BS. Huỳnh Wynn Trần: Tập trị liệu là một trong những cách chữa trị và ngăn ngừa đau vai hiệu quả nhất
Theo BS. Huỳnh Wynn Trần, Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ, điều quan trọng nhất trong chữa trị đau vai là áp dụng các biện pháp ngăn ngừa đau vai trước khi bị đau nặng thêm hay ngăn ngừa đau vai tái phát.
Cấu trúc vai rất phức tạp, bao gồm xương khớp vùng vai, dây chằng, dây gân, nhiều mô, mạch máu và rất nhiều dây thần kinh đi ngang qua vai. Vì vậy, đau vai có thể đến từ bên trong vùng vai ( thoái hoá xương khớp vai, viêm sưng tổn thương phần mềm) do các dây chằng hay cơ bắp hoặc đau vai từ nơi khác, hoặc do các bệnh lý khác có dây thần kinh đi qua vùng vai. Mọi người nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa đau vai trước khi tình trạng trở nên nặng hơn.
BS. Huỳnh Wynn Trần, Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ
1. Cẩn trọng với triệu chứng đau vai
Đau vai từ bên trong vai sẽ đau hơn khi di chuyển khớp vai hay di chuyển cánh tay trong khi đau vai từ nơi khác (còn gọi là preferred pain) thường không như vậy.
BS. Huỳnh Wynn Trần khuyến cáo, nhiều bệnh nguy hiểm có thể biểu hiện qua đau vai như bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, hay bệnh sỏi mật. Các căn bệnh này có thể khiến chúng ta cảm giác bị đau vai mặc dù cấu trúc vai của chúng ta không hề bị tổn thương. Nguyên nhân do các bệnh này có dây thần kinh liên quan đến vùng vai, nên khi bị đau tim hay đau sỏi mật, chúng ta bị đau vai. Do đó, tuyệt đối không nên chủ quan khi bị đau vai.
Các lý do khác có thể dẫn đến đau vai bao gồm:
- Tổn thương thần kinh: Do đám dây thần kinh bị ép (do gai thần kinh cổ, ép thần kinh vùng nách…)
- Chấn thương do tai nạn
- Đau nhức do do sưng viêm khớp thoái hoá hay viêm khớp dạng thấp.
- Trật khớp vai
- Tổn thương khớp xoay cổ vai, cơ quay khớp vai (rotator cuff)
- Nhiễm trùng khớp vai
- Viêm sưng hay đứt dây chằng, dây khớp.
- Bệnh phổi
Nhìn chung, nguyên nhân gây đau vai thường gặp ở người trẻ là do vận động hay làm việc quá sức, tư thế ngồi sai gây tổn thương, trong khi ở người cao tuổi, nguyên nhân đau vai thường do thoái hoá khớp.
Video đang HOT
Nguyên nhân đau vai ở người cao tuổi thường do thoái hoá khớp. (Ảnh:Internet)
Đau vai do tổn thương cơ quay khớp vai (rotator cuff injuries)
Đây là một dạng đau vai hay gặp nhưng nhiều người thường chủ quan không chữa trị, dẫn đến các biến chứng về sau như vai bị teo, nghiêng, hay yếu một bên vai.
Cơ quay cổ vai là một nhóm cơ bắp xoay xung quanh vai, có vai trò giữ đầu xương cánh tay (Humerus) dính vào chỏm của xương bả vai (scapula). Đau vai do tổn thương cơ xoay cổ vai thường có cảm giác đau âm ỉ hay đau nhức và đau nhiều hơn trong trường hợp cố nâng cánh tay hoặc đưa cánh tay ra xa hay đưa cánh tay qua khỏi đầu.
Ngoài ra, đau vai do tổn thương cơ quay khớp vai còn có các triệu chứng khác như: Khó ngủ, đau bên vai khi nằm nghiêng về một bên hoặc yếu cánh tay.
Nhóm người làm việc nặng, thường xuyên kéo và dùng vai như làm thợ sơn hay thợ xây dựng dễ bị đau vai loại này. Gần đây, một số người làm nghề nail cũng dễ bị đau vai dạng này do kéo cánh tay của khách hàng. Tuổi tác cũng là một rủi ro khác của bệnh đau nhức cơ quay khớp vai. Càng cao tuổi thì tổn thương cơ khớp vùng này càng dễ xảy ra.
Đau cơ quay cổ vai do đứt dây chằng cần được chẩn đoán và chữa trị sớm. Trong vài trường hợp, có thể cần phẫu thuật để phục hồi dây chằng bị đứt.
2. Cần làm gì nếu bị đau vai?
BS. Huỳnh Wynn Trần cho biết, cần đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay khi bị đau vai, nhất là đau buốt kinh khủng, kèm thêm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, khó thở, tê tê vùng vai, hoặc yếu một bên vì đây có thể là những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Cần đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay khi bị đau vai, nhất là đau buốt kinh khủng, kèm thêm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, khó thở, tê tê vùng vai, hoặc yếu một bên (Ảnh: Internet)
Trường hợp nếu thấy khớp vai bị nghiêng lệch, bị sưng, đau nhức mỗi khi cử động, không làm được các công việc bình thường như không tự mặc áo thun được hay không mặc áo ngực (nữ). Các dấu hiệu khác như da vùng vai đổi màu hay cơ bắp vùng vai bị teo đi cũng nên gặp bác sĩ sớm.
3. Chẩn đoán đau vai
Thông thường, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi bệnh nhân về bệnh sử đau nhức như: Đau thế nào, đau bao lâu, có thêm đau/bớt đau khi cử động vai, có yếu/liệt cánh tay không? Sau đó, sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra viêm khớp, và chụp siêu âm, X-ray, hay MRI để tìm lý do.
Thường chụp X-ray sẽ tìm các vết nứt, gãy xương, vôi hoá, hay tổn thương sụn. Chụp MRI và siêu âm để tìm ra các tổn thương phần mềm mà chụp X-ray không thấy được. Siêu âm đặc biệt hiệu quả trong chẩn đoán đứt dây chằng hay sưng tích nước khớp vai do bác sĩ có thể vừa siêu âm vừa hỏi bệnh nhân cử động khớp vai để xem các cơ và dây chằng có bị đứt hay không. Thường bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ thực hiện việc siêu âm khớp vai.
4. Chữa trị đau vai
Cách chữa trị đau vai phục thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Trường hợp chỉ bị đau nhức nhẹ và đau vai do chấn thương hay làm việc quá sức, chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, chườm nóng lạnh cũng là cách hữu hiệu để chữa đau vai.
Riêng với các bệnh lý đau vai do tổn thương khớp, dây chằng, phần mềm hay dây thần kinh, các bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau kèm theo tập trị liệu hoặc chuyển bệnh nhân đến chuyên viên vật lý trị liệu.
BS. Huỳnh Wynn Trần cho biết, các thuốc giảm đau vai gồm, thuốc mua ngoài tiệm không cần đơn (OTC) như Tylenol (uống tối đa 3g mỗi ngày hay 6v 500mg), Naproxen (tối đa 1g mỗi ngày hay 2 viên 500mg mg), Aleve (tối đa 4 viên/ngày). Lưu ý người bị bệnh gan nên hạn chế uống Tylenol, người bệnh thận hoặc đau dạ dày nên hạn chế uống NSAID như Naproxen, Ibuprofen, hay Aleve.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nhân đau vai có thể uống thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin nhằm chữa đau nhức do tổn thương dây thần kinh. Nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.
BS. Huỳnh Wynn Trần nhấn mạnh, tập trị liệu giảm đau là một trong những cách chữa trị và ngăn ngừa đau vai hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân thường quên và ít dùng trị liệu này khi ở nhà. Bệnh nhân đau vai nên duy trì thói quen tập trị liệu cho khớp vai thường xuyên, cho dù đã hết đau vai.
Tập trị liệu giảm đau là một trong những cách chữa trị và ngăn ngừa đau vai hiệu quả nhất. (Ảnh: Internet)
Tiêm thuốc vào khớp vai là một cách trị liệu khác. Thường bác sĩ sẽ tiêm Steroid vào thẳng bên trong khớp vai hay vùng xung quanh nơi sưng. Bác sĩ có thể sẽ dùng siêu âm khi tiêm để thấy rõ vị trí cần tiêm.
Phẫu thuật thường là biện pháp cuối cùng để chữa đau vai, nhất là tổn thương đau vai do đứt dây chằng hay viêm thoái hóa khớp đến mức không chịu được. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật vai thường ít xâm lấn và khả năng phục hồi khá cao. Phẫu thuật thay khớp vai cũng là một biện pháp hữu hiệu chữa đau nhức vai kinh niên do thoái hoá, không cải thiện với thuốc hay vật lý trị liệu.
5. Các biện pháp ngăn ngừa đau vai hiệu quả
Điểm quan trọng nhất trong chữa trị đau vai là ngăn ngừa đau vai trước khi bị đau nặng thêm hay ngăn ngừa đau vai tái phát. Theo BS. Trần Wynn Huỳnh, các biện pháp ngăn ngừa đau vai hiệu quả bao gồm:
- Tập thể dục và trị liệu khớp vai thường xuyên, kể cả khi không bị đau vai.
- Ngồi đúng tư thế khi làm việc liên quan đến vùng vai. Nhiều cơn đau vai xảy ra khi chúng ta ngồi sai tư thế và cố làm việc.
- Đi thẳng và khiêng đồ đúng cách.
- Ngủ nằm ngửa, tránh nằm bên vai bị đau nhức
- Để thời gian cho bên vai nhức được phục hồi hoàn toàn. Nên tập dùng bên vai, bên tay không bị đau để vai chúng ta không bị tái phát.
Theo Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần – Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ.
Ai không nên ăn bánh trung thu?
Những người bị sỏi mật, tiểu đường, béo phì, phụ nữ đang mang thai hay người bị viêm da, nổi mụn trứng cá không nên ăn bánh trung thu để bảo đảm sức khỏe.
Sỏi mật, túi mật
Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, thiệt mạng trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này cần cố gắng không ăn bánh trung thu.
Hệ tiêu hóa kém
Với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.
(Ảnh minh họa)
Mắc tiểu đường
Bánh trung thu thường có độ ngọt rất cao với thành phần chính chủ yếu là bột, đường, bơ, mỡ lợn... Đây đều là những chất có hàm lượng chất béo và chất đạm rất cao. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, thừa cân cần thận trọng khi ăn.
Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ ăn nhiều bánh trung thu cũng có thể dẫn đến khó tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện. Nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày
Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết axit dạ dày, gây khó cho việc chữa bệnh. Riêng những loại bánh mặn có lẽ không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.
Thừa cân, béo phì
Bánh trung thu là thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và đạm, lại khó tiêu. Nên những người đang bị thừa cân, béo phì không nên sử dụng để tránh để bệnh thêm trầm trọng.
Viêm da, mụn trứng cá
Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch và tiểu đường có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì Béo phì là một căn bệnh ngày càng có nhiều người mắc phải, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Béo phì là một thuật ngữ dùng để chỉ mức thừa cân nặng từ hơn 20% so với mức cân nặng thông thường xét tỷ lệ với chiều cao. Tim và đột quỵ: Khi trọng lượng cơ thể...