BT Y tế: Bộ gọi điện xuống, trẻ được tiêm ngay
“Một cháu ở địa phương đi tiêm chủng, nhưng không có vaccine cho về. Qua đường dây nóng, Bộ Y tế gọi điện ngay xuống và cháu bé được tiêm ngay”.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” phát trên VTV và Cổng thông tin Chính phủ tối 2/3.
Người dân chúng tôi rất vui mừng khi biết vừa qua, Bộ Y tế đã lập đường dây nóng tại các tuyến bệnh viện, sở và Bộ. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết hiệu quả của đường dây nóng đó như thế nào? Có baonhiêu phần trăm các ý kiến gọi đến phản ánh về y đức? Và với các trường hợp phản ánh tiêu cực đúng thì Bộ trưởng đã có biện pháp xử lý thế nào? Bộ trưởng có thể kể ra một số trường hợp xử lý cụ thể?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Đường dây nóng là một giải pháp mà Bộ Y tế đã làm rất quyết liệt, để giải tỏa ngay bức xúc của người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
Bộ Y tế nhận cuộc gọi Sở không giải quyết, Sở Y tế nhận cuộc gọi bệnh viện không giải quyết, tại bệnh viện có đường dây nóng của Giám đốc bệnh viện và trưởng khoa điều trị.
Chúng tôi đã sơ kết hai tháng thực hiện đường dây nóng, trong đó khoảng 50% cuộc gọi không đúng nội dung hoặc họ chỉ thử xem có đường dây nóng hay không. Còn lại 50% đúng nội dung chúng tôi cần biết là phản ánh thái độ và quy trình, nếu có cán bộ làm việc tốt thì khen ngợi.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: Người lao động)
Trong số những cuộc gọi đúng nội dung thì có đến 40% phàn nàn về thái độ không hướng dẫn tỉ mỉ hoặc cáu gắt. Ở đây tất cả các trường hợp ở dưới bệnh viện thì bệnh viện xử, Sở Y tế thì Sở xử ngay, nếu đến Bộ Y tế hoặc chúng tôi gọi điện trực tiếp xử lý, không thì có công văn để Sở Y tế xử lý.
Ví dụ như trường hợp một cháu ở địa phương đi tiêm chủng, nhưng không có vaccine cho về. Qua đường dây nóng trực trên Bộ, Bộ Y tế gọi điện ngay xuống và cháu bé được tiêm ngay.
Hoặc trường hợp một cụ già ở bệnh viện phàn nàn, sau đó Cục quản lý khám chữa bệnh có công văn đến Sở Y tế của tỉnh, Sở Y tế truy ngay được bác sỹ đó. Kết quả xử lý, bác sỹ bị cảnh cáo và chuyển công tác.
Video đang HOT
Một trường hợp nữa là ở Bạc Liêu, sau hai lần phản ánh qua đường dây nóng hộ lý có nhận tiền của người bệnh đưa thì bị cho thôi việc.
Thời gian tới, Bộ trưởng có biện pháp gì quyết liệt hơn hoặc làm thế nào để phát triển mạnh hơn đường dây nóng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ vừa phát cho mỗi giám đốc bệnh viện một điện thoại di động để thay phiên nhau trực. Đồng thời kết hợp với công ty viễn thông để trong cùng lúc có hàng trăm cuộc điện thoại đến vẫn có thể tiếp nhận và trả lời.
Với các quy định khen thưởng, kỷ luật trừ tiền lương, tiền thưởng, thậm chí là buộc thôi việc… chúng tôi hy vọng có tác dụng răn đe tốt.
Người dân chúng tôi rất ngại mỗi khi đi khám tại các bệnh viện, vì phải chen chúc, chờ đợi rất lâu, có khi mất cả ngày vẫn chưa được khám. Tôi nghĩ tình trạng quá tải tại các bệnh viện cũng là một phần nguyên nhân khiến một số y tá, bác sỹ mệt mỏi nên có thái độ không được ân cần. Vậy, với cương vị người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng có kế hoạch cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, Bộ Y tế đã trình đề án và được Chính phủ phê duyệt Đề án giảm tải bệnh viện với nhiều giải pháp tổng hợp, cùng với đó cũng cần cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Theo đó, phải tăng thêm số giường bệnh. Thứ hai chúng tôi đã xây dựng và triển khai Đề án vệ tinh. Tức là các bệnh viện trên Trung ương chuyển giao kỹ thuật hiện đại cho 45 bệnh viện ở 32 tỉnh. Có nghĩa là sau thời gian 2 – 3 năm, 45 bệnh viện tỉnh này sẽ tự triển khai kỹ thuật đó và bệnh nhân vào không phải chuyển lên tuyến trên nữa.
Hiện tại đối với những chỗ chờ lâu, đúng là đi khám bệnh ngại thật. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1313 cải thiện và mở rộng phòng khám, kê thêm khoa phòng khám bệnh, tăng cường bác sỹ khám sớm hơn, bớt các thủ tục…
Theo Khampha
Sống cùng máu, mủ và vi rút - Kỳ 1: Bở hơi tai ở bệnh viện tâm thần
Trong ngành y, bác sĩ được xem là nhân vật chính trong việc khám, chữa bệnh cứu người. Thế nhưng, chính các điều dưỡng, y tá mới là người ở "đầu sóng ngọn gió" chiến đấu thương tật, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao và cả những lúc bị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân... "gây chiến".
Kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.2014), Thanh Niên Online xin giới thiệu chân dung của những nữ điều dưỡng, y tá cùng những cảm xúc của họ khi cả xã hội đang nhìn vào ngành y. Công việc của họ luôn thầm lặng với mong muốn bệnh nhân sớm lành bệnh, xuất viện...
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại BV Tâm thần TP.HCM
Kỳ 1: Bở hơi tai ở bệnh viện tâm thần
Vừa đi qua chỗ một điều dưỡng đang thay ga giường cho một bệnh nhân ở khoa Nội trú, Bệnh viện (BV) Tâm thần TP.HCM, một nữ bệnh nhân cười lớn. Nhưng chỉ chừng 5 phút sau, cô này lại đi đến chiếc ghế ngồi xuống và khóc như một đứa trẻ...
"Đặc sản" những... vết sẹo
Làm việc với bệnh nhân bình thường đã khó, với những bệnh nhân lúc tỉnh, lúc lên cơn, lại càng khó hơn. Chị Lâm Nguyễn Phụng Tiên (27 tuổi), điều dưỡng của khoa Nội trú, BV Tâm thần (TP.HCM), kể: Một ngày bệnh nhân có vô vàn trạng thái cảm xúc cũng là vô vàn lần điều dưỡng mệt bở hơi tai để chăm sóc người bệnh. Những lúc bệnh nhân bật khóc như một đứa trẻ, điều dưỡng phải đến dỗ dành, mềm mỏng. Những lúc bệnh nhân hung dữ, gây gổ với người bệnh khác, thì điều dưỡng lại phải khuyên nhủ khéo léo, can thiệp kịp thời. Lại có khi bệnh nhân tâm thần cứ như đứa trẻ, bỏ ăn lúc nào tùy thích, nên điều dưỡng cứ phải đến dỗ dành...
Chưa kể bệnh nhân tiêu tiểu không tự chủ, điều dưỡng cùng hộ lý dọn dẹp, lau chùi và đưa bệnh nhân đi tắm. Thế nhưng chỉ mới nằm trên giường được ít phút, những bệnh nhân vừa được đưa đi tắm lại vào nhà tắm xối nước lên người. Điều dưỡng lại phải thay bộ đồ mới cho bệnh nhân.
"Có lúc một ngày mà bệnh nhân đi xối nước đến 4, 5 lần làm mình theo mệt nghỉ luôn", chị Tiên nói. Chỉ vào vết sẹo lớn bên má phải, chị bảo: "đặc sản đó". Rồi chị kể, lần ấy có bệnh nhân lên cơn, chị hỗ trợ tiêm thuốc cho bệnh nhân thì bệnh nhân phản ứng, dùng tay cào lên mặt chị, khiến chị không kịp né.
Cướp kim tiêm Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (43 tuổi), khoa Nội trú cũng tâm sự, chăm sóc bệnh nhân nữ đã khó, với nam thì lại khó hơn nhiều lần vì bệnh nhân nam rất khỏe. Vì thế, những lúc họ lên cơn việc đánh lại điều dưỡng, hộ lý thường xuyên hơn. Có những điều dưỡng đến tiêm thuốc lại bị bệnh nhân khống chế cướp cả kim tiêm để bẻ, vứt.
Đang ngồi trò chuyện, chúng tôi nghe tiếng khóc phát ra từ phòng bệnh nhân nữ. Chúng tôi chạy qua cùng điều dưỡng thì thấy một bệnh nhân thân hình rất lớn đang ngồi khóc ngon lành.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (43 tuổi), khoa Nội trú, BV Tâm thần TP.HCM, cho biết đây là một bệnh nhân bị bệnh chậm phát triển tâm thần hơn 10 năm nay, tiêu tiểu tại chỗ, không tự vệ sinh cá nhân, muốn hét lúc nào thì hét, gặp ai cũng xưng mẹ.
"Những lúc lên cơn thì bệnh nhân dữ dằn vô cùng nhưng có lúc họ hiền lắm, chỉ ngồi nhìn người qua lại thôi. Có lúc họ còn hát, cười đùa với nhau nữa", chị Thủy nói.
"Những bệnh nhân của mình không giống các bệnh nhân khác, họ khóc cười một cách vô thức, ăn uống hay vệ sinh đều không tự chủ được thì làm sao họ ý thức được mình là bệnh nhân nên không thể trách họ được", điều dưỡng Thủy nói.
Khi chúng tôi đi ra khỏi phòng bệnh thì một nữ bệnh nhân chạy đến mang hai quả cam lại dúi vào tay điều dưỡng Thu Thủy: "Chị ăn đi, cam ngon lắm!".
Niềm vui không thể tả
Gắn bó với bệnh nhân tâm thần, không ít hoàn cảnh làm các điều dưỡng xót xa. Điều dưỡng Đặng Thị Thùy Dương (46 tuổi), khoa Nội trú, kể: Có một trường hợp mẹ già nuôi con bị tâm thần dù bà đã ngoài 80 tuổi. Con của bà cũng đã ngoài 40 tuổi điều trị tâm thần phân liệt tại BV Tâm thần. Mấy lần anh này nhập viện đều chỉ thấy một mình bà cụ chăm sóc. Đằng đẵng mấy năm như thế, người mẹ già lại lặn lội vào thăm con, rồi ở lại chăm con.
"Nhìn cảnh mẹ già lọ mọ chăm con, cần mẫn đến đau lòng", điều dưỡng Thùy Dương nói.
Điều dưỡng là những người rất vất vả thầm lặng bên cạnh bác sĩ
Điều mà nhiều điều dưỡng ở đây trăn trở là bệnh nhân bị tâm thần thường rất khó hết, có người điều trị tình trạng ổn về nhà được một thời gian lại được người nhà đưa trở lại BV. Có bệnh nhân nhập viện đến cả chục lần. Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh éo le, gia đình đưa đi nhập viện nhiều lần nên đôi lúc cũng nản, riết rồi họ cũng lơ là thăm bệnh, chỉ dặn lại điều dưỡng: "Lúc nào con tôi hết cơn, các chị báo về cho gia đình tôi với".
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân vô danh sau khi điều trị thì điều dưỡng đã nhờ tìm được gia đình để đưa họ về, đó là niềm vui khôn xiết của nghề mang lại.
Chị Tiên nhớ lại một trường hợp bệnh nhân vô gia cư được chuyển lên từ BV Quận 2 (TP.HCM) điều trị tâm thần phân liệt. Khi bệnh nhân tỉnh táo, điều dưỡng hỏi thăm quê quán và cuối cùng đã tìm được người nhà của người bệnh.
"Giúp được bệnh nhân đoàn tụ với gia đình là niềm vui khôn xiết làm điều dưỡng chúng tôi có thêm động lực để gắn bó với nghề", chị Tiên nói. (Còn tiếp)
Theo TNO
Lãnh đạo xã đã can ngăn trước khi đoàn đưa tang qua cầu "Chỉ trong tích tắc đã mất 8 mạng người. Do mọi người chủ quan quá nên mới xảy ra vụ việc thương tâm như vậy. Lãnh đạo xã đã tới can ngăn, không cho nhiều người đi qua cầu cùng một lúc, nếu nghe theo thì đã khác", một nhân chứng kể lại. 1 đám tang kéo theo 8 sinh mạng Bản Chu...