Brexit – người mới, vấn đề cũ
Nước Anh đang chứng kiến cuộc chạy đua vào chiếc ghế thủ tướng mà theo giới quan sát là có nhiều “ẩn số”, khó đoán định. Nhưng dù người sắp tới lên thay Thủ tướng Theresa May là ai đi nữa, vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU-Brexit) nhiều khả năng vẫn sẽ rơi vào bế tắc.
Nước Anh chưa chắc giải quyết được vấn đề Brexit sau vụ ra đi của Thủ tướng Theresa May
Nhiều gương mặt nổi bật
“Các nước đồng minh và đối tác của chúng ta cần hiểu rằng khoản tiền đó sẽ bị giữ lại cho đến khi chúng ta nắm rõ hơn về hướng đi” – Đó là tuyên bố mới nhất của cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson – ứng cử viên sáng giá cho chức Thủ tướng Anh thay bà Theresa May – về việc từ chối thanh toán khoản phí Anh “chia tay” EU cho đến khi EU đồng ý những điều khoản tốt hơn về Brexit. Quan điểm trên được ông Johnson đưa ra khi trả lời trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trên báo Sunday Times kể từ khi khởi động nỗ lực tranh cử chức thủ tướng. Ông Johnson là một trong hơn 10 ứng cử viên tham gia tranh cử vào chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, đồng thời sẽ giữ chức Thủ tướng Anh sau khi bà May đã từ chức ngày 7-6 vừa qua. Ông Johnson từng cam kết sẽ đưa nước Anh rời EU vào ngày 31-10 dù có hoặc không có thỏa thuận.
Trong số các ứng cử viên, ngoài ông Johnson, một gương mặt đáng chú ý khác là đương kim Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt. Ông Hunt, 51 tuổi, trước đây có lập trường thà không thỏa thuận và đã từng tuyên bố EU độc đoán. Nhưng để tranh ghế thủ tướng, ông lại nói rời bỏ EU vào ngày 31-10 tới đây mà không có thỏa thuận thì chẳng khác nào tự sát.
Video đang HOT
Mặc dù nổi lên 2 gương mặt sáng giá, nhưng theo truyền thông châu Âu sẽ là sai lầm khi không chú ý tới những ứng cử viên khác. Tuần báo chính trị Polityka của Ba Lan nhận định ứng cử viên Rory Stewart mới là ngôi sao chính trị đang lên và là người xứng đáng thay thế bà Theresa May. Polityka cho rằng, nhờ có thái độ rõ ràng đối với vấn đề Brexit và có chương trình tranh cử truyền cảm hứng tích cực nên ông Stewart được lòng dân. Trong khi các ứng cử viên khác muốn Anh rời EU mà không có thỏa thuận và không đưa ra bất kỳ chương trình nào cho tương lai nước Anh, ông Stewart lại nói rõ rằng, việc rời EU không thỏa thuận không chỉ là việc làm không có lương tri mà còn khiến nước Anh phải đối đầu với những điều kiện tồi tệ nhất về thương mại với EU theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thay vì đe dọa, ông Stewart nêu ra nhiều tiềm năng của nước Anh với điều kiện giữ được mối quan hệ tốt đẹp với EU…
Bình mới rượu cũ
Bà May làm thủ tướng Anh từ tháng 7-2016, với nhiệm vụ khó khăn là thương lượng một thỏa thuận Brexit. Trọng trách của bà là vừa tháo gỡ mối quan hệ mật thiết 40 năm Anh – châu Âu và vừa phải đoàn kết 2 phe ủng hộ và chống Brexit. Nhưng thỏa thuận đạt được sau 2 năm đàm phán kiên trì với Brussels đã bị Quốc hội Anh, mà chính xác là các nghị sĩ đảng Bảo thủ, bác bỏ đến 3 lần. Mệt mỏi vì Brexit, bị tấn công từ mọi phía, bị đánh phá ngay trong nội bộ, bà May thông báo từ chức Chủ tịch đảng Bảo thủ kể từ 7-6 vừa qua.
Bà May để cho thủ tướng mới nhiệm vụ khởi động lại tiến trình Brexit: hoặc thương thuyết lại với châu Âu một thỏa thuận mới, hoặc chuẩn bị ra đi mà không có thỏa thuận gì cả. Nói cách khác, bà May ra đi, nhưng nước Anh vẫn sa lầy với những vấn đề như cũ: vẫn là Quốc hội Anh đang phân hóa tột cùng. Người thay bà May cũng không có đa số để biểu quyết thông qua bất kỳ giải pháp nào. Thời gian quá cấp bách không cho phép thương lượng một thỏa thuận mới với châu Âu trong khi Brussels đã nói là không còn gì để đàm phán nữa.
Vậy đổi một thủ tướng mới để làm gì? Phải chăng chỉ để đưa nước Anh vào bất định, viễn cảnh mà rất nhiều dân Anh lo sợ. Giới phân tích không loại trừ khả năng giới chính trị Anh “âm mưu” tổ chức lại trưng cầu dân ý về Brexit. Con đường ra khỏi EU của Anh thật quá gian nan.
ĐỖ CAO (tổng hợp)
Theo SGGP
Cuộc chia tay Anh - EU thêm bế tắc
Các nhà lập pháp Anh hôm 29-3 lần thứ 3 bác thỏa thuận về việc nước này rời Liên minh châu Âu (EU) của Thủ tướng Theresa May, dẫn đến nỗi lo về một tiến trình Brexit không thỏa thuận.
Diễn biến trên đã đẩy cuộc khủng hoảng Brexit kéo dài 3 năm qua thêm rơi vào bế tắc và làm dấy lên câu hỏi liệu Anh có rời EU hay không và nếu có thì khi nào. "Tác động từ quyết định của hạ viện là nghiêm trọng" - bà May nhận định sau cuộc bỏ phiếu trên, đồng thời nói thêm về mặt pháp lý Anh vẫn sẽ rời EU vào ngày 12-4 tới.
Dù vậy, theo đài Sky News (Anh), phát ngôn viên thủ tướng Anh cho biết bà May vẫn sẽ tiếp tục thương thảo với phe phản đối thỏa thuận. Khả năng cuộc bỏ phiếu lần thứ 4 về thỏa thuận cũng được nói đến trong lúc nhiều nghị sĩ tin rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay là tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Những người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô London, Anh hôm 29-3 Ảnh: Reuters
Không lâu sau khi các nghị sĩ Anh bỏ phiếu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho biết các nhà lãnh đạo EU sẽ họp khẩn vào ngày 10-4 để thảo luận về Brexit. Không ít nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng rất có khả năng Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào. Các doanh nghiệp lo ngại một viễn cảnh như thế sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này rơi vào hỗn loạn.
Hồi tuần trước, theo hãng tin AP, EU đã gia hạn cho Anh rời khỏi khối này vào ngày 22-5 nếu thỏa thuận "ly hôn" nói trên được thông qua hôm 29-3 hoặc rời đi vào ngày 12-4 nếu thỏa thuận bị bác bỏ. Sau đó, bà May đã đề nghị từ chức để đổi lấy việc thỏa thuận được thông qua nhưng bước đi này vẫn không thể đảo ngược được làn sóng phản đối trong các nhà lập pháp. Thất bại mới nhất có thể khiến bà May đối mặt nguy cơ nhường chỗ cho một lãnh đạo Đảng Bảo thủ khác tiến hành đàm phán với EU.
Chính phủ Anh cũng cảnh báo những chính trị gia ủng hộ Brexit phủ quyết thỏa thuận do bà May đề xuất có thể sẽ chứng kiến quá trình này kéo dài vô thời hạn. Dù từng phản đối thỏa thuận của bà May trong cuộc bỏ phiếu trước, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson - gương mặt tiềm năng thay thế bà May làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ - cũng đã lên tiếng cảnh báo thỏa thuận của bà May bị bác lần này có thể buộc nước Anh phải chấp nhận một phiên bản Brexit thậm chí còn tồi tệ hơn hoặc không Brexit.
Ngay sau khi thỏa thuận của Thủ tướng Theresa May bị phủ quyết lần thứ 3 chỉ trong vòng một năm, hàng ngàn người ở London đã xuống đường phản đối việc Anh trì hoãn rời EU. Cuộc biểu tình hôm 29-3 diễn ra một tuần sau khi hàng trăm ngàn người đã tuần hành kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai, qua đó cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ nước Anh 3 năm sau cuộc bỏ phiếu Brexit.
Theo Nguoilaodong
Cuộc 'ly hôn' của Anh với EU lại đi vào bế tắc Tất cả các đề xuất thay thế thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May đều không nhận được số phiếu ủng hộ quá bán. Anh gần như không thể giải quyết được những hỗn loạn xung quanh việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sau khi quốc hội thất bại trong việc tìm ra...