Bú sữa mẹ giúp trẻ ngừa béo phì và nhiều bệnh khác
Được nuôi bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ phòng ngừa nhiều loại bệnh tật và làm giảm nguy cơ béo phì. Các nhà khoa học cũng phát hiện những trẻ được bú sữa mẹ cũng có hệ miễn dịch mạnh hơn.
Những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít có khả năng bị béo phì – Ảnh: Shutterstock
Dù biết được lợi ích ngăn ngừa bệnh tật và giảm nguy cơ tăng cân quá mức từ sữa mẹ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm rõ cơ chế tác động của quá trình này, theo Daily Mail.
Họ cho rằng rất có thể sữa mẹ giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tầm quan trọng của những vi khuẩn đường ruột này với bệnh béo phì.
Video đang HOT
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Phần Lan được đăng trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics của Mỹ. Bài viết cho biết những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sau khi cai sữa sẽ có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn và ít phải uốngkháng sinh hơn. Ngoài ra, chỉ số khối cơ thể (BMI) có nhiều khả năng không tăng quá mức sau này.
Kết quả cho thấy lợi ích chủ yếu khi được nuôi bằng sữa mẹ là giúp trẻ phát triển hệ vi khuẩn đường ruột, những thứ có thể bị xáo trộn nếu lạm dụng kháng sinh, Daily Mail dẫn ý kiến của giáo sư Katri Korpela, một thành viên tham gia nghiên cứu của Đại học Helsinki (Phần Lan).
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 226 trẻ Phần Lan được nuôi bằng sữa mẹ. Thời gian trung bình các bé bú mẹ khoảng 8 tháng. Nhóm phát hiện 113 trẻ được nuôi đầy đủ bằng sữa mẹ thường không dùng kháng sinh để trị bệnh sau thời gian cai sữa, trọng lượng cơ thể sau này của các bé cũng ở mức ổn định.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Phát hiện mới về lợi ích của sữa mẹ
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì đó là hỗn hợp độc đáo của 200 hợp chất đường khác nhau. Các nhà khoa học phát hiện số lượng các hợp chất này nhiều gấp 7 lần sữa của nhiều loài động vật có vú khác.
Sữa mẹ có số lượng hợp chất đường cao gấp nhiều lần sữa của nhiều loài động vật có vú khác - Ảnh: Shutterstock
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ phát hiện sữa mẹ có đến 200 hợp chất đường. Con số này nhiều hơn hẳn sữa bò, chỉ có từ 30 đến 60 hợp chất, theo Daily Mail.
Đặc biệt, nồng độ của từng hợp chất đường trong sữa mẹ cũng thay đổi theo thời gian khi họ cho con bú. Tuy nhiên, tại sao lại có sự thay đổi này và lợi ích cửa từng loại hợp chất vẫn còn là dấu hỏi.
Hiện tại, giới khoa học chỉ biết sữa mẹ đóng vai trò chủ chốt giúp phát triển hệ miễn dịch và đảm bảo sức khỏe đường ruột cho trẻ sơ sinh.
Sau khi sinh, sữa mẹ rất giàu kháng thể và các phân tử làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.
Sau một tháng, khi hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu phát triển thì thành phần sữa mẹ cũng thay đổi. Tỷ lệ kháng thể lúc đó giảm hơn 90%, giáo sư Thierry Hennet, một thành viên tham gia nghiên cứu, cho biết.
Khi bé lớn hơn, số lượng các loại hợp chất đường trong sửa mẹ giảm dần. Thay vào đó, sữa mẹ lại tăng cường chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học trước đó cũng cho thấy bú sữa mẹ làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
12 thực phẩm có công dụng thanh lọc máu Cà rốt, đậu hũ, thịt bò, củ cải trắng, ngưu bàng... có tác dụng thanh lọc máu, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cơ sở lý luận của Đông y dựa trên 2 yếu tố âm - dương của vạn vật mà chia thể chất của con người thành âm tính và dương tính. Từ đó tìm ra...