Bún bò Huế và người xứ Huế
Nếu bạn ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… thì việc thưởng thức bún bò Huế do những người Huế xa xứ nấu, hình như vẫn còn thiếu một vị gì đó?!
Cô tôi – người “các Mệ” trước đây một năm nay đã 84 tuổi, Việt kiều ở Pháp – giải thích: “Thiếu vị gì con biết không? Thiếu vị… quê hương!!!”.
Với khách
Nấu một nồi bún ngon theo cách của người Huế là cả một quá trình chiêm nghiệm, tìm tòi của “người xưa”. Bún thì sợi phải mềm và dai, ướt, ngọt. Những quán bún nổi tiếng ở Huế không tự mình làm bún mà họ phải mua ở làng Vân Cù, Bao Vinh – hai làng chuyên làm bún cách Huế từ 2 – 10 km. Ngoài sợi bún, bí quyết nhà nghề nằm trong kỹ thuật nấu nồi nước xáo.
Ảnh: TL SGTT
Nước bún trong, nếm vào chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm – đạt được hai yêu cầu đó đã là khó, nhưng để cho khách gật gù với món ăn mình đang thưởng thức thì người nấu phải có một bí quyết nêm gia vị, mà cụ thể là nghệ thuật nêm ruốc, vị đặc trưng của bún bò Huế.
Làm sao cho món nước vẫn trong, đậm đà mà không nghe mùi ruốc. O Lẹt – 64 tuổi – bán quán bún ở số 6 Bà Triệu – người đã có hơn 20 năm trong nghề bán bún, “bật mí”: “Phải là ruốc Thuận An, hoà vào trong một xoong nước riêng, nấu sôi, vớt sạch bọt, để thật nguội, chỉ lấy lớp nước trong trên cùng để nấu. Có như vậy mới tránh được hôi ruốc”. Việc chọn thịt để nấu cũng là một khâu quan trọng: thịt phải tươi. Chính vì thế mà những người bán bún ở Huế phải dậy từ 3 giờ sáng đến lò mổ để lấy thịt.
Nhưng không phải “một ngày như một mọi ngày”, với một nồi bún Huế, người nấu phải ý tứ theo mùa. Mùa hè thì vị muối nhạt hơn, bên cạnh bao giờ cũng có đĩa rau sống với giá, bắp chuối sứ, rau thơm, ngò trông vừa mát mắt mà ăn lại đỡ ớn.
Mùa đông Huế đặc biệt với mưa dầm dề, lạnh cắt thịt da, người nấu bún phải chú ý nêm vị đậm hơn; bên cạnh đó, thêm vài tẻ sả vào nồi nước bún, chỉ ngửi mùi thơm của sả thôi đã thấy thêm ấm lòng dù ngoài trời mưa tầm tã. Ngay cả đến chén nước mắm để dùng thêm với bún bò Huế cũng phải chú ý: phải là loại nước mắm cá, vàng hươm, ớt chín đỏ xắt mỏng từng lát dầm nước mắm. Khách muốn ăn cay, dùng thêm lát ớt mỏng, không “nghe” mùi cay nồng của ớt mà chỉ thấy cay với vị ấm, đậm lạ lùng!
Và chủ
Đến Huế, đi bất cứ con đường nào bạn cũng có thể bắt gặp một hoặc vài ba điểm bán bún, có điểm là quán bán trong nhà, nhưng phần lớn bạn sẽ bắt gặp những gánh bún vỉa hè hoặc bán dạo. Chính những gánh bún ấy lại rất đông khách, vì vừa ngon, vừa tiện lợi, mà giá cả hợp với túi tiền “tùng tiệm” nhưng rất sành ăn của người Huế: 2.000đ/tô cho bác xích lô, anh xe thồ; 3.000đ/tô cho chị đi bán hàng sớm hoặc CBNV; 4.000 – 5.000đ/tô cho khách sang hơn và 6.000đ – 9.000đ/tô cho khách sang hơn nữa. Dù khách sang hay nghèo, tất cả đều được phục vụ chu đáo. Cho nên, đến khoảng 9 giờ sáng, nhiều quán bún đã hết sạch.
Đặt chiếc đòn gánh bóng nhẫn lên vai, thêm một đôi gióng mây (nét đặc biệt là gióng mây chứ không phải gióng thép như các cô hàng ở Sài Gòn), các cô hàng bún ở Huế tuy thức khuya dậy sớm, dãi dầu nắng mưa nhưng khi đến hàng cô, bạn vẫn nhận được nụ cười xinh và tiếng “dạ”, không thánh thót như con gái thị thành mà đậm đà “hương đồng gió nội” của làng quê Thuỷ An.
Phần lớn những cô gái bán bún bò gánh ở Huế đều quê ở Thuỷ An (một vùng sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, cách trung tâm thành phố gần 3 km). Ở đây đã hình thành một làng bán bún, mỗi gia đình đều có từ một đến hai gánh bún. Đặc biệt có nhà cả mẹ, con dâu, con gái đều bán bún. Chính nhờ cái gánh bún này mà các cô nuôi sống gia đình; có bà mẹ nuôi năm con ăn học thành tài; có bà chị, mẹ mất sớm nuôi bố và hai em ăn học cũng chỉ nhờ vào một gánh bún!
Đâu chỉ là việc ăn không, món ăn còn gắn liền với văn hoá và lịch sử. Lúc ấy đâu còn là tô bún bò Huếđặc tả nữa, mà lúc ấy bạn đang đối diện tâm sự với cô hàng bún về sông nước Hương Giang, về những cái gì đang tiềm ẩn bên trong con người xứ Huế đấy chứ.
Theo Saigontiepthi
Video đang HOT
20 món ngon đường phố giá dưới 10.000 đồng tại Hà Nội
Những món quà vặt dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các chị em. Thử xem nếu chỉ có 10.000 đồng trong tay, chúng ta có thể thưởng thức được những món ngon đường phố nào tại Hà Nội nhé.
1. Bánh bao chiên
Mỗi chiếc bánh bao chiên nhân thịt có giá từ 4.000-6.000 đồng. Món ăn này rất hợp để nhâm nhi những lúc về chiều. Bánh bao chiên thường được dùng với tương ớt hoặc nước chấm chua ngọt.
2. Thịt xiên nướng
Thịt xiên nướng là món ngon đường phố được nhiều người ưa chuộng. Mỗi xiên thịt có giá 6.000-10.000 đồng. Bạn cũng có thể trả thêm khoảng 2.000 đồng để thưởng thức món bánh mì kẹp thịt xiên ngon lành.
5.000 đồng là mức giá vừa phải cho những chiếc bánh thơm ngon thế này. Vì món ăn vặt này khá ngấy nên chỉ thường bạn chỉ có thể được từ 1-2 cái mỗi lần.
Với 7.000-10.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức một chiếc bánh giò thơm ngon với nhân thịt băm, mộc nhĩ. Nhiều người thích ăn bánh giò kèm với chút tương ớt hoặc hạt tiêu.
Mỗi chiếc bánh gối nhân thịt và trứng cút có giá 7.000-9.000 đồng. Bánh gối là món quà vặtđược bán khá nhiều ở Hà Nội. Món này thường được ăn cùng với nước chấm chua ngọt, nộm đu đủ và rau sống.
Những chiếc quẩy nóng ăn ngay này có giá từ 2.000-3.000 đồng/ chiếc. Cũng giống như bánh gối, quẩy được ăn kèm với nước chấm và rau sống.
Những loại que xiên thế này được bán rất nhiều ở trước cổng các trường tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài những xiên nem chua rán hay xúc xích rán, còn có cả các loại viên cá và viên tôm nữa. Mỗi que xiên này có giá từ 5.000-7.000 đồng.
Có 2 loại bánh rán là bánh mặn và bánh ngọt. Bánh rán ngọt thường có nhân đỗ với vỏ ngoài bao mật hoặc đường. Một chiếc bánh rán ngọt có giá khoảng 2.000-3.000 đồng. Bánh rán mặn có giá trung bình khoảng 4.000 đồng với nhân thịt, miến, mộc nhĩ và ăn kèm với nước chấm.
9. Trứng vịt lộn
Đây là món ăn rất bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Bạn có thể thưởng thức món này ở các gánh hàng rong hay các quầy hàng ăn vặt với giá từ 6.000-8.000 đồng.
Với 10 nghìn, bạn có thể ăn 5 quả trứng cút lộn với nước chấm thơm lừng rồi đó.
Nghỉ ngơi sau ngày làm việc căng thẳng, một cốc nước mía có giá từ 8.000-10.000 đồng sẽ nhanh chóng làm tan cơn khát cho bạn.
Chỉ với 5.000 đồng, bạn sẽ được sở hữu một gói bánh nhúng giòn tan thơm ngậy.
Đây là món ăn ưa thích của chị em cũng như nhiều trẻ em. Chỉ với 5.000 đồng, một chiếc bò bía ngọt lịm, thơm mùi dừa và béo ngậy vị vừng sẽ thuộc về bạn.
Đây là một món quà vặt nổi tiếng của thủ đô. Một que kem như socola, đậu xanh, dừa ngọt lịm chỉ từ 7.000-8.000 đồng. Còn nếu muốn thưởng thức món kem ốc quế, bạn sẽ phải chi ra 12.000 đồng.
Đây là món ăn vặt được các chị em vô cùng ưa thích, vì lai rai được lâu, lại ít béo. Giá của loại quà vặt này cũng rất "hạt dẻ", chỉ từ 6.000-8.000 đồng/ lạng.
Thơm ngon, tốt cho tiêu hóa và giải nhiệt tốt, sữa chua là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Một hộp sữa chua thường có giá khoản 5.000 đồng. Các loại sữa chua đủ vị tự làm ở các quán giải khát cũng có mức giá tương đương.
17. Khoai tây lốc xoáy
Tuy mới xuất hiện không lâu, nhưng khoai tây lốc xoáy đã nhanh chóng trở thành món quà vặt được nhiều người ưa thích. Một xiên khoai tây vô cùng đẹp mắt này có giá 10.000 đồng.
Các thứ quả chua và giòn như xoài, mận, cóc, ổi (tùy theo mùa) trộn cùng đường, ớt bột bột là thứ quà vô cùng hấp dẫn đối với các chị em. Thức quà này có giá trung bình từ 8.000-10.000 đồng/ lạng (có thể cao hơn chút đỉnh tùy thời điểm và loại quả).
19. Caramen
Một món ăn cũ nhưng không bao giờ "hết mốt". Chỉ với 5.000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức một cốc caramen béo ngậy rồi.
20. Tào phớ
Đây là một trong những món ăn giải nhiệt mùa hè rất được ưa thích tại miền Bắc. Những lát óc đậu mềm, thơm, ngậy được chan nước đường hoa nhài thơm mát chỉ có giá từ 5.000-7.000 đồng/ bát. Có rất nhiều xe hoặc gánh phớ bán rong trên các tuyến phố Hà Nội.
Theo Afamily
Đặc sản bánh gai Hải Dương Cách thành phố Hải Dương khoảng 30 km, nằm bên dòng sông Luộc êm đềm thơ mộng, thị trấn Ninh Giang (huyện Ninh Giang, Hải Dương) từ lâu đã được nhiều du khách biết đến với sản phẩm bánh gai truyền thống khá nổi tiếng. Theo nhiều cụ già tại thị trấn Ninh Giang, nghề làm bánh gai đã có từ rất lâu,...