Bức tranh thị phần bảo hiểm nhân thọ dần thay đổi
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 4 tháng đầu năm nay ghi nhận sự lên ngôi của Manulife và được dự báo sẽ còn biến chuyển trong những tháng cuối năm, khi các doanh nghiệp chạy đua hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Theo số liệu chính thức của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 10.012 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm 2019 với năm 2018 thì doanh thu phí bảo hiểm khai thác 4 tháng đầu năm nay kém hơn hẳn (4 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng 20,4%) chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Về thị phần của từng doanh nghiệp, đáng chú ý, Manulife đã vượt lên trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ có thị phần khai thác mới lớn nhất thị trường nhờ sự bứt phá của hai kênh bán hàng chính là đại lý và bancassurance, trong khi các “ông lớn” khác như Bảo Việt, Prudential hay Dai-ichi Life có thị phần chưa nhiều cải thiện do đang trong quá trình tái cơ cấu.
Cụ thể, thị phần của Manulife Việt Nam đạt 19,5%; tiếp theo đó là Bảo Việt nhân thọ với 17,8%; Prudential Việt Nam 13%; AIA Việt Nam và Dai-ichi Life Việt Nam cùng là 12%…
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thị phần khai thác mới của các doanh nghiệp nhân thọ sẽ khó có sự thay đổi trong 6 tháng đầu năm 2020, dù chưa có số liệu chính thức.
Video đang HOT
Điều này phần nào lý giải việc thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 4 tháng đầu năm chưa có nhiều thay đổi, khi dẫn đầu vẫn là Bảo Việt Nhân thọ với 24% thị phần, tiếp theo là Prudential với 18,6%; Manulife Việt Nam giữ 16%, AIA Việt Nam và Dai-ichi Việt Nam cùng đạt mức 11,5%…
Tuy nhiên, bức tranh này được dự báo sẽ có biến động không nhỏ trong quý cuối năm, khi khi mà tất cả các công ty bào hiểm đều bước vào “cuộc đua nước rút” để hoàn thành kế hoạch năm 2020, đặc biệt là ở top đầu khi trên thị trường hiện đang râm ran về một thương vụ M&A lớn.
“Thị trường nhân thọ Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong 10 năm qua. Cụ thể, năm 2011 – thời điểm Prudential là công ty bảo hiểm nhân thọ giữ vị trí số 1 với 37,5% thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường, lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp đứng sau như Bảo Việt Nhân thọ chiếm 28,2% thị phần hay Manulife Việt Nam chiếm 11,1% thị phần… (số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam – PV), thì đến nay, thị phần và vị trí xếp hạng của các công ty bảo hiểm đã rất khác. Vì thế, tôi tin rằng, bảng xếp hạng trên sẽ thay đổi vào cuối năm nay”, CEO một công ty bảo hiểm nhân thọ nói.
Thực tế, phát triển và mở rộng thị phần luôn là chiến lược quan trọng của các công ty bảo hiểm, nhưng hiện tượng cạnh tranh gay gắt để giành giật thị phần đã không còn xuất hiện nhiều trong một vài năm gần đây.
Sự thay đổi thị phần ở giai đoạn này phần nhiều đến từ sự nỗ lực bứt phá của các doanh nghiệp nhóm dưới, cũng như sự chững lại của một vài doanh nghiệp top đầu sau một thời gian tăng trưởng quá “ nóng”.
Dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục chinh phục và thực sự lấy được lòng tin của khách hàng, song cũng phải nhìn nhận rằng, thời gian qua, các công ty bảo hiểm đã thay đổi chiến lược hoạt động theo hướng tập trung đầu tư rất lớn cho việc nâng cấp dịch vụ, trải nghiệm khách hàng.
“Bảo hiểm vốn là lĩnh vực nhân văn, nên việc hướng tới khách hàng là lẽ đương nhiên. Mặt khác, việc đứng đầu về chất lượng vừa thể hiện vị thế, vừa thể hiện trách nhiệm của một công ty bảo hiểm nhân thọ đối với khách hàng của mình”, CEO một công ty bảo hiểm nhìn nhận.
Thị trường bảo hiểm: Nhiều "điểm nghẽn" chưa được khai thông
Thiếu cơ sở dữ liệu bảo hiểm, thiếu tính kết nối, liên thông giữa các doanh nghiệp, sự phối hợp của ngành bảo hiểm với các cơ quan chức năng và địa phương còn yếu... là những "điểm nghẽn" của thị trường bảo hiểm Việt Nam suốt nhiều năm qua, đến nay vẫn chưa có giải pháp khai thông hiệu quả.
Theo ông Trần Nguyên Đán, Viện trưởng Học viện Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính (IFRM), điều này không chỉ ảnh hưởng tới công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý, mà còn tác động tới khả năng mở rộng dư địa khách hàng của công ty bảo hiểm, cũng như làm hạn chế nắm bắt thông tin của khách hàng về lĩnh vực bảo hiểm...
"Với đại lý bảo hiểm, việc thiếu thông tin và dữ liệu bảo hiểm sẽ dẫn tới thiếu cơ sở chứng minh, từ đó ảnh hưởng tới tính thuyết phục khách hàng, tức là khả năng tư vấn bị hạn chế. Về phía khách hàng, do thiếu cơ sở dữ liệu nên khó kiểm tra các hoạt động của ngành, của doanh nghiệp, nên cứ âu lo về hợp đồng của mình.
Thêm vào đó, vì thiếu thông tin mà khách hàng không thể kiểm tra chéo hoạt động tư vấn của đại lý, dẫn tới tâm lý ngại ngần tham gia báo hiểm, nhất là những hợp đồng mệnh giá lớn", ông Đán nêu ví dụ.
Mặt khác, việc thiếu thông tin, dữ liệu về bảo hiểm còn ảnh hưởng tới "kỹ năng mềm" - yếu tố rất quan trọng trong hoạt động tư vấn.
Một chuyên gia đào tạo đến từ Viện Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm (HDI) cho biết, công tác đào tạo đại lý bảo hiểm tại hầu hết công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào khâu nâng cao khả năng bán hàng, mà thiếu đi việc nâng cao kiến thức về kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực tài chính - bảo hiểm nói riêng, trong khi đây là nền tảng giúp tư vấn viên tìm được sự đồng thuận của khách hàng.
"Phần lớn các đại lý bảo hiểm khi tư vấn cho khách hàng thường tập trung vào việc 'khoe' lợi ích của bảo hiểm, thay vì thuyết phục, giải đáp thắc mắc của khách hàng bằng các luận cứ vững chắc, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng còn mơ hồ về bảo hiểm, ảnh hưởng tới việc tiếp tục duy trì việc tham gia bảo hiểm từ năm hai trở đi", ông Đán nói.
Theo ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoán từ các cơ sở đào tạo, việc thiếu dữ liệu bảo hiểm cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với công tác nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm.
"Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu tác động của công tác quản lý đại lý tới đến kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ thì gần như là không thể bởi không có các báo cáo chuyên biệt về tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng đại lý và xử lý kỷ luật đại lý.
Thêm vào đó, các dữ liệu về thị trường bảo hiểm thường công bố muộn và format báo cáo cũng không đồng nhất, dẫn tới khó khăn cho cho việc tổng hợp, tính toán...", chuyên gia của IFRM chia sẻ.
Nhằm giúp các thành viên thị trường nâng cao khả năng tìm kiếm và khai thác dữ liệu bảo hiểm, mới đây, IFRM đã tổ chức 2 buổi đào tạo miễn phí tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP.HCM, thu hút tổng cộng hơn hơn 130 học viên đến từ nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như FWD, Prudential, Bảo Việt Nhân Thọ, Manulife, AIA, Best Life, TCA ..
Tại đây, học viên được cung cấp các kiến thức liên quan tới bảo hiểm, cách tìm kiếm dữ liệu, cũng như vận dụng các này vào hoạt động tư vấn bảo hiểm. Bên cạnh đó, học viên còn được tặng bộ dữ liệu bảo hiểm bao gồm Niên giám bảo hiểm Việt Nam và bộ dữ liệu bảo hiểm thế giới qua các năm.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tập đoàn Bảo Việt: 6 tháng doanh thu hợp nhất đạt gần 1 tỷ USD Tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 của Tập đoàn Bảo Việt đạt 23.098 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh minh họa. Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 với kết quả khá khả quan. Cụ thể, tổng doanh thu...