BS Trương Hữu Khanh: Đề xuất người tiêm 2 liều vaccine COVID-19 đi làm trở lại là hoàn toàn hợp lý, cần được áp dụng sớm
Các chuyên gia đề xuất các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội… nên nới lỏng các hoạt động làm việc cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19.
Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách riêng cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 như cho phép đi làm, buôn bán… trở lại, song song với cơ chế giám sát và tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K.
Trao đổi về vấn đề này, PV đã có cuộc phỏng vấn với bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1).
PV: Thưa bác sĩ, được biết bác sĩ là một trong những chuyên gia có đề xuất với TP HCM xem xét để cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine được đi làm trở lại. Tại sao bác sĩ có đề xuất này?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Đề xuất xây dựng cơ chế để người đã tiêm hai mũi vaccine COVID-19 trở lại cuộc sống “bình thường mới”, tham gia sản xuất, kinh doanh… là hoàn toàn hợp lý và cần được áp dụng sớm. Một số nước trên thế giới cũng đã áp dụng chính sách này.
Tính đến hết ngày 4/9, TP HCM có tỷ lệ tiêm cao nhất cả nước với 6,1 triệu người (88%). TP HCM cũng được xem là vai trò đầu tàu của kinh tế cả nước. Việc sớm áp dụng cơ chế “được ra ngoài làm việc” cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là rất cần thiết.
Nhà chức trách cần sớm xây dựng cơ chế, hướng dẫn cụ thể để những người đã tiêm vaccine tham gia sản xuất, kinh doanh, trở lại cuộc sống bình thường mới.
Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vaccine, tránh để người chưa tiêm hoặc đã tiêm mũi 1 hiểu nhầm “bị bỏ lại phía sau”.
Video đang HOT
PV: Vậy theo bác sĩ, những chỉ tiêu và cách thức thực hiện ra sao?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Về cách thức, khi tỉ lệ tiêm chủng, số người được điều trị và số người tự khỏi đã đạt được tỉ lệ nhất định, các tỉnh thành nên tính toán thực hiện “hòa nhập” từng phần, song song nới lỏng dần phong tỏa ở một số khu vực. Việc này cũng giống như việc TP đang áp dụng cấp giấy ai được di chuyển, ngành nghề nào được hoạt động và khai báo y tế tiêm chủng…
Để “hòa nhập” từng khu vực, từng ngành nghề, từng đối tượng, cần dựa vào các yếu tố như tỉ lệ tiêm chủng từng khu vực, từng ngành nghề và tỉ lệ lây nhiễm ở những nơi đó. Cần có hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng (đã tiêm 2 mũi, 1 mũi, chưa tiêm, khỏi bệnh…) về nguy cơ cho bản thân, gia đình, cơ quan, đồng nghiệp.
Riêng với người tiêm đủ 2 mũi vaccine, cần có quy định được đi đến đâu, tham gia các công việc gì, “hòa nhập” cộng đồng ở mức độ nào; đồng thời cần đẩy mạnh tiêm chủng càng nhanh càng tốt để tất cả đối tượng đều đạt 2 mũi vaccine.
Bản thân người tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh đều có kháng thể bảo vệ nhất định, do vậy bước đầu cần tạo điều kiện cho người lao động ở một số ngành nghề, cửa hàng, loại hình dịch vụ có cơ hội hoạt động trở lại. Việc làm này mang tính chất luân phiên giữa người đã tiêm và chưa tiêm; giữa các ngành nghề với nhau cho đến khi đủ độ bao phủ trên toàn TP.
BS Trương Hữu Khanh.
PV: Được biết, tại TP HCM vẫn có những khu vực, nguy cơ lây nhiễm còn cao. Liệu rằng việc để cho người dân tại các địa điểm này đi lại bình thường phải chăng rất nguy hiểm?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tôi không nói là cần mở cửa tất cả các khu vực ngay và luôn. Như tôi nói ở trên, chúng ta cần phải xem xét cụ thể từng nơi, khu vực được phép hoạt động. Chẳng hạn, những người trên được đến những nơi không có người già, mắc bệnh nền. Nghĩa là các hướng dẫn phải tính toán cụ thể những nơi được đến, tham gia hoạt động, để không may họ bị nhiễm virus, lây cho người khác ở khu vực đó thì cũng không gây nguy hiểm.
Có thể ban đầu quy mô nhỏ nhưng tinh thần là tận dụng tối đa cơ hội, vaccine phủ đến đâu mở cửa đến đó. Khi nhiều nơi mở cửa, chúng ta có thể hình thành các chuỗi liên xã, liên huyện, liên tỉnh, liên vùng, cho đến khi cả nước đạt miễn dịch cộng đồng.
Cũng giống như nhiễm bệnh ở khu vực nào thì chúng ta phong tỏa khu vực ấy, thì bây giờ, khu vực nào đạt miễn dịch cộng đồng cao, thì nên mở cửa từ từ những khu vực ấy.
PV: Ngoài những người tiêm đủ 2 mũi vaccine, theo bác sĩ còn những đối tượng nào được xem xét?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Theo tôi, một số nhóm khác có thể đi làm lại là người mắc COVID-19 đã được chữa khỏi; người tiêm một mũi qua 14 ngày; các gia đình trẻ. Bởi người đã khỏi bệnh sẽ không nhiễm lại nữa, người tiêm đủ hai mũi vaccine nếu bị nhiễm sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Người mới tiêm một mũi vaccine ít có nguy cơ bệnh nặng. Các gia đình trẻ nếu bị nhiễm cũng sẽ bệnh nhẹ, ít chuyển nặng.
Những người này trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là cách để duy trì nguồn lực chống dịch và sống chung lâu dài với COVID-19. Nếu chờ đến khi tiêm đủ tối thiểu 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng mới tính đến việc mở cửa sẽ rất lâu. Trong khi ngay lúc này, chúng ta cần phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.
Các địa phương đã linh hoạt phong tỏa từng phần thì bây giờ tỷ lệ vaccine bao phủ đến đâu cũng cần mở cửa từng phần trở lại đến đó. Qua gần hai năm chống dịch, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh linh hoạt nên cần tính đến bài toán đảm bảo cân bằng giữa chống dịch và kinh tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, những người đã tiêm vaccine vẫn phải tuân thủ 5K khi trở lại cuộc sống bình thường mới. Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Mới đây, Hà Nộikiến nghị Bộ Y tế bổ sung phân bổ vaccine cho TP để đến ngày 15/9, TP có thể đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. TP cũng đề nghị Bộ hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch như thế nào.
Hà Nội phong tỏa BV Đa khoa Nông nghiệp vì có bác sĩ, điều dưỡng là F0
Sau khi ghi nhận một bác sĩ và 2 điều dưỡng là F0, UBND xã Ngọc Hồi (Hà Nội) đã lập tức phong tỏa tạm thời Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp để khoanh vùng, dập dịch.
Lực lượng y tế của TP Hà Nội đang khẩn trương truy vết, tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Ngày 29/8, ông Nguyễn Viết Kiền - Chủ tịch UBND xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, chính quyền sở tại đã quyết định phong tỏa tạm thời Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (cơ sở Ngọc Hồi) vì nơi đây vừa ghi nhận 3 trường hợp (một bác sĩ, 2 điều dưỡng) mắc Covid-19.
Theo ông Kiền, việc tạm thời phong tỏa bệnh viện này để phục vụ công tác khoanh vùng, truy vết và điều tra dịch tễ.
Trước đó, sáng 29/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thanh Trì phát đi thông báo khẩn, yêu cầu người dân từng đi, đến, khám và test nhanh Covid-19 tại bệnh viện (Khoa Bệnh Nhiệt đới) từ ngày 14/8 - 28/8, cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất.
Những người trong trường hợp trên có thể liên hệ với Trung tâm y tế huyện Thanh Trì (Khoa Kiểm soát dịch bệnh: 0242.263.1408) hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội (0969.082.115/0949.396.115) để được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.
Được biết, tại thời điểm phong tỏa tạm thời, bên trong bệnh viện có khoảng 800 người. Toàn bộ những người này đã được Trung tâm y tế huyện lấy mẫu PCR và đang phân loại nguy cơ.
Thêm 1.000 y bác sĩ, sinh viên chi viện chống dịch tại TP.HCM Lực lượng chi viện gồm các y bác sĩ, sinh viên, giảng viên thuộc các Sở Y tế, bệnh viện, đại học y ở bốn tỉnh thành Hà Nội, Ninh Bình, Hà Giang và Thái Bình. Chiều 25-8, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 1.000 y bác sĩ, sinh viên, giảng viên ngành y bay khởi hành từ Sân bay...