Bữa trưa “níu chân” học sinh miền núi
Nằm trong chương trình chống bỏ học ở trẻ miền núi, từ gần 1 tháng nay, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thí điểm tổ chức cho học sinh tiểu học miền núi ăn trưa tại trường thay vì phát học bổng bằng tiền…
Hào hứng với bữa ăn tươi
Đúng 10 giờ 30, bữa cơm trưa của học sinh Trường Tiểu học Khánh Nam (xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bắt đầu. Các cô nhà bếp khiêng lên phòng học 3 nồi cơm to, canh, thịt xào. Sau khi rửa tay, mỗi trò mỗi khay nhựa, háo hức đến nhận từng món ăn rồi tự bưng về lớp. Được hỏi, em nào cũng khen cơm ở trường ngon hơn ở nhà vì cơm có thịt và rất thích đi học!
Ở Trường Tiểu học Khánh Thành (xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh), học trò được “phục vụ tận miệng”. Các chị nhà bếp chia phần rồi bưng lên dọn sẵn ở “nhà ăn dã chiến” được che bạt ở một góc sân chơi.
Video đang HOT
Học sinh miền núi Khánh Hòa hào hứng với bữa trưa tại trường.
Thầy Nguyễn Văn Sỹ – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nam, cho biết, trường hiện có 167 học sinh. Các em học sinh dân tộc được “bao cấp” bữa trưa với tiêu chuẩn 200.000đồng/em/tháng. Học sinh rất hào hứng không chỉ vì ăn cùng bạn rất vui mà còn vì cơm có cá, thịt.
Nhờ có bữa trưa tại trường mà các em được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, được bảo đảm giấc ngủ trưa, giờ giấc học hành cũng nền nếp hơn. Các em không còn phải vượt đường xa về nhà mỗi trưa nắng rồi chiều quay lại trường nên sĩ số các lớp luôn ổn định.
Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa, bà Hoàng Thị Lý cho biết: Chương trình này giúp chống bỏ học, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi, hơn nữa giúp các em có thêm kỹ năng sống trong môi trường tập thể.
Lo lắng an toàn vệ sinh thực phẩm
Cô Lê Thị Tuyết – Hiệu trưởng Trường Tiều học Khánh Thành, chia sẻ: Hiện nay, cơ sở vật chất như nồi niêu chén bát, chiếu, gối… đều phải tự vận động nguồn xã hội hóa hoặc nhờ sự hỗ trợ của địa phương, trong khi đó Khánh Thành là xã nghèo nên còn đang thiếu thốn mọi bề.
Nhờ có bữa trưa tại trường mà các em được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, được bảo đảm giấc ngủ trưa, giờ giấc học hành cũng nền nếp hơn.
Còn ông Trần Văn Trung – Phó Phòng GDĐT huyện Khánh Vĩnh, cho biết: Huyện đã trích ngân sách hợp đồng thời vụ với 55 cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh ở toàn bộ 13 trường tiểu học nhưng chưa trường nào có bếp ăn, nhà ăn đạt chuẩn… “Lo nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)” – ông Trung thành thật chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Lý – Phó Giám đốc Sở GDĐT Khánh Hòa, cho biết: Hiện nay, các trường ở huyện Khánh Vĩnh đều đang phải tự nấu, nhiều trường còn dùng bếp củi, bếp tạm ở khu vực chật hẹp, chưa hợp vệ sinh của nhà công vụ giáo viên…
Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết trong giai đoạn 2 của đề án. Riêng chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên trực trưa và việc nâng học bổng dành cho bữa trưa cho học sinh miền núi đã được Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa sớm phê duyệt trong nay mai.
Theo Mai Khuê (Dân Việt)
"Robot" hành chính
Trong 2 tháng qua, huyện miền núi cao Nam Trà My, Quảng Nam đã thực hiện chủ trương trả lương cho 100% cán bộ công nhân viên chức qua thẻ ATM. Điều oái ăm là toàn huyện này chưa có được 1 trụ ATM nào cả.
Hai thầy giáo méo mặt đẩy xe vượt rừng hơn 1 ngày đường từ xã Trà nam về huyện nhận lương - ảnh Vũ Trung.
Vì thế, cả ngàn cán bộ, CNVC phải sắp hàng nhiều ngày ở CN ngân hàng dịp cuối tuần để... rút tiền lương. Ngân hàng chỉ làm việc giờ hành chính, vì vậy, cả trăm cán bộ miền núi, giáo viên cắm bản phải bỏ dạy, trốn cơ quan để băng rừng 2 ngày đường về trung tâm huyện... rút lương. Ngân hàng cho biết, đến 2013 thì mới lắp đặt được trụ ATM ở thị trấn. Nghịch cảnh cười ra nước mắt này sẽ tồn tại dài lâu.
Khi chủ trương, chính sách của nhà nước có hiệu lực, lập tức cán bộ công chức nhà nước, cơ quan quản lý hành chính địa phương triển khai một cách cứng nhắc, bất chấp thực tiễn cuộc sống có phù hợp với những chính sách, chủ trương đó hay không. Hậu quả là chính sách không đi vào đời sống, chủ trương của nhà nước vô hiệu lực và người dân "nhờn thuốc".
Nghị định 71CP có hiệu lực, theo đó có quy định xử phạt đối với phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, vừa triển khai đã vấp phải những nghịch cảnh trái khoáy, khôi hài, gây phản ứng dữ dội từ người dân. Những bất hợp lý, vướng mắc từ thực tiễn cuộc sống đã khiến cho điều khoản này không thể thực hiện được. Và tất nhiên, quy định này buộc phải hoãn.
Trước đó, ngày 5.8.2012, Nghị định 52CP về việc xử phạt nặng (đến 5 triệu đồng) khi nghe điện thoại tại các cây xăng dầu, vừa triển khai cũng không thể thực thi được ngoài đời sống vì những bất cập đến vô lý của nó. Điều này không phải là cá biệt, năm 2010, Nghị định 45CP về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng cũng rơi vào tình trạng... mất hiệu lực tương tự khi chẳng ai phạt, và không ai bị phạt hút thuốc nơi công cộng.
Một chủ trương, chính sách nhà nước khi ra đời, tất nhiên phải qua một quy trình nghiêm ngặt. Nhất là đối với những chủ trương có sự ảnh hưởng trực tiếp, đến rộng rãi người dân như các Nghị định vừa nêu trên thì cần thiết phải nghiên cứu trước thực tiễn, lấy ý kiến của các ban ngành, cơ quan liên quan khác.
Đặc biệt, nhà nước cần phải tham khảo ngay ý kiến của đối tượng được điều chỉnh trực tiếp bởi các chủ trương của mình. Tức là người dân phải có ý kiến. Thế nhưng, khi "làm" chính sách, quy trình này đã bị bỏ qua hoặc làm qua loa chiếu lệ.
Thực hiện trưng cầu dân ý, nói cách khác là người dân phải được tham gia phúc quyết các vấn đề liên quan đến họ, đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc, thì những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước mới đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy được dân chủ.
Theo laodong
Cùng chăm lo đời sống giáo viên Ngày 21.11, tại Vĩnh Long, Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam tổ chức sơ kết 2 năm (2010 - 2012) thực hiện "Quy chế phối hợp chỉ đạo giữa CĐGD Việt Nam với LĐLĐ 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL". LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long (đơn vị đăng cai) tặng hoa cho các thầy cô giáo là cán bộ CĐGD các tỉnh tham...