BS Hoàng Công Lương nói gì về sự vắng mặt của cựu GĐ BVĐK Hoà Bình?
“Nếu ông Dương và những người liên quan không có mặt tại tòa, tôi nghĩ rất khó để có được tính khách quan tại phiên tòa này”, bác sĩ Hoàng Công Lương trao đổi với PV sau phiên xử buổi sáng
Bác sĩ Hoàng Công Lương rời phiên tòa trong sáng nay (15.5).
Ai làm người đó phải chịu
Tại phiên tòa xét xử bác sĩ Lương và 2 bị cáo khác liên quan đến sự cố y khoa làm 8 người chết tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, sáng nay (15.5), ngay sau khi công bố cáo trạng của vụ án, HĐXX đã hỏi bị cáo – bác sĩ Hoàng Công Lương có đồng ý tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” mà Viện Kiểm sát đã quy kết hay không.
Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời: “Bị cáo không đồng ý với quy kết của Viện Kiểm sát đã truy tố bị cáo như trong cáo trạng”.
Ngay sau khi kết thúc phiên xét xử vào buổi sáng nay, bác sĩ Hoàng Công Lương đã có cuộc trao đổi nhanh với các phóng viên tham dự phiên tòa.
Bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết, chức vụ của một bác sĩ là khám và điều trị, ra y lệnh cho bệnh nhân, không liên quan đến việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cũng như kiểm tra chất lượng nguồn nước là do đơn vị khác chịu trách nhiệm.
“Đương nhiên tôi chỉ chịu trách nhiệm về y lệnh của tôi. Tôi mà ra y lệnh sai thì tôi phải chịu trách nhiệm nếu y lệnh của tôi là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Còn nguyên nhân do bộ phận khác gây ra thì người của bộ phận đó phải chịu trách nhiệm”, bác sĩ Lương nói.
Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời báo chí ngay sau phiên tòa buổi sáng 15.5.
Nói về trách nhiệm của ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, người vắng mặt tại phiên tòa dù HĐXX đã 2 lần triệu tập, trong buổi sáng hôm nay các luật sư cũng đã yêu cầu triệu tập ông Trương Quý Dương và ông Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn, bác sĩ Hoàng Công Lương cho rằng việc triệu tập này là điều bắt buộc phải có để làm rõ sự thật.
“Nếu ông Dương và những người liên quan không có mặt tại tòa, tôi nghĩ rất khó để có được tính khách quan tại phiên tòa này.”
Video đang HOT
Bác sĩ Hoàng Công Lương cũng bày tỏ tin tưởng HĐXX sẽ xử đúng người, đúng tội. Nhận định về phiên tòa sáng nay, bác sĩ Lương cho biết “rất khó nói” về việc các luật sư đề nghị hoãn phiên tòa do không triệu tập đủ những người bị triệu tập và HĐXX vẫn quyết định tiếp tục phiên tòa.
“Nếu không có mặt những người liên quan bị triệu tập thì sẽ có rất nhiều vấn đề khó giải đáp. Tôi đồng ý với quan điểm của các luật sư là cần phải có đầy đủ những người bị triệu tập thì phiên tòa sẽ diễn ra một cách tốt hơn”.
Bác sĩ Lương cũng bày tỏ mong muốn có một hành lang pháp lý rõ ràng để những người trong ngành y yên tâm công tác. Trước việc các cơ quan báo chí và độc giả, cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm tới vụ án này, trong đó phần lớn thể hiện quan điểm ủng hộ mình, bác sĩ Hoàng Công Lương bày tỏ sự xúc động:
“Tôi rất may mắn trong số 3 bị cáo vì đã được các phóng viên báo chí cũng như mọi người trên cả nước quan tâm ủng hộ. Tôi coi đó là một sự khích lệ tinh thần để trình bày sự thật khách quan hơn tại phiên toà”, Bs Hoàng Công Lương nói.
Những “bị can dự bị” trong ngành y
Đứng cạnh bác sĩ Hoàng Công Lương, Bác sĩ Hoàng Công Tình, phụ trách khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên Thận nhân tạo, BVĐK tỉnh Hòa Bình, biết, cá nhân ông cũng như khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên Thận nhân tạo và BVĐK tỉnh Hòa Bình không đồng ý với cáo trạng của VKSND tỉnh Hòa Bình truy tố bác sĩ Lương.
“Cáo trạng đó không phản ánh đúng bản chất của vấn đề, không khách quan, không đúng người đúng tội. Chính vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với các luật sư trên quan điểm ủng hộ việc xét xử một cách công tâm, khách quan, tôn trọng pháp luật, tôn trọng chứng cứ, xử đúng người đúng tội và không gây oan sai cho người vô tội,” ông Hoàng Công Tình nói.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, phụ trách khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên Thận nhân tạo, BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Về trách nhiệm của nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, ông Tình cho biết không có ý kiến gì khác vì đã có ý kiến của công luận, các luật sư và rất nhiều chuyên gia.
Về tội danh của bác sĩ Lương, với việc quy kết của VKS, bác sĩ Tình nói: “Ngay chúng tôi và tất cả các nhân viên ngành y tế sẽ trở thành bị can dự bị trong tương lai. Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm những việc ngoài khả năng của chúng tôi.”
Ông Tình lấy ví dụ hiện nay các bác sĩ lĩnh thuốc từ khoa dược và thiết bị từ phòng vật tư về điều trị cho bệnh nhân mà không biết thuốc đó có đảm bảo chất lượng hay không.
“Đó không phải là trách nhiệm của chúng tôi mà xử lý chúng tôi về tội Thiếu trách nhiệm hoặc tội danh nào đó thì đúng là chúng tôi đang là các bị can dự bị trong tương lai của ngành y.”
Theo Nguyễn Tuân (Infonet)
Gia đình 8 bệnh nhân tử vong ở Hoà Bình đòi bồi thường bao nhiêu
Gần một năm sau cái chết của 8 người khi chạy nhân tạo, gia đình họ cho hay mới được Bệnh viện đa khoa Hòa Bình bồi thường 10 triệu đồng.
Đầu tháng 5, ôm di ảnh con gái tham dự phiên toà sơ thẩm xét xử ba bị cáo liên quan vụ 8 người chết do tai biến chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, bà Nguyễn Thị Thu (64 tuổi) khóc nấc, than "đã quá mệt mỏi khi vụ việc dai dẳng mãi không giải quyết xong".
Bà bảo đã qua sáu lần đối thoại song bà vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ bệnh viện cho cái chết bất ngờ của con gái 36 tuổi.
Cộng tất cả phí mai táng, hỗ trợ nuôi con nhỏ và bồi thường tính mạng, gia đình bà Thu yêu cầu bệnh viện chi trả hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên đã gần một năm sau sự cố y khoa xảy ra sáng 29/5/2017, bà Thu và 7 gia đình có người thiệt mạng mới nhận được 10 triệu đồng.
Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời toà án trong phiên toà bị hoãn ngày 7.5.
Một bà mẹ khác cho hay gia đình đề nghị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bồi thường 250 triệu đồng. Tuy nhiên, phía lãnh đạo bệnh viện không đồng ý và đưa ra mức đền bù từ 169 đến 242 triệu đồng, tuỳ thuộc vai trò của mỗi nạn nhân trong gia đình.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (con của nạn nhân 60 tuổi) cho hay theo yêu cầu của bệnh viện họ cung cấp chứng từ chi phí đám tang, song khi nộp thì được trả lời là "không phù hợp".
Trả lời VnExpress, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Lê Xuân Hoàng cho biết, do chưa đạt được thoả thuận cuối cùng về việc bồi thường, bệnh viện sẽ chờ phán quyết của toà. Trong vụ án này, bệnh viện tham gia với tư cách bị đơn dân sự.
Các gia đình nạn nhân mong muốn nhanh nhận được tiền bồi thường. Ảnh: Phạm Dự
Theo cáo trạng, đại diện tám gia đình bệnh nhân tử vong đã kê khai số tiền mai táng từ 78,6 đến 157 triệu đồng. Gia đình chị Đinh Thị Thu Hằng, nạn nhân trẻ tuổi nhất yêu cầu trợ cấp nuôi con và trả nợ ngân hàng chính sách xã hội 30 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, gia đình các nạn nhân còn đề nghị bồi thường về dân sự theo quy định của pháp luật.
Ba trong tổng số 10 bệnh nhân đã phục hồi sức khoẻ, yêu cầu được bồi thường về thiệt hại sức khỏe, tinh thần với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng. Bảy người khác cũng có đơn yêu cầu bồi thường theo quy định về những tổn hại sức khỏe họ phải chịu.
Theo cáo trạng, sáng 29.5.2017, khi 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại đây thì đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong.
Bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội Vô ý làm chết người.
Gia đình hai bị can Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả lần lượt là 50 và 30 triệu đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn (đơn vị cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 tại bệnh viện) đã nộp 740 triệu đồng cho cơ quan thi hành án để hỗ trợ khắc phục hậu quả cho các gia đình nạn nhân.
Bác sĩ Hoàng Công Lương là một trong ba người bị truy tố trong vụ án 8 bệnh nhân tử vong khi chạy thận. Ảnh: Phạm Dự
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An) cho rằng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình yêu cầu phải có hóa đơn đỏ về chi phí mai táng là "không phù hợp với thực tiễn". Nhiều khoản tiền trong đám tang khó có hóa đơn và phải tùy thuộc vào phong tục từng địa phương. Khi vụ việc được đưa ra xét xử, tòa án sẽ phán quyết dựa vào tình hình thực tế.
Cũng theo luật sư Vinh, khoản bồi thường về chi phí mai táng, sức khỏe, tinh thần, trợ cấp nuôi con nhỏ... được các gia đình nạn nhân liệt kê là đúng quy định pháp luật.
Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định, người chịu trách nhiệm bồi thường ngoài bồi thường thiệt hại vật chất, phải có một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
Sự cố chạy thận khiến 8 người chết.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
"Tuy nhiên, việc nhận được bao nhiêu tiền bồi thường phải căn cứ theo kết luận của tòa án. Mà để tòa án phán quyết mức bồi thường lại phải căn cứ vào kết luận điều tra của công an", ông Vinh phân tích.
Phiên toà sẽ được mở lại vào sáng thứ ba (15.5).
Theo Phạm Dự (VNE)
Xét xử vụ chạy thận 8 người chết: Bác sỹ Lương căng thẳng xuất hiện tại tòa Xuất hiện tại phiên tòa sáng nay, bác sĩ Hoàng Công Lương mặc áo sơ mi xanh, sơ vin gọn gàng và giữ nét mặt khá căng thẳng. 3 bị cáo Lương, Quốc và Sơn (từ trái qua phải) tại phiên tòa sáng nay. Sáng 7/5, Tòa án Nhân dân TP.Hòa Bình đã đưa ra xét xử sơ thẩm ba bị cáo liên...