Thành thứ thiệt. Những người "thân Kẻ Chợ nhưng hồn nơi Chợ Lớn" bảo nhau: Cứ tới nhà hàng Món Ngon Sài Thành tại Huỳnh Thúc Kháng là bắt gặp Sài Gòn thứ thiệt.
Bước vào không gian đậm chất Sài Thành đầy quyến rũ và phóng khoáng với ba tầng thiết kế sống động như những con hẻm quanh co, ngoằn ngoèo khu Chợ Lớn, Dân Sinh, còn chờ gì nữa mà không lật ngay cuốn menu với hương vị Sài Gòn đang chờ đón. Phục vụ hơn 100 món ăn đậm chất Nam Bộ, nhà hàng Món ngon Sài Thành "chịu chơi" nhập nguyên liệu và đồ gia giảm từ miền Nam mỗi ngày bằng đường máy bay để đảm bảo vị tươi ngon. Nguyên liệu đã sẵn, hương vị miền Nam đặc trưng lại được biến hóa và tái hiện qua bàn tay của chuyên gia ẩm thực miền Nam - cô Lê Thị Kim Chi, con gái má Sáu Cây dừa - cây đại thụ của ẩm thực Nam Bộ. Bởi vậy, nói rằng nơi đậm chất Sài Thành nhất trong nhà hàng này là căn bếp cũng chẳng ngoa.
Bắt đầu một chầu lai rai, thử tưởng tượng mình đang ở giữa ngày hạ nóng bỏng của Sài Gòn bằng việc khai vị với một món ăn thanh mát: Gỏi gà lá cóc.
Trái cóc xanh sần sùi chẻ miếng dầm muối ớt chẳng xa lạ gì ở Hà Thành, nhưng chắc rằng chẳng mấy người biết được lá của loại trái ấy cũng là một thứ rau thú vị thường dùng trong ẩm thực Nam Bộ. Người miền Nam nấu canh chua lá cóc, trộn lá cóc với thịt gà thành món gỏi tuyệt vời cho ngày nắng nóng. Ngon đến nỗi người mới ăn phải ngớ ra: Hóa ra cây trái xung quanh ta còn lắm điều kỳ diệu.
Nguyên liệu cho món ăn ngon lành này đơn giản lắm: miếng ức gà đầy đặn để lát nữa xé phay, mớ lá cóc không non, không già ngửi thoáng qua đã thấy vị chua rôn rốt. Hai thức ấy xoắn xuýt vào nhau trong loại nước trộn gỏi chua cay mặn ngọt pha chế theo một công thức bí mật nào đó của người đầu bếp, sẽ biến hóa hai nguyên liệu giản đơn thành món ăn tuyệt cú. Khi ăn, cứ gắp một miếng thịt gà lại nhón thêm vài lá cóc ngấm đẫm gia vị. Lai rai, nhấm nháp,thịt gà thơm ngọt quyện với lá cóc chua rôn rốt khiến cả mùa hè dường như cũng mát lành theo. Ta cứ ngỡ như bà má hiền hậu nào đó vừa nói cười rổn rảng, vừa bứt vội mớ lá cóc xanh mởn, xé vội miếng thịt gà trắng ngần trộn gỏi mời ta trong bữa cơm gia đình đầm ấm. Khám phá Sài Gòn đâu cứ bằng sơn hào hải vị, Sài Gòn giản dị và gần gũi bằng những món ăn dân dã vậy thôi.
Ăn xong món phụ, kế đến là "sân khấu" của món chính trong bữa nhậu. Trời nắng nóng, còn gì hơn là một gói thanh tao trong có cá thơm, rau ngọt mát rười rượi. Chẳng hẹn mà gặp, tất cả cùng đồng thanh gọi tên món Cá điêu hồng chiên xù cuốn bánh tráng.
Món cá điêu hồng chiên xù được nhân viên nhà hàng Món ngon Sài Thành dọn ra trên bàn của thực khách là loại cá điêu hồng tươi rói, vảy mịn, nổi sắc đỏ tươi óng ánh. Không gia vị cầu kỳ, người đầu bếp khéo tay chỉ cần ướp cá với một thìa muối tinh để món cá chiên xong sẽ đậm đà, thơm ngọt. Vậy là xong, cá dọn lên bàn cùng lá tía tô, rau húng thơm, dưa chuột chẻ, dứa vàng, chuối chát. Món ăn giản đơn như chính tính cách phóng khoáng của người Sài Gòn vậy.Nhưng cứ thử đi: gỡ cá, cuốn rau, chấm mắm tỏi ớt chua chua ngọt ngọt, đưa lên miệng, mới thấy sự giản đơn ấy đủ khiến ta hồn xiêu phách lạc. Giữa lòng Hà Nội, khoan khoái thưởng thức món ăn mát ruột mà lòng nhớ về Sài Gòn nhiều nắng.
Nếu ai không ưa cá, thì đây, trong thực đơn ăn chơi của dân Sài Gòn thứ thiệt còn một món ngon nức tiếng: Gà nướng đất sét miền Tây. Món ăn này còn được gọi tên vui là "gà ăn mày" theo tích xưa, nhưng thưởng thức rồi mới thấy vị ngon xếp hàng vương giả. Chẳng mấy nhà hàng ở Hà Nội có món Gà nướng đất sét miền Tây trong menu, bởi nếu có cũng đâu dễ làm ra hương vị Nam Bộ đặc trưng trong đó.
Gà để nướng chọn loại gà thả vườn quen bới đất, đào giun để thịt săn chắc và thơm ngon. Lá chanh tươi dầm trong bát gia vị gồm nước mắm ngon, muối, hạt tiêu, gừng đập dập, dầu ăn sẽ được nhồi vào bụng gà, trước khi lớp da gà đã được xoa ngấm đều gia vị. Lúc bấy giờ, khéo léo "mặc" cho chú gà mấy lớp áo trước khi cho vào bếp nướng: một lớp lá chuối tươi, một lớp giấy bạc, ngoài cùng là đất sét trắng dẻo "nhốt" kín chú gà ở bên trong. Bọc đất sét được nướng trên than hoa cho đến khi chọc đầu que vào không còn dính đất là gà đã chín.
Giây phút "trọng đại" nhất của món ăn này, có lẽ là giây phút bọc đất sét nóng hổi được đập vỡ, xé lớp giấy bạc, sau lần lá chuối bốc khói là lớp da gà vàng ươm ứa mùi thơm nức nở. Đừng e dè, bởi món gà nướng đất phải dùng tay xé mới thực sự là khoái trá. Sau lớp da vàng mượt, từng thớ thịt săn chắc đậm đà ngấm mùi thơm của lá chuối tươi và đượm hương chanh tươi mát. Tay xé, miệng nhai, đĩa gà nóng hổi thơm lừng cứ dần vơi trong buổi lai rai.
Đâu cần phải đặt vé máy bay bay vù vào Sài Gòn mới được thưởng thức hương vị miền Nam đích thực, nhà hàng Món ngon Sài Thành dành tặng ưu đãi giảm 15% đến hết ngày 30.6 cho ba món ăn miền Nam quen thuộc: Gỏi gà lá cóc, Gà nướng đất sét miền Tây, Cá điêu hồng chiên xù cuốn bánh tráng. Trong tiết trời tháng 6 khi mùa hạ đã về, nhớ Sài Thành, thèm một chút Sài Thành giữa lòng Hà Nội, hương vị thơm ngon của những món ăn Nam Bộ sẽ luôn được dọn sẵn chờ đón bạn.
Sứa đỏ - món ăn chơi nổi tiếng cầu kỳ ở đất Hà thành Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới. Đây là món ăn cầu kỳ ở đất Hà thành. Có xuất xứ từ vùng đất Hải Phòng nhưng từ lâu món sửa đỏ đã trở thành món ăn...