Bữa sáng cho từng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng cơ thể của chúng ta là khác nhau. Vì vậy, hãy biết cách tạo ra một bữa sáng phù hợp với độ tuổi để đảm bảo sức khoẻ.
Bữa sáng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể vì đây là lúc các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh nhất và hấp thụ các loại chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào đảm bảo cho sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Bữa sáng của trẻ em
Những năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể chúng ta khi trưởng thành. Do vậy, giai đoạn này bữa sáng cần được bổ sung nhiều protein và canxi giúp để giúp trẻ phát triển về thể lực và chiều cao. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ để ngăn ngừa các vấn đề về răng và bệnh tiểu đường sau này.
Sữa, bánh mỳ, trứng là những thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng hàng ngày của trẻ. Bạn cũng có thể thay sữa bằng các loại nước ép trái cây hoặc bánh quy thay thế bánh mỳ để thay đổi khẩu vị và bữa ăn cho trẻ, giúp trẻ “hào hứng” với bữa sáng hơn.
Bữa sáng của thanh thiếu niên
Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ bắt dầu phát triển rất mạnh, về cả chiều cao, thể lực và trí tuệ. Do vậy, bữa ăn sáng phải đảm bảo đầy đủ các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu bao gồm: vitamin A, C, canxi… và đặc biệt là cần tới nhóm thực phẩm cung cấp đủ nhiệt lượng cho sự phát triển của cơ thể.
Bữa sáng ở độ tuổi này thiết phải có 1 ly sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, 1 lượng thích hợp rau xanh hoặc hoặc hoa quả, 100 gram tinh bột (bánh mỳ, bánh bao, cơm…) hoặc các thực phẩm giầu carbonhydrate khác để đảm bảo nguồn năng lượng và calo cho hoạt động thể chất và trí tuệ mà cơ thể cần ở giai đoạn này.
Bữa sáng của người trưởng thành
Video đang HOT
Đây là giai đoạn “sung mãn” nhất của sức khoẻ con người. Bữa sáng cần được phong phú hơn về các thành phần dinh dưỡng. Các thực phẩm giầu chất béo cũng được sử dụng vào bữa ăn sáng để đảm bảo nhu cầu về năng lượng cho một ngày dài hoạt động của cơ thể.
Trứng, sữa, đậu nành, cá, thịt, ngũ cốc… đều là những thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng của những người trưởng thành.
Bữa sáng của người ở tuổi trung niên
Bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu lão hoá cả về hệ thần kinh, sinh lý và vận động. Để làm ngăn chặn và làm chậm quá trình “già cỗi” của các tế bào trong cơ thể, ngoài việc cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao và một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ngoài việc cung cấp đủ thành phần các loại vitamin, khoáng chất thiếu yếu, bữa sáng của người ở độ tuổi trung niên còn cần chú ý bổ sung thêm phốt pho vì khoáng chất này giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng qua các tế bào đồng thời loại muối phốt pho canxi có tác dụng chống lão hoá cho xương ở độ tuổi trung niên.
Bữa sáng ở độ tuổi này cũng cần giảm thiếu tối đa các thực phẩm chứa calo và chất béo. Trứng, sữa, cháo, rau xanh là những thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng ở độ tuổi này.
Bữa sáng của người già
Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể người đã giảm đi rõ rệt. Chứng loãng xương trở thành mối quan tâm hàng đầu của người già. Do vậy, bên cạnh các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hãy cung cấp các đồ ăn chứa nhiều can-xi cho cơ thể để giảm thiểu cá bệnh đau nhức xương thường gặp ở người cao tuổi.
Bữa ăn sáng ở độ tuổi này cần ở dạng mềm nhưng vẫn cần đầy đủ dinh dưỡng. Bữa sáng gồm các thực phẩm giầu dinh dưỡng, chất xơ, các nguyên tố vi lượng và dễ tiêu hoá như: đậu nành, ngũ cốc, đậu phộng, sữa, rau xanh, hoa quả…
Các loại cháo, đặc biệt là cháo kiều mạch rất tốt cho bữa sáng vì chúng giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, chống lại các bệnh xơ vữa động mạnh ở người cao tuổi.
Theo Dân trí
Khoai tây - Thuốc quý, chữa nhiều bệnh
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Một số nước trên thế giới đã dùng khoai tây để chữa một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa có kết quả như ở Nga, Ailen, Thụy Điển, Mỹ.
Khoai tây chữa một số bệnh sau đây:
- Sốt do say nắng: Dùng củ giã đắp hai bên thái dương và trán (kinh nghiệm Tuynidi).
- Đau tim: luộc củ ăn thường xuyên (kinh nghiệm dân gian Nga).
Một nhà nghiên cứu ở Ailen và Boston nghiệm thấy chế độ ăn nhiều khoai tây thì tỷ lệ bệnh tim là 29%, trong khi chế độ ăn không có khoai tây tỷ lệ bệnh tim là 42%.
- Tăng huyết áp: hoa khoai tây sắc uống thay trà.
- Nhồi máu cơ tim: tăng khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol có hại trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu vốn là nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.
- Dạ dày nhiều dịch vị chua, ruột kém nhu động:
Dùng củ khoai tây ép lấy nước uống thường xuyên.
- Viêm dạ dày tá tràng; giải độc tiêu hóa: Bột khoai tây pha uống, hoặc liên tục ăn khoai tây cả vỏ.
- Đau bụng: vỏ củ khoai tây 10g. Sắc uống.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: xông, hít hơi khoai tây luộc.
- Bệnh trầm cảm: ăn nhiều khoai tây kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin và đưa tryptophan lên não dẫn đến tạo ra nhiều seretonin ức chế trầm cảm lo âu. Qua nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển và Mỹ phát hiện thấy những người tự tử là những người mắc chứng trầm cảm có hàm lượng seretonin ở não rất thấp.
- Bỏng, eczema, chấn thương: củ khoai tây cắt lát dán, đắp.
- Béo phì: ăn khoai tây 8 tuần liền, người béo phì có thể hạ tới 7kg thể trạng.
Theo SK&ĐS
Bí quyết giúp "mèo ú" đốt cháy chất béo nhanh chóng Làm thế nào để cơ thể bạn bớt mèo ú, đốt cháy chất béo dư thừa một cách nhanh chóng và an toàn nhất? 1. Măm nhiều chất xơ Thực tế, hầu hết chúng mình thường không măm đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Nguyên nhân là do chúng mình thường không ăn nhiều rau quả mà lại kết thân với...