Bulgaria hướng tới cuộc bầu cử sớm
Trang tin EURACTIV.bg ( Bulgaria) ngày 13/7 dẫn lời Tổng thống Rumen Radev cho biết Bulgaria sẽ tổ chức bầu cử sớm vào tháng 10 tới nếu các đảng trong Quốc hội không thành lập được chính phủ.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Ảnh: ET
Quốc gia này rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị từ đầu tháng 6 khi đảng dân túy “Có một dân tộc như vậy” (ITN – “There is such a people”) rời khỏi liên minh cầm quyền bốn bên. Đảng Công dân vì sự phát triển châu Âu (GERB), từng là đảng cầm quyền, do cựu Thủ tướng Boyko Borisov lãnh đạo đã khởi xướng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và chính phủ của Thủ tướng Kiril Petkov bị sụp đổ.
Đảng lớn nhất trong Quốc hội Bulgaria hiện tại – “Tiếp tục thay đổi” (Change Continues) đã nỗ lực thành lập một chính phủ mới nhưng không tập hợp được 121 nghị sĩ ủng hộ cần thiết để thành công. Vì vậy, đảng “Tiếp tục thay đổi” quyết định không đề xuất Nội các mới. Do đó, Tổng thống Bulgaria phải trao nhiệm vụ cho đảng lớn thứ hai – GERB. Tuy nhiên, ông Borissov đã thông báo rằng GERB sẽ không thành lập chính phủ.
Theo Hiến pháp, Tổng thống Bulgaria sẽ chọn đảng thứ ba bất kể số lượng nghị sĩ của đảng đó. Nếu đảng thứ ba không thành công, tổng thống sẽ giải tán Quốc hội, chỉ định một chính phủ lâm thời và lên lịch bầu cử sớm. Điều này được tiến hành trong khoảng thời gian hai tháng sau khi Quốc hội bãi nhiệm.
Video đang HOT
Hôm 12/7, ông Radev nói rằng nếu Bulgaria cần tiến hành bầu cử sớm, nước này sẽ khẩn trương tổ chức vào đầu tháng 10 tới để Quốc hội mới có tính hợp pháp. Nếu các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9, sẽ có nguy cơ tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
“Theo quy định của Hiến pháp, tôi phải ngay lập tức công bố các cuộc bầu cử trong vòng hai tháng. Điều đó có nghĩa là các cuộc bầu cử vào tháng 9, cũng có rủi ro. Nhưng mặt khác, việc kéo dài quá mức thủ tục thành lập chính phủ nguy cơ dẫn đến những quyết định quản lý mạo hiểm và thay đổi nhân sự”, ông Radev nói.
Nga ra tối hậu thư cho Bulgaria, cảnh báo cắt đứt quan hệ ngoại giao
Quyết định của Bulgaria về việc trục xuất con số kỷ lục 70 nhà ngoại giao Nga đã tạo ra một "cơn bão chính trị" trong nước và quốc tế.
Theo trang tin EURACTIV.bg (Bulgaria), Moskva đã ra tối hậu thư cho Bulgaria đến 11 giờ ngày 1/7 (giờ địa phương) để đảo ngược quyết định trục xuất 70 nhà ngoại giao Nga, nếu không sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc gia thành viên EU này.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia Bulgaria, Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova tuyên bố rằng Nga có thể rút tất cả trên 100 nhà ngoại giao của mình và đóng cửa toàn bộ Đại sứ quán và Lãnh sự quán Nga ở Bulgaria.
"Nga đang xem xét cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bulgaria vì vụ bê bối với 70 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất", Đại sứ Nga nói, đồng thời cho biết Moskva coi hành động của Sofia là "chưa từng có tiền lệ".
Bộ Ngoại giao Bulgaria cho biết phía Nga đã gửi công hàm hôm 30/6 kêu gọi Sofia rút lại tuyên bố 70 nhân viên Đại sứ quán Nga là "không đủ tư cách ngoại giao". Cũng trong ngày 30/6, trả lời phỏng vấn cho một kênh truyền hình của Nga, Đại sứ Mitrofanova cho rằng Mỹ và Anh "đứng sau" việc trục xuất này.
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cho biết 70 nhà ngoại giao Nga dự kiến rời Bulgaria vào ngày 2/7 trên một chuyến bay đặc biệt.
Phản ứng về công hàm mới nhất của Nga, ông Petkov, người đã từ chức hồi đầu tuần này sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhưng vẫn đảm nhiệm chức vụ trong khi chờ nỗ lực thành lập một Nội các mới, đã có phát biểu mang tính hòa giải hơn.
Ông Petkov cho rằng quan hệ giữa Bulgaria và Nga là truyền thống và có tầm quan trọng to lớn đối với số phận của Bulgaria trong lịch sử. Nước Nga thời Sa hoàng đã giải phóng Bulgaria sau cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1879) sau 5 thế kỷ người dân Bulgaria bị Đế chế Ottoman cai trị. Nhiều người Bulgaria coi người Nga như một dân tộc anh em.
"Chúng tôi tôn trọng người dân Nga và coi trọng mối quan hệ văn hóa, lịch sử, xã hội, thương mại và kinh tế của chúng tôi. Mặc dù Đại sứ quán Bulgaria ở Nga chỉ có 12 người, nhưng Đại sứ quán Nga tại Bulgaria có thể giữ lại 43 nhân viên, theo quyết định được Chính phủ Bulgaria đưa ra hôm 29/6", ông Petkov nêu rõ.
Ông Petkov nhấn mạnh: "Chính phủ Bulgaria tin tưởng rằng quan hệ Bulgaria-Nga có thể tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, tôn trọng các giá trị của từng quốc gia. Do đó, chúng tôi kêu gọi Đại sứ quán Nga rút lại công hàm đã gửi".
Cảnh báo của Đại sứ Mitrofanova được đưa ra vào thời điểm Đảng Xã hội Bulgaria thân Nga, một đối tác liên minh trong Nội các sắp mãn nhiệm của ông Petkov, đang do dự trong việc hỗ trợ một chính phủ mới.
Theo cuộc thăm dò mới nhất của Alpha Research, mặc dù Bulgaria là thành viên NATO, nhưng người dân nước này có những do dự về địa chính trị đáng kể. Chỉ 39% người Bulgaria muốn nước này trở thành đồng minh của phương Tây trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, trong khi 23% ủng hộ liên minh với Nga và Belarus. Gần 30% do dự về việc họ sẽ ủng hộ phe nào, mặc dù đa số vẫn ủng hộ cho các đảng có chương trình nghị sự châu Âu-Đại Tây Dương.
Nguy cơ liên minh cầm quyền tại Italy tan rã Chính phủ của Thủ tướng Italy Mario Draghi đang đối mặt với nguy cơ tan rã nếu đảng Phong trào 5 sao (M5S) quyết định rút khỏi liên minh cầm quyền, làm tăng khả năng diễn ra bầu cử sớm tại nước này. Thủ tướng Italy Mario Draghi tại một cuộc họp báo tại Rome. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...