Bún đỏ Buôn Ma Thuột
Đến Buôn Ma Thuột, nếu muốn tìm ăn những món đặc sản, bạn sẽ được nhận ngay một danh sách dài, trong đó không thể thiếu bún đỏ – một món ăn đường phố rất giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn.
Tên gọi món bún lạ này bắt nguồn từ màu sắc của nó. Thoạt nhìn, tô bún đỏ giống như bún riêu hay canh bún thường bán ở Sài Gòn, nhưng nếu nếm thử, bạn sẽ nhận ra hương vị khác hẳn.
Không biết bún đỏ xuất hiện ở Buôn Ma Thuột từ khi nào, nhưng có lẽ vốn là vùng đất “mới” với sự giao thoa về văn hóa của cả ba miền, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung, nên món ăn ở đây cũng được biến tấu, gia giảm nguyên liệu cho phù hợp, để hình thành nên món bún đỏ lạ mắt lạ miệng này.
Không quá cầu kỳ, nước dùng bún đỏ được nấu từ xương như hầu hết các loại bún. Vị nước ngọt thanh nhờ xương được ninh kỹ. Điểm nhấn của tô bún chính là những sợi bún màu đỏ cỡ như chiếc đũa, tựa như bánh canh, giòn dai. Để cọng bún mềm và ngấm gia vị, người ta nấu bún trong nồi nước dùng có pha màu hạt điều khoảng dăm bảy phút, đến khi cọng bún vừa nở mềm, chuyển từ màu trắng sang đỏ là được.
Video đang HOT
Nổi bật trên tô bún là những viên nhân, còn gọi là chả viên, được làm từ thịt ba chỉ xay nhuyễn, trộn với tôm khô băm nhỏ, thêm trứng vịt và hành củ băm, đặc biệt không thể thiếu tiêu với mùi thơm cay nhẹ. Khi xương mềm, cho nhân vào nấu, đợi nhân chín nổi lên, cho trứng cút luộc bóc vỏ vào, vậy là đã có nồi nước dùng bún đỏ, bắt chước món này một tí, món kia một tí nhưng lại đầy sáng tạo, mang một dấu ấn rất riêng không lẫn vào đâu được của vùng đất cao nguyên này.
Rau ăn kèm không phải là rau thơm giá sống như thường thấy ở những loại bún khác, mà là rau đã chần sơ như giá, cải ngọt và đặc biệt là rau cần nước, món rau hăng hăng nhưng khá hài hòa với hương vị của bún. Phụ gia đi kèm còn có tóp mỡ, hành tím phi thơm lừng vô cùng hấp dẫn, đủ để kích thích vị giác thực khách.
Lạ một điều, muốn thưởng thức bún đỏ ở Buôn Ma Thuột phải canh giờ chiều, tầm 15-16g đến tối, vì món này không ai bán vào buổi sáng.
Thực khách ở TP.HCM có thể đến quán cà phê Eka dưới chân cầu Bình Lợi, đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức để thử hương vị một lần cho biết.
Bánh canh bột xắt làm tại chỗ
Đăk Lăk Người bán dùng dao xắt từng sợi bánh canh bột lọc vào nồi nước sôi, nấu chín, chan nước lèo cho khách thưởng thức.
Bánh canh bột lọc là một trong những món phổ biến khắp cả nước với nhiều biến thể. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, sợi bánh canh được chế biến bằng cách xắt tại chỗ nên nhiều người còn gọi đây là "bánh canh bột xắt" để phân biệt với cách làm bánh canh thông thường. Thực khách có thể xem toàn bộ quá trình.
Bát bánh canh bột xắt.
Muốn làm được sợi bánh canh bột xắt chuẩn kiểu Buôn Ma Thuột, người bán phải chọn đúng loại gạo ngon của vùng Tây Nguyên, ngâm trong nhiều giờ, xay nhuyễn, lọc lấy phần tinh bột mịn. Tiếp đến là khâu nhào bột. Bột gạo trộn thêm một ít bột mì, bột lọc tạo độ dai, mềm đặc trưng, sau đó nhào đều, chia từng miếng nhỏ, cán mỏng bằng một chiếc ống kim loại.
Cán xong, người bán để nguyên phần bột bánh dính vào ống kim loại. Mỗi ống vừa đủ cho một tô bánh canh. Khi có người gọi món, người bán mới lấy một ống bột, nhanh tay dùng dao xắt thoăn thoắt vào nồi nước sôi, luộc tới khi sợi bánh canh từ đục chuyển sang hơi trong là đạt. Sợi bánh canh bột xắt không đều, to nhỏ khác nhau, kích thước lớn hơn cọng bún một chút. Nhiều người nhận xét sợi bánh dẻo, thơm, không quá dai mà cũng không quá mềm. Đặc biệt, bánh không bị dính thành chùm, rất dễ ăn.
Bột bánh cán sẵn, để lâu nhưng không bị cứng, tới khi xắt ra, luộc chín ăn vẫn ngon. Bánh canh bột lọc thường ăn với nước lèo nấu bằng cá lóc, vị đậm đà, ngọt nước và ít dầu mỡ. Thịt cá luộc chín, nêm nếm gia vị vừa miệng, không bị bở. Sợi bánh canh dẻo ngập trong nước lèo, quyện cùng gia vị thơm. Một chút tiêu và hành ngò giúp bát bánh canh dấp dẫn hơn.
Bánh canh cá lóc thích hợp ăn kèm đĩa rau đắng sống để trung hòa hương vị. Thực khách vắt thêm lát chanh, nêm muỗng ớt nếu ưa vị chua cay. Vài nơi bán thêm chả cá dai sần sật nhai vui miệng. Bánh canh bột lọc ở Buôn Ma Thuột có giá bình dân, khoảng 20.000 - 35.000 đồng một phần, tùy nơi. Món này phải ăn nóng mới ngon. Để lâu sợi bánh canh bị nở ra, ăn nhanh ngấy.
Phần bánh canh bột lọc cá lóc giá 25.000 đồng, trên đường Phạm Văn Đồng, TP Buôn Ma Thuột.
Cách làm 4 món bún ngon dễ ăn cho ngày ngán cơm Trong ẩm thực Việt Nam thì các món bún được mọi người yêu thích không chỉ bởi sự hấp dẫn khi được kết hợp bởi nhiều loại nguyên liệu khác nhau mà còn nhờ tính tiện dụng, có thể thưởng thức vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Bạn có thể học cách nấu các món bún ngon để tạo sự phong...