Brazil tăng lương tối thiểu lên 244 USD từ tháng 1/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 12/12, Chính phủ Brazil đã ban hành sắc lệnh tăng 7,42% lương tối thiểu cho người lao động từ tháng 1/2023 tới.
Với mức tăng này, lương tối thiểu ở nền kinh tế số một Mỹ Latinh này sẽ ở mức 1.302 real (tương đương 244 USD)/tháng.
Công nhân làm viện tại một nhà máy ở Taubate, Brazil. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên chính phủ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Jair Bolsonaro tăng lương tối thiểu ở mức cao hơn tỷ lệ lạm phát. Trước đó, Bộ Kinh tế Brazil ước tính lạm phát tại Brazil sẽ ở mức 5,81% vào cuối năm nay.
Các chuyên gia phân tích cho biết mức lương tối thiểu 1.302 real/tháng này có thể sẽ được chính phủ mới của Brazil điều chỉnh sau khi Tổng thống đắc cử Luiz Inácio Lula da Silva chính thức nhậm chức vào ngày 1/1 /2023. Nhóm cố vấn của ông Lula da Silva trước đó đã đề xuất tăng lương tối thiểu lên 1.320 real (gần 250 USD).
Theo dữ liệu chính thức, gần 40% số người lao động Brazil làm việc trong khu vực phi chính thức và phần lớn có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu hiện nay.
Khoảng 35% số người làm công ăn lương tại Brazil (34 triệu người) chỉ có thu nhập ở mức tương đương lương tối thiểu.
Brazil gửi bản ghi nhớ đầu tiên trong tiến trình xin gia nhập OECD
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, chính phủ Brazil ngày 6/10 thông báo đã gửi tới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bản ghi nhớ đầu tiên của tiến trình gia nhập thể chế này, được cho là có thể kéo dài một vài năm.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng ở Rio de Janiero, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes khẳng định đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và trong số 230 công cụ và yêu cầu phải thực hiện để Brazil có thể gia nhập thì nước này đã hoàn tất 108, 45 đang nghiên cứu và còn thiếu 77. Theo ông Guedes, mặc dù giai đoạn này có thể 3 đến 4 năm nữa song hy vọng với tốc độ hiện nay thì thời hạn kết thúc có thể sớm hơn bởi vì Brazil đã hoàn thành được rất nhiều điều kiện và là một trong những nước hồi phục tốt nhất sau cuộc khủng hoảng dịch tễ do COVID-19 gây ra, cũng như tác động của cuộc chiến tại Ukraine.
Bộ trưởng Guedes khẳng định Brazil đã trở thành một cường quốc trong lĩnh vực môi trường và sản xuất lương thực và sắp tới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng nhờ những kế hoạch phát triển hydro xanh. Ông cũng nhấn mạnh, bước tiến mới được thực hiện để gia nhập OECD là bằng chứng cho thấy việc Brazil không nhận được thiện cảm trên thế giới do những chính sách có phần tiêu cực phát triển vùng Amazon là không đúng.
Hồi tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann đánh giá cáo nguyện vọng gia nhập của Brazil song cũng đưa ra một số chỉ trích liên quan tới chính sách môi trường ở nước này khi nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu và vì vậy Brazil cũng như phần còn lại của thế giới đều phải xác định những hành động mang tính bao trùm và hiệu quả hơn để đối phó.
Đến nay mới chỉ có 4 nước Mỹ Latinh là Chile, Costa Rica, Colombia và México đã gia nhập OECD, trong khi Brazil cùng với Argentina đang trong quá trình được xem xét kết nạp.
Thặng dư thương mại của Brazil giảm mạnh do nhập khẩu gia tăng Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 3/10, Bộ Kinh tế Brazil cho biết thặng dư thương mại của nước này trong tháng 9/2022 đạt hơn 3,99 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức suất siêu thấp nhất ghi nhận được kể từ đầu năm nay. Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng ở Rio...