BSR: Lợi nhuận quý 3 đạt hơn 171 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính của BSR, riêng trong quý 3/2020 các chi phí như bán hàng, quản lý đã giảm lần lượt 45% và 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng, tỷ lệ giảm của chi phí bán hàng, quản lý lần lượt là 24,1% và 31,9%. Cùng với chi phí lãi vay cũng tiếp tục giảm, nhờ đó Công ty thu về 171,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
BSR đã triển khai và áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp lợi nhuận Quý 3 đạt hơn 171 tỷ đồng.
Bức tranh kinh doanh của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn ( BSR) đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong quý 3/2020 với lợi nhuận đạt hơn 171 tỷ đồng, bất chấp việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải ngừng hoạt động 51 ngày để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4.
Kết quả kinh doanh của BSR đạt được thể hiện những nỗ lực của Công ty trong việc triển khai và áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận.
Theo báo cáo tài chính của BSR, riêng trong quý 3/2020 các chi phí như bán hàng, quản lý đã giảm lần lượt 45% và 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái; lũy kế 9 tháng, tỷ lệ giảm của chi phí bán hàng, quản lý lần lượt là 24,1% và 31,9%. Cùng với chi phí lãi vay cũng tiếp tục giảm, nhờ đó Công ty thu về 171,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Video đang HOT
Không chỉ cải thiện về lợi nhuận, cơ cấu nguồn vốn của BSR cũng tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tính đến cuối quý 3/2020, tổng nợ vay chịu lãi đang ở mức 5.421 tỷ đồng, tương đương 13% tổng nguồn vốn. Như vậy, sau khi phải tăng mạnh vay nợ 3.550 tỷ đồng để giải quyết khó khăn trong bài toán dòng tiền ở nửa đầu năm thì trong quý 3/2020, đa phần các khoản vay phát sinh thêm này đã được thanh toán và đưa nợ vay của BSR trở về với mức tương đương đầu năm.
Kết quả này có sự đóng góp đáng kể từ nỗ lực của Công ty trong việc giải phóng thành phẩm tồn kho và thu hồi các khoản phải thu. Tính đến cuối quý 3/2020, giá trị khoản phải thu của BSR chỉ còn 1.613,5 tỷ đồng, giảm 83,7% so với đầu năm và 76,7% so với cuối quý 2/2020. Đối với hàng tồn kho, giá trị ghi nhận đến cuối quý 3/2020 là 6.962 tỷ đồng, cũng giảm 17,8% so với đầu năm và 4,46% so với cuối quý 2. Qua đó, giúp dòng tiền hoạt động kinh doanh của BSR thặng dư đến 3.438 tỷ đồng chỉ riêng trong quý vừa qua.
BSR đã triển khai và áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp đồng bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp lợi nhuận Quý 3 đạt hơn 171 tỷ đồng.
Công ty cũng duy trì được lượng tiền dự trữ dồi dào với 8.509 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng các loại tính đến ngày 30/9/2020, tăng 188 tỷ đồng so với đầu năm. Như vậy, số dư tiền của BSR hiện đang gấp 1,57 lần tổng các khoản nợ vay chịu lãi phải trả, không chỉ đảm bảo cho Công ty khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà còn đem lại nguồn doanh thu tài chính đáng kể, qua đó cũng góp phần gia tăng lợi nhuận.
Năm 2020 được đánh giá là năm vô cùng khó khăn với BSR. Nếu như trong nửa đầu năm là ảnh hưởng từ tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu giảm thì trong quý 3/2010 khi thị trường dần phục hồi lại, nhà máy lại phải dừng bảo dưỡng tổng thể theo quy định nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, việc vượt qua những khó khăn và lợi nhuận bắt đầu phục hồi, dương trở lại trong quý 3 sẽ là nền tảng quan trọng để BSR tiếp tục đạt được những kết quả tốt hơn trong quý 4/2020 khi dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát rất tốt; các hoạt động kinh tế, giao thông vận tải, sản xuất kinh doanh trong nước và trên thế giới đang dần phục hồi.
Sau 9 tháng, Bac A Bank đã thực hiện được 75% kế hoạch
Sau 9 tháng, BAB đã thực hiện được 75% kế hoạch 700 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2020.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - Mã: BAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2020.
Tính riêng trong quý 3, hoạt động chính của BAB sụt giảm so với cùng kỳ khi thu nhập lãi thuần giảm 2%, chỉ còn hơn 478 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ lại tăng 29%, lên mức gần 15 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi hơn 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 4 tỷ đồng.
Trong khi hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng lãi 79% so với cùng kỳ thì lãi từ hoạt động khác giảm đến 77%.
Kỳ này, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BAB giảm đến 44%, chỉ còn gần 16 tỷ đồng và được hoàn nhập gần 82 triệu đồng. Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 giảm 20% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 169 tỷ đồng và gần 136 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của BAB giảm 19% so với cùng kỳ, đạt hơn 522 tỷ đồng và hơn 418 tỷ đồng.
Nợ xấu của Bac A Bank tăng 19% lên 597 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu tăng từ 0,69% lên 0,82% vẫn nằm ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng.
Số dư trái phiếu VAMC của ngân hàng vẫn duy trì ở mức 473 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng rủi ro 464 tỉ đồng, tăng hơn 24%.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Ngân hàng tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên mức gần 112,042 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm 22% (9,825 tỷ đồng), chứng khoán kinh doanh gấp 2 lần (6,782 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 1% (73,903 tỷ đồng).
Về nguồn vốn, tiền gửi và vay các TCTD khác giảm mạnh 67% (4,787 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 39% (8.532 tỷ đồng), tiền gửi của khách hàng tăng 14% (86,904 tỷ đồng).
Biwase: Hưởng lợi từ tốc độ đô thị hóa, lợi nhuận quý III/2020 tăng gần 32% Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương - Biwase (mã BWE - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020, Biwase ghi nhận doanh thu là 740,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 139,6 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 14,9% và 31,8% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi...