Bức ảnh này có ý nghĩa cực kỳ to lớn với người Anh, vì nó xảy ra bên một dòng sông được tuyên bố đã CHẾ.T từ 70 năm trước
Những chấm đen trong hình có thể xem là niềm tự hào của người Anh, vì nó cho thấy nỗ lực của họ đã được đền đáp như thế nào.
Sông Thames, dòng sông được mệnh danh là thơ mộng nhất của châu Âu, và là con sông quan trọng nhất tại miền Nam nước Anh.
Nhưng con sông ấy không phải lúc nào cũng thơ mộng. Vào những năm 1950, sông Thames đã từng bị ô nhiễm nặng nề, đến mức các nhà sinh học buộc phải xác nhận rằng nó đã “chế.t về mặt sinh học”. Lượng oxy trong nước khi đó không đủ để bất kỳ sinh vật nào có thể tồn tại.
Và bởi vậy, bức ảnh dưới đây mới trở nên thực sự có ý nghĩa với khoa học và người Anh nói riêng.
Những vết đen trong hình là hải cẩu – cụ thể là hải cẩu cảng, tổng cộng 138 con. Chúng là những con hải cẩu ra đời ngay tại sông Thames trong suốt 12 tháng qua, theo số liệu của Hội Động vật học London (ZSL – Anh Quốc).
Cụ thể, ZSL từ năm 2013 đã bắt đầu chương trình tính toán lại số lượng hải cẩu trên sông Thames. Năm 2017, có 1104 con hải cẩu cảng, và hơn 2400 hải cẩu xám xuất hiện ở cửa sông. Điều này cho thấy con sông đang dần trở thành một nơi đáng sống, cho phép hải cẩu có được lượng thức ăn dồi dào hơn.
Sông Thames những ngày bị ô nhiễm
Con sông hồi sinh
Dĩ nhiên, một con sông đang ô nhiễm đến mức “chế.t” không thể tự dưng được như vậy, mà do con người xung quanh đã nhận thức được các vấn đề về môi trường. Vào những năm 1970 – 1980, các nguồn thải nguy hiểm xuống sông đã giảm đáng kể. Người dân cũng không còn sử dụng thuố.c trừ sâu, thuố.c trừ cỏ… để tránh việc mưa cuốn trôi xuống sông.
Được biết, lượng hải cẩu tại sông Thames đang tăng dần qua từng năm, nhưng chưa rõ điều này là do lượng hải cẩu sẵn có sinh ra thế hệ mới, hay do hải cẩu từ các khu vực khác nhập đàn sau khi đàn của chúng bị tan rã.
Bởi vậy, ZSL quyết định thực hiện khảo sát số lượng hải cẩu từ trên không, dựa vào một loại máy bay cỡ nhỏ. Đây là cách được cho là dễ dàng hơn để đếm số lượng hải cẩu thực sự trong một khu vực, vì loài vật này thường di chuyển khá nhiều.
“138 con hải cẩu đã được sinh ra chỉ trong 1 mùa.” – Thea Cox, chuyên gia bảo tồn cho biết.
Video đang HOT
“Lũ hải cẩu sẽ không thể sinh nở tại đây mà không có nguồn thức ăn dồi dào, vậy nên có thể nói hệ sinh thái tại sông Thames đang hồi sinh, nhất là so với thời điểm chúng được xem là đã “chế.t” vào thập niên 1950.”
Anna Cucknel, giám đốc dự án bảo tồn sông Thames của ZSL cho biết: “Việc khôi phục Mẹ sông Thames – cách chúng tôi gọi con sông – là cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái và các loài vật. Giờ đây con Mẹ đang là mái nhà cho hơn 100 loài cá – bao gồm 2 loài cá mập, nhiều loài cá ngựa và cả loài cá chình châu Âu vốn đang bị đ.e dọ.a,”
“Đáng chú ý, lũ hải cẩu cảng non có thể bơi được chỉ vài giờ sau khi sinh, nghĩa là chúng thực sự thích nghi rất tốt với môi trường sống trong khu vực này.”
“Khi triều lên, chúng có thể bơi ra biển.”
“Hải cẩu xám thì cần nhiều thời gian hơn để thích nghi. Vậy nên chúng sẽ sinh sản ở một nơi khác, sau đó quay lại sông Thames để kiếm ăn.”
Tham khảo: Daily Mail, BBC
Theo Helino
Tình hình cháy rừng tại Amazon đang trầm trọng đến mức nào: 8 tháng 100.000 vụ cháy, thảm họa ở tầm cỡ địa cầu
Tình hình cháy rừng tại Amazon đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, với nhiều hệ lụy khiến tất cả chúng ta không thể làm ngơ.
Amazon, lá phổi xanh của Trái đất, nơi chịu trách nhiệm cho 20% lượng oxy của toàn hành tinh, hiện đang bốc cháy!
Và đó là những đám cháy thực sự lớn. Ngay lúc này, hàng ngàn vụ cháy rừng đang xảy ra tại Amazon, với mật độ dày đặc và quy mô kỷ lục trong suốt 1 thập kỷ vừa qua. Chúng lớn đến mức thậm chí có thể quan sát được từ vũ trụ.
Hình ảnh cháy rừng quan sát được từ vũ trụ
Hiện tại trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, thông điệp #PrayforAmazonas đang nhận được sự quan tâm cùng độ lan tỏa dữ dội. Tuy nhiên, đa số những tấm hình đang được lan truyền mạnh nhất, dữ dội nhất lại tồn tại từ hàng chục năm trước, thậm chí còn không phải ở Brazil . Điều này vô tình khiến nhiều người cảm thấy hoang mang không biết có nên tin vào những gì được lan tỏa, và cũng không rõ những gì đang thực sự xảy ra ở khu rừng mưa lớn nhất Trái đất.
Vậy chuyện gì đang xảy ra ở Amazon, và những đám cháy ấy thực sự tệ hại đến mức nào?
Cháy rừng ở mật độ chưa từng có
Theo dữ liệu thống kê của Cơ quan vũ trụ Quốc gia Brazil, những đám cháy rừng tại Amazon vào năm 2019 đang đạt mức "chưa từng có" trong vòng hàng chục năm qua. So với cùng kỳ năm 2018, số lượng các vụ cháy tăng đến hơn 85%.
Biểu đồ cho thấy số lượng các vụ cháy rừng tại Amazon Brazil
Cụ thể, những con số chính thức cho thấy chỉ trong 8 tháng đầu năm 2019 đã có tới hơn 75.000 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil - cao nhất kể từ năm 2013. Trong khi đó năm 2018, số lượng các vụ cháy rừng chỉ rơi vào khoảng 39.759 vụ mà thôi.
Trên thực tế, cháy rừng tại Amazon không phải chuyện hiếm, đặc biệt là trong mùa khô từ tháng 7 - 10. Cháy rừng có thể xảy ra một cách tự nhiên - do sấm sét tạo ra, nhưng hàng chục năm trở lại đây nguyên nhân chính lại là vì cây rừng bị chặt hạ nhiều, và nông dân dọn rừng làm rẫy.
Nông dân dọn rừng làm rẫy là nguyên nhân chính khiến cháy rừng xảy ra
Mỗi phút, một khoảng rừng tương đương diện tích của một sân bóng tại Amazon lại mất đi, trong khi tổng thống đương nhiệm Brazil - ông Jair Bolsonaro, thì cho rằng đó là những con số "dối trá". Có điều với các nhà hoạt động, ông Bolsonaro vốn đã rất nổi tiếng vì thái độ chống lại môi trường, và số liệu cho thấy những hành động của ông đang khiến tình hình khu rừng ngày càng tệ hơn. Chỉ trong 2 tháng gần nhất, có tới hàng ngàn hecta rừng bị chặt hạ, tăng 278% so với cùng kỳ 2018.
Không chỉ Brazil có cháy rừng
Có một điều ít người để ý, đó là Amazon không thuộc quyền sở hữu của một mình Brazil, mà một số quốc gia khác cũng nằm trong lưu vực này. Và gần như toàn bộ các quốc gia xung quanh đều được chứng kiến cháy rừng ở mức độ cao trong năm nay.
Ngay sau Brazil là Venezuela, với hơn 26.000 vụ cháy kể từ đầu năm nay. Bolivia đứng thứ 3, với 17.000 vụ.
Nghĩa là cùng với cón số 75.000 ở Brazil, tổng cộng có đến hơn 110.000 vụ cháy xảy ra trên phạm vi rừng Amazon tính từ đầu năm 2019.
Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Các tiểu bang phía Bắc Brazil như Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas đều cho thấy tỷ lệ cháy rừng tăng mạnh so với mức trung bình trên toàn quốc gia trong những năm qua. Roraima tăng đến 141%, Acre là 138%, Rondônia là 115%, và thấp nhất là Amzonas với 81%.
Xa hơn về phía Nam, bang Mato Grosso do Sul cũng tăng đến 114%. Hiện tại, tiểu bang lớn nhất của Brazil là Amazonas đã bật cảnh báo khẩn cấp ở mức tối đa vì nguyên nhân này.
Cháy rừng tại Amazon đang lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài không gian, nghĩa là chúng rất lớn. Một đám cháy lớn sẽ tạo ra những cột khói khổng lồ, và lần này cũng không ngoại lệ. Khói thực sự đang bao phủ khắp khu rừng và lan tỏa ra những khu vực xung quanh.
Khói bụi, CO2 - những tác nhân gây hệ luỵ nghiêm trọng
Phạm vi lan tỏa của khí CO từ vụ cháy rừng Amazon
Theo Cams (Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của EU), khói từ vụ cháy rừng lần này đã di chuyển rất xa, đến tận các vùng duyên hải Đại Tây Dương. Khói dày đặc đến mức khiến bầu trời tại São Paulo chuyển thành đen kịt giữa ban ngày, mà thành phố này cách đám cháy những 3.200km.
Bầu trời São Paulo cách đám cháy 3200km đen kịt giữa ban ngày
Kèm theo khói là CO2. Số liệu từ Cams cho thấy kể từ đầu năm 2019, có ít nhất 228 megaton khí CO2 bị thải ra, cao nhất kể từ năm 2010 (1 triệu tấn). Đó là chưa tính đến khí CO (carbon monoxide) - loại khí sinh ra khi gỗ rừng bị đốt cháy trong tình trạng thiếu oxy, có khả năng gây độc mạnh chế.t người. Hiện tại, khí CO từ Amazon đã lan tỏa khắp các vùng duyên hải Nam Mỹ.
Lưu vực sông Amazon - mái nhà của hàng triệu loài sinh vật và ít nhất 1 triệu người bản địa - có vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường. Rừng cây tại khu vực này chịu trách nhiệm ổn định quá trình Trái đất nóng lên, với khả năng lưu trữ hàng triệu tấn carbon thải ra mỗi năm. Nhưng với việc rừng cây bị tàn phá, lượng carbon đang được giữ lại sẽ bị giải phóng, và hệ quả là tốc độ biến đổi khí hậu sẽ tăng lên cực kỳ nhanh.
Tham khảo: BBC, CNN
Theo Helino
Điều gì khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn luôn sạch bóng dù đã hơn 600 năm tuổ.i? Có hai lý do khiến mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ và toát lên vẻ uy nghiêm dù đã qua hơn 600 năm. Như chung ta đa biêt, Tư Câm Thanh tai Băc Kinh la cung điên đươc hoang gia sư dung qua hai triêu đai lơn trong lich sư Trung Quôc. Đây la công trinh kiên truc công trinh...