Brazil triển khai quân đội, bố trí lính bắn tỉa bảo đảm an ninh cho Hội nghị Thượng đỉnh G20
Chính quyền Brazil đã triển khai quân đội, xe bọc thép và tàu hải quân để tăng cường an ninh cho Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) dự kiến diễn ra ngày 18 – 19/11 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Rio de Janeiro.
Lực lượng quân đội đứng gác tại bãi biển Botafogo, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 15/11/2024. Ảnh: REUTERS
Để đảm bảo an ninh, các binh sĩ tuần tra khu vực bảo tàng, một số tuyến phố cấm phương tiện lưu thông trong khi xe bọc thép đỗ bên ngoài tòa nhà, nơi các nhà lãnh đạo G20 sẽ nhóm họp. Các tàu hải quân tuần tra Vịnh Botafogo giữa bảo tàng và núi Sugarloaf. Lính thủy đánh bộ cũng được triển khai.
Cảnh sát liên bang cho biết đã rà soát bảo tàng để phát hiện nguy cơ đánh bom và bố trí lính bắn tỉa xung quanh tòa nhà để bảo vệ 84 nhà lãnh đạo và bộ trưởng dự kiến tham dự hội nghị.
Video đang HOT
Chính phủ cũng thực hiện biện pháp Đảm bảo Luật pháp và Trật tự, theo đó cho phép triển khai tạm thời lực lượng quân đội trong thời gian diễn ra hội nghị và có quyền bắt giam bất kỳ nghi phạm nào.
Nhà chức trách cũng hạn chế hoạt động giao thông hàng không, trong đó có sử dụng thiết bị bay không người lái, và hủy các chuyến bay trong 2 ngày nói trên tại sân bay nội địa Santos Dumont gần nơi diễn ra hội nghị. Lực lượng an ninh gồm 26.000 thành viên, trong đó có 2.900 quân nhân, sẽ tuần tra khu vực cũng như bảo vệ địa điểm tổ chức hội nghị.
Chính quyền Brazil tăng cường an ninh cho hội nghị G20 sau khi có âm mưu đánh bom nhằm vào Tòa án Tối cao tại thủ đô Brasilia ngày 12/11 vừa qua. Cảnh sát cho biết một nhà hoạt động cánh hữu cùng với quả bom tự chế đã tìm cách đột nhập vào trụ sở tòa án, sau đó tự sát bằng thuốc nổ bên ngoài tòa nhà.
Theo trang web chính thức của G20, trọng tâm các cuộc thảo luận tại G20 lần này sẽ là cải cách thể chế quản trị toàn cầu, thúc đẩy hòa nhập xã hội thông qua việc tạo cơ hội cho người nghèo và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
Brazil đề ra mục tiêu trở thành hình mẫu chuyển đổi năng lượng
Ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Brazil Luiz Marinho cho biết nước này đề ra mục tiêu trở thành hình mẫu trên thế giới trong quá trình chuyến đổi năng lượng.
Quang cảnh thành phố Sao Paulo, Brazil ngày 23/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Fortaleza (Brazil), Bộ trưởng Marinho tuyên bố nước này sẽ đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng, cũng như sẽ thúc đẩy và bảo vệ việc phân bổ công bằng của cải trên thế giới.
Ông Marinho nhấn mạnh cam kết của Brazil không chỉ giới hạn ở việc tạo việc làm mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi công bằng theo hướng bền vững, theo đó đã điều chỉnh các mục tiêu về khí hậu và giảm nạn phá rừng ở khu vực Amazon. Bộ trưởng Marinho cho rằng "cuộc khủng hoảng khí hậu không phải là vấn đề của tương lai mà là của ngày hôm nay và ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như việc làm". Ông cũng cảnh báo về những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải khi nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng.
Cũng tại hội nghị trên, Bộ trưởng Lao động Ấn Độ Shobha Karandlaje kêu gọi các quốc gia lên kế hoạch khẩn cấp về giảm phát thải, cho rằng đây là yếu tố cần thiết cho việc chuyển đổi công bằng, bền vững, hướng tới kinh tế xanh.
Cùng ngày, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra tại thành phố Rio de Janiero của Brazil, tổ chức Oxfam công bố báo cáo cho biết tài sản của 1% nhóm người giàu nhất hành tinh đã tăng thêm 42.000 tỷ USD trong thập niên qua, gấp gần 36 lần tổng tài sản của 50% dân số nghèo trên khắp thế giới. Các tỷ phú phải trả mức thuế chưa tới 0,5% tài sản và cứ 5 tỷ phú trên thế giới lại có 4 người là công dân các nước thuộc G20.
Oxfam - tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu chống đói nghèo và bất bình đẳng toàn cầu, nhấn mạnh tỷ lệ đánh thuế người siêu giàu đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử, đồng thời cảnh báo tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng giữa nhóm siêu giàu với phần còn lại của thế giới.
Theo dự kiến, tại hội nghị trên, các bộ trưởng tài chính của G20 - nhóm hiện chiếm 80% GDP toàn cầu, sẽ thảo luận cách đánh thuế mới đối với người siêu giàu và người có thu nhập cao, cũng như cách thức ngăn chặn các tỷ phú trốn thuế. Pháp, Tây Ban Nha, Nam Phi, Colombia và các nước thuộc Liên minh châu Phi (AU) đều bày tỏ sự ủng hộ đối với vấn đề này, nhưng Mỹ kiên quyết phản đối.
Nga chưa thảo luận về khả năng Tổng thống Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 vẫn chưa được thảo luận. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn TASS, tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp...