British Telecom quan tâm tới thị trường viễn thông Việt
British Telecom muốn mời Viettel thăm tổng hành dinh. British Telecom đã gặp gỡ với các doanh nghiệp VNPT và Viettel để thảo luận về thị trường viễn thông Việt Nam và các cơ hội đầu tư, đồng thời có lời mời lãnh đạo Viettel đến thăm trụ sở British Telecom.
British Telecom đã gặp gỡ với các doanh nghiệp VNPT và Viettel để thảo luận về thị trường viễn thông Việt Nam và các cơ hội đầu tư, đồng thời có lời mời lãnh đạo Viettel đến thăm trụ sở British Telecom
Ngày 4/3/2013, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã có buổi gặp và làm việc với ông Paul G Migliorini, Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn British Telecom. Ông Paul G Migliorini khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng và năng động của British Telecom và trong buổi làm việc này, British Telecom muốn tìm hiểu về thị trường viễn thông Việt Nam và các cơ hội kinh doanh, kế hoạch đầu tư ở Việt Nam. Một trong những vấn đề mà British Telecom rất quan tâm là chính sách tỷ lệ vốn của các doanh nghiệp nước ngoài trong các liên doanh tại Việt Nam, cũng như những chính sách để doanh nghiệp nước ngoài truy cập vào mạng lưới viễn thông ở Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết trong những năm vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, mật độ điện thoại cả cố định và di động đều vượt trên 100%. Tuy vậy, hạ tầng viễn thông và Internet ở Việt Nam vẫn còn nhu cầu phát triển rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, chất lượng hạ tầng cũng như tỷ lệ thuê bao 3G vẫn còn thấp và trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng băng rộng và thuê bao không chỉ ở đô thị mà còn để đưa viễn thông về nông thôn.
Video đang HOT
Dự kiến trong 1-2 năm tới, sẽ có một làn sóng đầu tư mạnh vào thị trường băng rộng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Thứ trưởng, các doanh nghiệp như British Telecom có thể hợp tác với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Viettel hay VNPT thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, hình thành liên doanh hoặc tham gia vào quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông. Ngoài ra, Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, và đây cũng là một cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.
British Telecom đã gặp gỡ với các doanh nghiệp VNTP và Viettel để thảo luận về thị trường viễn thông Việt Nam và các cơ hội đầu tư, đồng thời có lời mời lãnh đạo Viettel đến thăm trụ sở British Telecom.
Theo Ictnews
"Bóng ma" độc quyền có quay lại thị trường viễn thông Việt?
Giá cước trên trời, không có "khuyến mại khủng", không chăm sóc khách hàng... là thực tế thời bình minh của thị trường viễn thông Việt Nam, khi viễn thông còn độc quyền như xăng dầu, điện nước hiện tại.
Sự tồn tại của các nhà mạng nhỏ là cần thiết để loại bỏ sự độc quyền.
Ở thời kỳ hưng thịnh của viễn thông, Việt Nam có đến 6, 7 nhà mạng cùng cung cấp dịch vụ ra thị trường. Để thu hút thuê bao, mở rộng thị phần, khách hàng được chăm sóc đúng nghĩa của một thượng đế: được tặng quà trong dịp sinh nhật, lễ tết được tặng tiền trong tài khoản khi nạp thẻ, mua sim... Đồng thời, các nhà mạng đều thiết kế những gói dịch vụ riêng, phục vụ đối tượng khách hàng đặc thù.
Tình trạng nghẽn mạng ở một số nơi, vào một số thời điểm vẫn xảy ra, nhưng với một thị trường không có độc quyền, việc sử dụng di động ở Việt Nam thực sự khiến người dùng cảm thấy dễ thở. Cũng vì vậy, viễn cảnh độc quyền của thị trường viễn thông là điều không ai muốn xảy ra.
Theo số liệu của Sách Trắng CNTT - TT Việt Nam 2012, trên thị trường viễn thông, Viettel đang giữ 40,45% thị phần (chưa kể 0,22% của EVN Telecom), VinaPhone chiếm 30,07%, Mobifone 17,9%, Vietnamobile 8,04%, còn lại Gtel (Beeline) và SPT (Sfone) giữ thị phần không đáng kể.
Các nhà mạng nhỏ có thực lực kém và dễ "chết yểu".
Theo Quy hoạch phát triển viễn thông Quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ được cơ cấu lại nhằm đảm bảo có 3, 4 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh. Như vậy, đến cuối năm 2012, khi việc tách hoặc sáp nhập VinaPhone - Mobifone được Bộ TT - TT quyết định chính thức, thì kịch bản cho thị trường viễn thông Việt Nam sẽ được phác thảo rõ ràng.
Đặt giả thiết ở phương án sáp nhập, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ nằm trong tay 2 ông lớn, giữ gần như toàn bộ thị phần là Viettel và VNPT. Khi đó, những nhà mạng nhỏ sẽ rất khó tồn tại, thậm chí, sẽ bị mua bán, sáp nhập như EVN hay Beeline là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Việc sát nhập các nhà mạng có thể sẽ là điều rất xấu đối với thị trường.
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, việc sáp nhập Mobifone và Vinaphone cần được nghiên cứu rất kỹ cần được nghiên cứu cả ở góc độ và thị trường để đảm bảo luật cạnh tranh. Đại diện Cục Viễn thông cũng cho biết đang cân nhắc rất kỹ những tác động của thị trường, xã hội... trước khi có phương án chính thức.
Tuy nhiên, dù ở phương án nào, thì mong mỏi trên hết của người dùng di động là có một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bởi câu chuyện độc quyền của xăng dầu, của điện... đang khiến không ít người thấy ngán ngẩm.
Theo Genk
Viettel: 50% doanh thu tới từ 3G Sau gần ba năm thương mại hóa dịch vụ 3G, đến nay dịch vụ này đã trở thành "nồi cơm" của các nhà mạng. Không tiết lộ con số thuê bao cụ thể, ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, cho biết kinh tế gặp nhiều khó khăn đã tác động đến việc tăng trưởng...