Bức thư của một người đàn ông đã ly hôn gửi cho vợ cũ: “Sau chia tay, anh đã hiểu tất cả”
Vốn dĩ anh muốn gọi em là “ bảo bối”, nhưng anh biết em sẽ không chấp nhận nữa…
Tôi hơi bất ngờ sau khi nhận được yêu cầu này từ một người đàn ông trung niên. Nhiều người đàn ông quen với việc im lặng che giấu suy nghĩ của mình và sẽ không dễ dàng chọn cách nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên, người đàn ông ly hôn này đã lấy hết can đảm để kể với tôi câu chuyện của anh với vợ cũ.
Thư của độc giả viết cho người vợ đã ly hôn:
“Vốn dĩ anh muốn gọi em là “bảo bối”, nhưng anh biết em sẽ không chấp nhận nữa.
Lúc yêu, anh thích gọi em thế, em đỏ mặt nói: “Bảo bối gì, trẻ con chết được.” Anh hóm hỉnh nói: “Anh hạnh phúc lắm. Em là bảo bối của anh. Anh sẽ gọi em như thế cả phần đời còn lại của mình.”
Tuy nhiên, anh dần quên mất lời hứa.
Anh nhớ một lần khi anh đi làm về, em đã túm lấy tai anh và nói: “Anh còn không mau đi nấu cơm!” Nhưng anh đã gạt tay em ra, nói: “Em ốm à? Sao không làm đi. Chẳng phải em có thời gian nhàn rỗi thế này à? Phiền chết đi được! Không biết anh đang chết ngập vì công việc cả ngày à?”
Em đỏ mặt quay lưng bỏ đi. Vào bếp anh mới thấy, trên bàn ăn đã có 3 món mặn và 1 món canh.
Anh không xin lỗi em vì nghĩ là không cần thiết. Chẳng phải phụ nữ thì nên nấu ăn? Ngược lại vì anh không giúp em hâm nóng bữa ăn, trong lòng em bắt đầu khinh thường anh rồi.
Kể từ đó, em không bao giờ yêu cầu anh gọi em là “bảo bối” nữa. Có lẽ từ hôm đó em đã mất lòng tin ở anh rồi phải không?
Trước khi kết hôn, anh đã từng yêu em rất nhiều.
Em thật xinh đẹp, với kiểu tóc đuôi ngựa yêu thích của anh. Mỗi khi em bước đi, những lọn tóc sóng sánh của em đã đánh cắp trái tim anh. Không dễ để theo đuổi em. Anh đã phải cạnh tranh với nhiều chàng trai, thậm chí còn đánh nhau với họ.
(Ảnh minh họa)
Lúc đó anh không có tiền, nhưng em không quan tâm đến nó. Em sẽ dẫn anh đi ăn mì, chia cho anh nửa bát và nhìn anh ăn ngấu nghiến. Trên đường về bằng xe đạp, em hỏi anh đã no chưa? Anh nói chưa, anh vẫn rất thèm ăn. Em ở phía sau ôm chặt lấy anh: “Chúng ta sau này kết hôn, em sẽ làm nhiều đồ ăn ngon, nhất định sẽ cho anh ăn thật no nê”.
Chẳng hiểu sao hôm ấy, anh thấy gió gắt, nước mắt không tự động mà rơi xuống mặn chát.
Khi mới kết hôn năm 2009, anh có mua cho em một sợi dây chuyền vàng rất mỏng. Nó không đáng tiền nhưng em rất thích và luôn giữ nó bên mình. Anh nghĩ rằng em đã mang nó theo khi ly hôn, nhưng cách đây không lâu lại phát hiện ra chiếc vòng cổ đó nằm lặng lẽ trong ngăn kéo.
Em đã để lại cho anh sợi dây chuyền, và cũng đã để lại tình yêu của em.
Anh cầm sợi dây chuyền và khóc. Không biết bao nhiêu thất vọng tích tụ nhiều năm đã khiến em cuối cùng quyết định tháo sợi dây chuyền xuống và quay lưng đi.
Trong vài năm đầu của cuộc hôn nhân, chúng ta đã rất yêu nhau.
Vào thời điểm đó, chúng ta phải ở nhà thuê. Anh đã phải chịu rất nhiều áp lực, buộc bản thân phải tiết kiệm một khoản để mua nhà. Anh đã mất một thời gian dài để “chốt” một khách hàng lớn, nhưng trước khi ký hợp đồng, thư ký gọi cho anh và nói rằng hợp đồng sẽ không được ký. Anh ta nói sếp ly hôn, vợ cũ tiếp quản công ty, những chuyện trước không tính.
Nếu hoàn thành đơn hàng đó, anh có thể đã nhận được khoản hoa hồng mấy trăm triệu. Cứ tưởng mình tiến thêm một bước nữa là tới nhà, không ngờ lại hụt hơi.
Anh mua một đống bia. Trong lúc say, anh ngã lăn ra sàn phòng khách, vừa khóc vừa chửi mình vô dụng. Em ngồi xuống đất và ôm chặt anh vào lòng, lặp đi lặp lại với anh: “Không sao, không sao, không có nhà cũng không sao”.
(Ảnh minh họa)
Anh vẫn nhớ cảm giác ngón tay em lướt qua tóc anh, ấm áp và mềm mại. Nếu thời gian có thể quay ngược, anh ước mình có thể quay lại khoảnh khắc đó.
Khi đó chúng ta nghèo, nhưng ít nhất anh vẫn xứng đáng với tình yêu của em.
Nhưng rồi, tình yêu của anh dành cho em bắt đầu thay đổi từ khi nào?
Cuối cùng anh cũng từ từ mở cửa thị trường và có lượng khách hàng ổn định của riêng mình. Thu nhập của anh ngày càng tăng, anh đã mua cho em một căn nhà. Nhưng không biết tại sao, anh không thể yêu em nữa.
Đôi khi thức dậy vào buổi sáng, anh thấy em ôm con vào bếp làm đồ ăn sáng. Em không chải đầu hay rửa mặt, mí mắt của em bị sưng. Có những đốm mờ trên gò má và chân tóc của em thưa thớt.
Anh cảm thấy đặc biệt bực bội: “Tại sao cô ấy lại thay đổi quá nhiều chỉ trong 7, 8 năm? Da của cô ấy đã từng căng mọng và săn chắc cơ mà?” Tối đi ngủ, anh cũng không muốn ôm em nữa.
Video đang HOT
Lúc mang bầu, em tăng gần 15 cân, sau sinh, em cũng không hề giảm. Anh mua cho em hai chiếc váy trong một chuyến công tác đến Hồng Kông, nhưng em không thể mặc vừa chúng. Mỗi chiếc váy có giá gần 3 triệu. Em buồn bã hỏi anh: “Sao anh không mua size của em?”. Anh tức giận trách ngược: “Chẳng phải lúc trước em mặc size S à? Em không mặc được là vì thừa cân đấy!” Anh quên mất, vì sinh con, kích thước cơ thể của em đã thay đổi từ size S thành L.
Anh không nghĩ mình khó khăn với em là vì tiếc tiền mua hai cái váy đó. Điều anh không hiểu nhất là em còn nói rằng em rất mệt khi làm việc nhà và chăm sóc con cái, mong anh chia sẻ một phần.
(Ảnh minh họa)
Thu nhập hàng tháng của anh là 30 đến 40 triệu, còn em chỉ là 4 triệu. Anh đang nuôi cả gia đình này. Em còn mặc cả với anh chuyện việc nhà?
Ban ngày, con được gửi ở nhà trẻ, em chỉ phải đón vào buổi chiều. Anh không về nhà vào buổi trưa, mỗi ngày chỉ dùng hai bữa sáng và tối. Mẹ anh bị liệt nửa người nhẹ và thường nhờ em đến giúp đỡ, nhưng đó là phận dâu con nên làm, không phải sao? Tại sao em lại mệt mỏi như vậy?
Vì yêu cầu vô lý của em mà anh đã cãi nhau với em. Anh cười nhạo em phụ thuộc vào tiền của chồng, trong khi bản thân chỉ kiếm được đồng lương ít ỏi, có tư cách gì để tranh luận với anh?
Anh thấy em đứng trong góc phòng khách cầm chiếc giẻ lau, ngón tay khẽ run, nước mắt ứa ra và rơi trên khuôn mặt. Giống như một cái cây không ai tưới nước, nó khô héo lặng lẽ.
Anh hơi hối hận, nhưng sẽ không thay đổi ý định. Đàn ông làm việc vất vả bên ngoài, phụ nữ không có khả năng kiếm tiền nhiều hơn thì nên chăm lo cho gia đình.
Ngày 21/5/2017, nửa đêm anh về trong cơn say và thấy em ngồi một mình ở bàn ăn.
Em hỏi anh tại sao giờ mới về nhà? Anh tức giận nói: “Tôi cũng cần phải giao lưu chứ? Cô cho rằng tiền mình tiêu là do gió mang tới sao? Cô mỗi ngày đều nhàn rỗi, tự tìm phiền phức, không hiểu sao tôi lại cưới cô!”
Anh loạng choạng quơ tay trên bàn thì chạm vào một chiếc bánh kem.
Anh chợt nhớ ra hôm đó là sinh nhật của em.
Em gọi bánh kem và pizza, rồi gọi cho anh. Anh đã hứa sẽ về nhà ăn tối, nhưng lại quên mất.
Em khóc lóc vứt đồ ăn vào sọt rác. Thấy em cố tình thách thức thế này, anh đã tát vào mặt em một cái tát.
Cái tát đó khiến máu từ miệng em bắn ra và hủy hoại hoàn toàn cuộc hôn nhân 8 năm của chúng ta.
Tháng 6/2017, chúng ta ly hôn. Anh đã giành được quyền nuôi con trai, nước mắt lưng tròng, em chỉ nói: “Hãy chăm sóc nó”.
Tất nhiên anh sẽ chăm sóc con trai mình thật tốt.
Chỉ là mẹ của con trai anh là người không bao giờ có ý định quay lại.
Anh đã ly hôn. Bạn anh đã gửi cho anh tin nhắn qua Zalo để chúc mừng anh được tự do.
Nhưng tự do có ích gì? Khi anh đưa con về nhà, căn nhà không có em thật trống trải và đáng sợ.
Anh tìm một người trông trẻ, rất tốn kém, nhưng con trai không muốn người khác chăm sóc, chỉ ôm bố và không ngừng khóc đòi mẹ.
Anh gần như suy sụp và lần đầu tiên cảm thấy đau đớn vì bất lực. Anh có thể kiểm soát sự nghiệp của mình và hướng dẫn khách hàng, nhưng không thể dỗ được đứa trẻ này.
Anh gọi cho chị gái và muốn chị ấy giúp đỡ đứa bé.
Chị ấy giận dữ nói với anh: “Cậu còn nghĩ đến chuyện nhờ vả chị? Cậu ly hôn với em dâu, mẹ chúng ta liệt nửa người, không ai quan tâm bà. Tôi phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ. Mẹ luôn mắng tôi. vì không phục vụ được bà. Thực sự chịu không nổi, làm sao còn có thời gian đưa đón con cậu? ”
Anh chưa kịp tắt cuộc gọi, nước mắt đã rơi.
Xin lỗi vợ, trước khi ly hôn em có nói chăm mẹ mệt quá, anh lại khinh khỉnh: “Ăn cơm xong thì cho mẹ ăn, việc có gì đâu!”
Nếu một lời xin lỗi là hữu ích, anh muốn nói xin lỗi em 10.000 lần. Anh thực sự không biết mẹ mình lại khó tính đến vậy, khó tưởng tượng nổi những năm qua một cô gái trẻ như em đã vượt qua như thế nào?
(Ảnh minh họa)
Anh bắt đầu học cách chăm sóc con cái và nhận ra đây là một thảm họa.
Ngoài việc gấp rút đưa đón con đi mẫu giáo, đi học thêm, nấu ăn, bệnh tật cũng khiến anh đau đầu. Con bị dị ứng, sốt, ho từng cơn nên thường xuyên phải đưa đến bệnh viện xếp hàng điều trị.
Vì đi muộn và nghỉ thường xuyên nên anh bị cấp trên gọi đến nhắc nhở, khiển trách. Anh kiệt sức và cuối cùng đã hiểu vì sao những năm qua em chỉ có thể là một nhân viên “quèn” ở cơ quan.
Điều tồi tệ hơn là sau khi em đi, các thiết bị điện ở nhà cũng “quay lưng” với anh, mọi thứ bắt đầu hỏng dần.
Ấm nước thì bốc cháy, máy giặt không vào nước, nồi cơm điện chỉ giữ ấm mà không nấu được. Anh thợ sửa đồ nói đùa với anh: “Anh giỏi thật đấy. Đồ tã thế này mà vẫn dùng được. Tất cả đều đã mòn hết cả!”
Trong lòng anh có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Hóa ra em đã cho anh hưởng phúc 8 năm, nhưng anh lại nói em không làm được gì.
Nhân tiện, anh không thể giấu em, anh đã từng gặp mặt phụ nữ vài lần, và một đồng nghiệp nữ thích anh, nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra. Anh đã cố gắng chấp nhận họ, nhưng vẫn không thể không so sánh họ với em.
Anh biết mình không nên làm điều này, nhưng sau khi ly hôn, anh mới phát hiện ra rằng trên đời này thực sự không có người phụ nữ nào tốt hơn em.
Em là người tốt như vậy, tại sao anh lại vô tâm và lạc lõng với em như thế?
Ở Hà Nội 2 năm qua, em sống như thế nào? Anh đã nhìn thấy em và con trai nói chuyện qua “ video call”. Anh luôn muốn chạy lại gần để chào, nhưng con cố tình quay điện thoại đi chỗ khác và anh bị “văng” khỏi màn hình.
Con trai càu nhàu nói: “Đây là mẹ con chứ không phải vợ bố!” Anh buồn quá, muốn em cũng làm vợ anh. Anh rất hối hận.
Anh đã sửa thói uống rượu và giao tiếp nhiều, ngày càng thích ở nhà hơn. Bởi vì ngôi nhà này là của em, từ đồ đạc đến bát đĩa, mọi thứ đều mang thương hiệu của em. Em ở khắp mọi nơi trong nhà nhưng anh lại không bao giờ có thể nhìn thấy em nữa.
Sẽ không còn ai chuẩn bị sẵn nồi cơm nóng cho anh, bật đèn khi anh về muộn và rót cho anh một tách trà ấm. Cuối cùng anh đã dùng chính “tác phẩm” của mình để hủy hoại hạnh phúc của đời mình.
(Ảnh minh họa)
Vợ à, em đã đi hơn 800 ngày, em có thể quay lại không? Thức ăn anh nấu rất kinh khủng đến mức chính anh không thể nuốt nổi.
Anh đau thấu tim và nhớ người con gái ngồi ghế sau, cô ấy đã từng ôm anh và nói: “Chúng ta sau này kết hôn, em sẽ làm nhiều đồ ăn ngon, nhất định sẽ cho anh ăn thật no nê”
Anh đã sai, anh thực sự xin lỗi, anh không nên để mất em.
Hôm qua, anh đã rơi nước mắt khi viết xong bức thư này. Xin hãy tha thứ cho anh vì đã rơi quá ít nước mắt.”
***
Người phụ nữ có thể không ngại khó khăn, mệt mỏi, thậm chí bước qua cửa tử để sinh con cho bạn. Nhưng bạn lại lạnh lùng với cô ấy, phớt lờ cô ấy và coi những nỗ lực của cô ấy như không khí.
Trái tim tan nát, và tình yêu đã chết.
Thứ gì cũng thế, khi có thì chúng ta luôn nhắm mắt làm ngơ, chỉ khi mất rồi mới thấy tiếc.
Có một câu nằm lòng trong một bộ phim thế này: “Những người thực sự muốn ra đi thì chỉ cần đón một buổi sáng đầy nắng, khoác lên mình chiếc áo khoác thường mặc, lặng lẽ đóng cửa, và sau đó không bao giờ trở lại.”
Đau buồn không gì lớn hơn cái chết, tình yêu không được bảo vệ nhất định sẽ phai nhạt. Bạn nghĩ rằng người ấy sẽ luôn chờ đợi bạn vô điều kiện, nhưng một ngày nọ, bóng lưng của cô ấy sẽ biến mất trong gió.
Một cuốn sách dạy chúng ta rằng: “Đã yêu ai thì phải làm ngay, đừng bao giờ chờ đợi”.
Còn chần chừ gì nữa, hãy yêu thương người bên cạnh bạn. Hãy thử mua hoa, làm bữa tối và chuẩn bị một món quà nhỏ cho người thân của bạn. Thậm chí chỉ một lời cảm ơn cũng có thể khiến đối phương cảm thấy hạnh phúc.
Đừng để người yêu mình phải đợi lâu, cuộc đời ngắn ngủi nên hãy hạn chế mắc lỗi ít nhất có thể.
Tôi cũng hy vọng rằng người vợ có thể đọc lá thư này và có cơ hội kết nối lại với độc giả của tôi.
Thương vợ cũ nằm viện, tôi vào chăm có mấy ngày mà vợ mới lồng lộn ghen tuông
Tôi với Yến - vợ cũ tuy đã ly hôn nhưng vẫn xem nhau là bạn. Bởi dù gì thì cũng từng kết tóc xe duyên, không còn yêu vẫn còn tình nghĩa. Tôi cam đoan quan hệ giữa chúng tôi rất trong sáng mà vợ lại không chịu tin. Cô ấy lúc nào cũng ghen bóng ghen gió làm tôi nhiều khi thấy mệt mỏi khinh khủng.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Không ít lần tôi giải thích với vợ, giữa chúng tôi có 1 đứa con chung. Bản thân Yến đã nhận nuôi con là chịu phần thiệt để tôi rảnh thân, dốc toàn tâm toàn sức sống với cô ấy. Đương nhiên thi thoảng tôi cũng phải qua lại thăm nom con riêng, giúp đỡ Yến những việc mà đàn bà không tự làm được như sửa cái bóng điện hay thông đường ống nước chẳng hạn. Vậy mà vợ tôi hễ biết chuyện là kiểu gì cũng mặt nặng mày nhẹ, giận dỗi khó chịu tới vài ngày, chồng hỏi không nói, gọi không thưa. Có lần thấy tôi ăn cơm tối cùng vợ cũ, con riêng, vợ gọi facetime rồi khóc lóc bù lu bù loa bảo tôi đừng về nhà nữa khiến tôi xấu hổ không biết giấu mặt đi đâu.
Đợt vừa rồi Yến bị sốt xuất huyết phải nằm viện gần nửa tháng. Biết cô ấy chỉ có thân 1 mình trên thành phố, tôi không đành lòng bỏ mặc. Với lại, khi vợ cũ nằm viện, con trai tôi sẽ không có ai chăm đương nhiên tôi phải chạy đi chạy lại lo cho thằng bé. Ban đầu tôi tính đưa nó về nhà mình nhưng con không thích nên tôi mới phải vất vả chạy ngược chạy xuôi. Lẽ ra là phụ nữ, vợ tôi nên thông cảm, thương chồng, đằng này cô ấy cứ đay nghiến, ghen bóng ghen gió đổ cho tôi còn yêu mới quan tâm lo lắng cho vợ cũ như thế.
Bực nhất là hôm ấy, tranh thủ giờ nghỉ trưa của công ty, tôi chạy đi mua cho Yến bát cháo mang vào viện. Vợ tôi theo dõi biết được gọi cả bạn tới đánh ghen làm ầm ĩ khiến tôi muối mặt với bao nhiêu bệnh nhân trong đó. Trong lúc nóng giận, tôi giơ tay tát vợ 1 cái cũng chỉ có ý cảnh cáo, thế mà lập tức em lăn đùng ngã ngửa ra sàn gào khóc bảo tôi gian díu vợ cũ , đánh vợ mới không tiếc tay. Sau tôi kéo em về nhà để vợ chồng nói chuyện thẳng thắn, em lại đùng đùng dọn đồ về nhà đẻ, yêu cầu ly hôn.
Vợ ngang ngược quá, tôi chán chẳng buồn đôi co. Không thể cứ động tý lại lại dọa ra tòa nên tôi kệ cho vợ bế con đi. Hết hằn học cô ấy tự mò về, không thì chia tay luôn cũng được. Tôi chán lắm rồi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Rời khỏi tòa án, vợ cũ dúi vào tay chồng cũ một con rối gỗ nhỏ kèm câu nói nhẹ bẫng nhưng đủ khiến anh ta hoảng loạn 'đứng không vững' Thời điểm rời khỏi tòa án, cầm trên tay là phán quyết ly hôn, trước khi mỗi người rẽ theo một hướng, Lành đã đặt vào tay chồng cũ một con rối gỗ nhỏ xinh. Phận làm con cần kính yêu và tôn trọng cha mẹ. Thế nhưng đã là người trưởng thành, nhất là khi có gia đình riêng thì mỗi người...