Bú sữa pha với nước sông lắng phèn, bé 3 tháng tuổi xuất huyết tiêu hóa nặng
Bé gái 3 tháng tuổi bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun…
do phụ huynh có thói quen dùng nước sông lắng phèn, không đun sôi, để pha sữa cho trẻ bú.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun… nghi do bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không đun sôi – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 16-8, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết đang điều trị bé gái D.T.N.T. (3 tháng tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun… nghi do bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không đun sôi.
Trước đó, bé được bố mẹ đưa đi khám bác sĩ tư và được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng. Bé điều trị 8 ngày, hết sốt nhưng vẫn còn đi cầu phân đen, lỏng 3-4 lần/ngày.
Phụ huynh thấy da và môi của trẻ tái nhợt nên đưa đến khám tại bệnh viện huyện, được sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh. Tại đây trẻ được chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa và phải điều trị thêm 7 ngày với kháng sinh, truyền hồng cầu lắng.
Tuy nhiên bé vẫn còn tiêu phân đen, ói vài lần ra dịch xanh nên chuyển trẻ lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố trong tình trạng sốc mạch nhanh 168 lần/phút, nhẹ, chi mát, huyết áp khó đo, tim đều, phổi trong, bụng mềm chướng, da xanh tái, niêm nhợt nhạt, chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu chỉ còn 14% (bình thường ở tuổi này là 28-32%).
Tiến hành hội chẩn toàn viện, chẩn đoán bé xuất huyết tiêu hóa dưới kéo dài, chưa loại trừ do viêm túi thừa meckel (là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non). Qua nội soi, thám sát ổ bụng kết luận bé bị viêm phù nề niêm mạc dạ dày – tá tràng (đoạn cuối hồi tràng), nhiễm giun.
Video đang HOT
Trẻ được chuyển khoa hồi sức ngoại tiếp tục điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, chế phẩm máu, kháng sinh, xổ giun… Kết quả sau hơn một tuần điều trị, trẻ tỉnh táo, hồng hào, hết xuất huyết tiêu hóa, cai máy thở, bú khá.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng cùng ngày, bác sĩ Tiến cho biết thêm, qua khai thác về cách nuôi dưỡng trẻ, được biết phụ huynh có thói quen lấy nước sông lắng phèn, không đun sôi, để pha sữa cho trẻ bú. Các bác sĩ nghi ngờ trứng giun xâm nhập từ đây.
“Phụ huynh lưu ý chăm sóc con em mình kỹ lưỡng, ăn chín, uống sôi, rửa tay khi chế biến thức ăn, vệ sinh… để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Cha mẹ theo dõi không sát, nhiều trẻ thừa cân nguy kịch vì sốt xuất huyết
Nhiều trường hợp bệnh nhi sốt xuất huyết là trẻ thừa cân, theo dõi dấu hiệu nặng tại nhà không sát nên nhập viện trễ, dẫn đến biến chứng suy hô hấp, suy đa cơ quan nguy kịch.
Tối 17/7, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, chỉ trong hai tuần qua, nơi đây đã tiếp nhận cấp cứu cho hàng loạt trường hợp trẻ sốt xuất huyết bị các biến chứng rất nặng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy đa cơ quan.
Đáng chú ý, nhiều trẻ đã sốt cao kéo dài mới được gia đình đưa đi viện.
Như trường hợp của bé trai tên T.M.K., mới 14 tuổi nhưng nặng đến 72kg (ở tuổi này cân nặng khoảng 45-50kg), nhập viện với tiền sử sốt 4 ngày trước đó. Trong 3 ngày đầu tiên, bé sốt 39 độ C, nhức đầu, đau cơ. Đến ngày thứ tư bé hết sốt nhưng đau bụng ói, lừ đừ, tay chân lạnh.
Bé K. 14 tuổi nhưng nặng đến 72kg, nhiễm sốt xuất huyết nặng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tại bệnh viện địa phương, bé đã trong tình trạng mạch khó bắt, huyết áp khó đo, tiểu cầu giảm thấp. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển lên tuyến trên.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phát hiện K. có thêm biểu hiện sốc mạch, khó thở, chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, sốc kéo dài, tổn thương gan, suy hô hấp trên thể trạng dư cân béo phì. Bệnh nhi được tiếp tục truyền dịch chống sốc, hỗ trợ thở oxy, thở CPAP, sau đó đặt nội khí quản, truyền máu và các chế phẩm máu đậm đặc, điều trị hỗ trợ gan.
Vì tình trạng suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, áp lực bàng quang tăng cao, bé được xử lý chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp. Sau gần một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.
Hai cậu bé 11 tuổi khác cũng nhiễm sốt xuất huyết nặng và dư cân là T.X.Q.B.và P.H.S., nặng lần lượt 55kg và 53kg (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 40-45kg). Cả 2 trẻ đều vào sốc ngày 5 của bệnh và diễn tiến sốc kéo dài, biến chứng suy hô hấp rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan.
Nhiều trường hợp sốt xuất huyết biến chứng sốc, suy đa cơ quan (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Các bệnh nhi được truyền cao phân tử HES 130 6% phối hợp albumin 10%, hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập, sau 4-5 ngày điều trị, tình trạng sốc và suy hô hấp cải thiện dần.
Còn bé P.N.T.K. chuyển từ bệnh viện ở huyện Hóc Môn (TPHCM) đến trong tình trạng đã mắc bệnh 5 ngày, ói ra dịch lợn cợn màu nâu, mệt và tay chân lạnh, đã truyền dịch chống sốc ban đầu. Mới 4 tuổi nhưng bé gái đã nặng 22kg (bình thường ở lứa tuổi này khoảng 16-18kg).
Tại bệnh viện tuyến trên, bé còn biểu hiện sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tiêu phân đen. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở CPAP, thở máy, chọc dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp, truyền máu và các chế phẩm máu, điều trị hỗ trợ gan.
Vì tình trạng diễn tiến nặng, sốc kéo dài tổn thương suy đa cơ quan, bé được tiến hành lọc máu liên tục 3 chu kỳ. Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, chức năng gan thận trở về bình thường, cai máy thở.
Bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu trẻ nhiễm sốt xuất huyết nặng của con để tránh đưa đi viện trễ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Từ những trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cảnh báo phụ huynh tích cực diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng để phòng bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời.
Cụ thể, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì.
- Đau bụng.
- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Tính đến tuần 27, TPHCM ghi nhận gần 25.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 216% với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca nặng là 373 ca. Tính riêng trong tuần, TPHCM ghi nhận hơn 2.800 ca bệnh, tăng 307 ca (12,1%) so với trung bình 4 tuần trước.
Cũng trong tuần 27, địa phương ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại 2 quận Gò Vấp và Bình Tân, nâng số ca tử vong tính từ đầu năm lên 13 trường hợp.
Sốt kèm tức ngực, khó thở, đi nhiều chuyên khoa mới biết do côn trùng cắn Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhân bị sốt mò sau hành trình dài đi qua một số bệnh viện và chuyên khoa khác nhau. Bệnh nhân nữ 75 tuổi, sống ở An Dương, Hải Phòng. Trước khi đến Bệnh viện Bạch Mai, bà nhập viện Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng trong tình...