Bức ảnh tỷ đô: Người thừa kế Samsung đàm đạo cùng CEO Google, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp khi từng giúp nhau đấu lại Apple
Samsung tạo ra rất nhiều tiền cho Google khi các thiết bị thông minh của họ đều sử dụng Android.
Tờ KoreaTimes trích nguồn tin thân cận cho hay, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong đã kêu gọi các nhân viên của mình cùng nỗ lực thay đổi cách suy nghĩ để giúp tập đoàn hàng đầu của đất nước vượt qua bất kỳ cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nào trong tương lai.
Nhận xét hiếm hoi của ông Lee được đưa ra trong chuyến ghé thăm đến Samsung Research America (SRA) và văn phòng Giải pháp thiết bị của tập đoàn ở Thung lũng Silicon vào thứ hai vừa qua. Đây là một trong những hoạt động cuối cùng của ông trong chuyến công tác tại Mỹ. SRA là một tổ chức cốt lõi của Samsung vì họ chịu trách nhiệm việc phát triển và khởi xướng tất cả các sản phẩm trong tương lai của công ty.
“Bản đồ công nghiệp đang được định hình lại và điều đó có nghĩa là môi trường cho sự tồn tại của công ty đang thay đổi đáng kể. Chúng ta không thể tồn tại trong điều kiện đó bằng cách đuổi theo các công ty khác trong nỗ lực vượt qua họ”, Phó chủ tịch Lee nói trong một thông cáo báo chí của công ty.
Video đang HOT
“Tôi muốn các bạn cùng tôi định hình lại một Samsung mới bằng cách biến những điều không thể thành có thể. Đây sẽ là một quá trình khó khăn. Nhưng đây là cách mà trước đây chưa từng được thực hiện”.
Động thái của ông Lee được coi là một nỗ lực để giành được sự ủng hộ từ các nhân tố quan trọng. Trước đó, ông đã gặp Giám đốc điều hành Verizon Wireless và hội đàm với Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai tại trụ sở Google vào hôm thứ Ba. Google là đơn vị ủng hộ hàng đầu của Samsung kể từ khi 2 công ty bắt đầu mối quan hệ.
Khi Samsung tham gia vào cuộc chiến tranh tụng bằng sáng chế với Apple vài năm trước, Google đã đóng vai trò là “người trợ giúp” bằng cách cho phép công ty Hàn Quốc truy cập vào một số dữ liệu bí mật của họ. Các thiết kế ý tưởng khác nhau của Google đã được Samsung thương mại hóa nhờ thế mạnh về sản xuất.
“Mối quan hệ được củng cố hơn nữa khi cuộc gặp giữa Lee-Pichai đề cập đến sự phát triển chung của chất bán dẫn hệ thống, thực tế ảo, thực tế tăng cường và phương tiện không người lái”, đại diện Samsung tại Seoul cho biết.
Các nhà quan sát lưu ý rằng Lee có thể đã yêu cầu ban lãnh đạo cao nhất của Google cho phép Samsung sản xuất chip xử lý ứng dụng – chip não – để sử dụng trong điện thoại thông minh Pixel nội bộ của Google. Trên thực tế, trước đó ông nói rằng công ty hy vọng sẽ trở thành nhà sản xuất chip hệ thống hàng đầu vào năm 2030 bằng cách vượt TSMC – công ty có trụ sở tại Đài Loan. Nếu Google đồng ý thì đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho Samsung trong việc thu hẹp khoảng cách với TSMC.
Samsung Electronics cuối cùng đã thông báo rằng Taylor, Texas, sẽ là địa điểm đặt nhà máy mới của hãng sau khi các chi tiết về ưu đãi thuế được ấn định. Thống đốc Texas sẽ đưa ra thông báo chính thức khi Samsung nộp giấy tờ chi tiết cụ thể của kế hoạch đầu tư lên Sở giao dịch Hàn Quốc (KRX).
Lee đã ra tù vào tháng 8 sau khi Bộ Tư pháp quyết định ông đủ điều kiện để được ân xá. Ông hiện đang ở Mỹ để tham gia một loạt các cuộc gặp trực tiếp và bình thường với các giám đốc điều hành hàng đầu của các công ty vốn là khách hàng cốt lõi và tương lai của Samsung.
Trong một thông cáo báo chí hiếm hoi trước đó, Samsung cho biết ông Lee đã gặp gỡ người đồng sáng lập Moderna. Ông cũng đã có các cuộc nói chuyện với một số quan chức Nhà Trắng không rõ danh tính ở Washington D.C. Điều này cho thấy vai trò mở rộng cho công ty trong việc hỗ trợ sáng kiến chuỗi cung ứng chất bán dẫn của chính quyền ông Biden để đổi lấy sự hỗ trợ đáng kể hơn cho khoản đầu tư theo lịch trình vào Taylor.
Trong khi các Big Tech đổ xô vào metaverse, CEO Google coi lĩnh vực cũ kỹ này mới là 'mỏ vàng' sẽ tạo ra 1.000 tỷ USD tiếp theo
Vị CEO gốc Ấn dự định sẽ có nhiều sản phẩm của Google được phát triển và thử nghiệm ở châu Á trước khi tung ra trên toàn cầu.
Trong khi rất nhiều ông lớn công nghệ coi "vũ trụ ảo" metaverse chính là mảnh đất màu mỡ tiếp theo để tạo ra tăng trưởng, CEO Sundar Pichai lại nhìn thấy tương lai của Google ở lĩnh vực cũ kỹ nhất: tìm kiếm trên Internet.
"Thật may mắn là sứ mệnh của chúng tôi dường như vĩnh cửu", Pichai nói với phóng viên Emily Chang của Bloomberg Television. "Hiện nhu cầu tổ chức lại thông tin đang lớn hơn bao giờ hết".
Đầu tháng 11, giá trị vốn hóa của Alphabet (công ty mẹ Google) đã vượt mốc 2.000 tỷ USD nhờ báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng vọt trong đại dịch. Khi được hỏi 1.000 tỷ USD vốn hóa tiếp theo sẽ đến từ đâu, Pichai nhắc ngay đến mảng kinh doanh cốt lõi của công ty. Theo dự đoán của ông, người tiêu dùng sẽ sử dụng nhiều cách mới để tìm kiếm thông tin, ví dụ như tìm kiếm bằng giọng nói. "Có thể thích nghi với những thay đổi đó và cải tiến cỗ máy tìm kiếm sẽ mang đến cơ hội lớn nhất cho chúng tôi".
Kể từ khi tiếp quản Google năm 2015, Pichai đã hướng công ty tiến sâu hơn vào mảng điện toán đám mây và trí thông minh nhân tạo nhưng cũng phải đối mặt với sự quản lý ngày càng chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Trong buổi phỏng vấn, Pichai liệt kê đám mây, YouTube và app store hiện đang là những cỗ máy tăng trưởng chính của Google. Hiện Google đang đầu tư công nghệ AI cho các mảng này.
Vị CEO gốc Ấn dự định sẽ có nhiều sản phẩm của Google được phát triển và thử nghiệm ở châu Á trước khi tung ra trên toàn cầu nhưng không phải là ở Trung Quốc. Sau khi "đóng băng" kế hoạch mang Google search vào đại lục năm 2018, phần lớn các dịch vụ mà Google cung cấp hiện vẫn không có mặt ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Pichai cho biết điều đó sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Tuy nhiên ông không đồng tình với các CEO khác ở thung lũng Silicon khi nhận xét về các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Ông thừa nhận Google đang cạnh tranh khốc liệt với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực AI và máy tính lượng tử nhưng khẳng định Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể hợp tác trong những lĩnh vực như biến đổi khí hậu và ứng dụng AI trong giám sát an ninh.
Về lĩnh vực vũ trụ ảo, Google cũng đã có một vài thử nghiệm tiếp cận với các sản phẩm ảo và công nghệ thực tế ảo nhưng không đạt được nhiều thành tựu. Thiết bị đeo Google Glass là 1 ví dụ điển hình.
Theo chân Apple, Google sẽ dùng chip "nhà trồng" trên laptop Chromebook vào năm 2023 Google hiện đang sử dụng các chip do Intel và AMD sản xuất trên Chromebook. Cuối năm 2020, Apple đã ra mắt MacBook với chip "nhà trồng" M1, đánh dấu một sự thay đổi lớn trên thị trường. Giờ đây, theo chân Apple, Google đang tiến gần hơn đến việc tung ra các CPU của riêng mình cho dòng laptop Chromebook, theo những...