Bulgaria, Séc ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở mức cao kỷ lục
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã khiến số ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh tại nhiều nước, đặc biệt ở khu vực châu Âu.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Bulgaria ngày 19/1 ghi nhận con số kỷ lục 11.181 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua và Omicron đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nước này. Hiện Bulgaria là một trong số ít các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có tỷ lệ người hoàn thành chương trình tiêm chủng cơ bản vaccine ngừa COVID-19 dưới 30%. Chính phủ nước này đã liên tục kêu gọi người dân đi tiêm chủng để tránh làm gia tăng áp lực lên hệ thống bệnh viện, tình trạng có thể dẫn đến phải áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Ngày 19/1, Bulgaria có 5.259 bệnh nhân COVID-19 nhập viện, trong đó có 554 người cần điều trị tích cực.
Đáng chú ý, Bộ Giáo dục Bulgaria cho biết cơ quan chức năng nước này đang xem xét kéo dài kỳ nghỉ thành 9 ngày, thay vì 1 ngày, bắt đầu từ ngày 29/1 khi số ca nhiễm mới tăng vọt ở trẻ em nước này.
Cùng ngày 19/1, CH Séc ghi nhận 28.469 ca mới – mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này vào tháng 3/2020. Con số này cao hơn 2 lần số ca 12.371 ca mới ghi nhận vào 7 ngày trước.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, Mông Cổ có 3.088 ca mới, đánh dấu ngày đầu tiên vượt 3.000 ca/ngày kể từ ngày 23/9/2021. Toàn bộ số ca mới này đều lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có hơn 50% tập trung tại thủ đô Ulan Bator.
Theo Bộ Y tế Mông Cổ, tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch đến nay của nước này là 415.765 ca. Kể từ từ đầu năm 2022 đến nay, số ca nhiễm mới tại Mông Cổ gia tăng đáng kể do sự kiện tập trung đông người đón mừng Năm mới và sự lây lan của biến thể Omicron. Cơ quan chức năng Mông Cổ cho biết Omicron hiện chiếm ít nhất 90% ca mới tại nước này.
Tổng thống Radev chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Bulgaria
Ngày 21/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sau khi cử tri tiếp tục tin tưởng vào các chính sách chống tham nhũng mà ông đưa ra.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev bỏ phiếu vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống tại điểm bầu cử ở Sofia, Bulgaria, ngày 21/11/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo kết quả sơ bộ ở các điểm bỏ phiếu, Tổng thống Rumen Radev đã giành được 66% số phiếu bầu, vượt xa so với mức 32% của đối thủ Anastas Gerdjikov.
Phát biểu sau khi kết quả trên được cập nhật, Tổng thống Radev cho biết: "Cử tri Bulgaria đã lựa chọn thay đổi, cũng như muốn ngăn chặn tình trạng tham nhũng". Trong khi đó, ông Anastas Guerdjikov cũng đã thừa nhận thất bại, đồng thời đánh giá cao hoạt động của chính phủ dưới thời Tổng thống Radev.
Bulgaria là thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu (EU) và có chỉ số tham nhũng cao nhất trong khối. Từ năm 2020, hàng trăm nghìn người đã ra đường biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Boyko Borissov cũng như các vấn nạn tham nhũng ở quốc gia 7 triệu dân. Tổng thống Radev cũng ủng hộ các cuộc biểu tình này. Sau khi Bulgaria tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 4 và tháng 7, nước này đã phải đối mặt với khủng hoảng chính trị khi không thể thành lập được chính phủ mới. Do đó, người dân mong muốn các các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội lần này sẽ giúp đất nước có các giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và những nguy cơ dịch bệnh hiện tại. Tình trạng không ổn định về mặt chính trị tại Bulgaria cũng đang cản trở nỗ lực của quốc gia này trong việc xin hỗ trợ từ quỹ phục hồi do đại dịch COVID-19 của EU và kế hoạch sử dụng đồng tiền chung châu Âu vào năm 2024.
Hoài nghi vaccine, châu Âu tăng ca nhiễm Số ca mắc Covid-19 tại nhiều nước Trung và Đông Âu tăng cao do tỷ lệ tiêm chủng thấp, người dân hoài nghi với vaccine Covid-19. Latvia phong tỏa trở lại kể từ ngày 15/10. Các bệnh viện ở Bulgaria và Romania ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng nhanh. Dịch bệnh tại châu Âu đang leo thang trong những tuần gần đây....