Brazil buộc phải ban hành lệnh cấm đốt rừng khi Amazon nổi giận
Lệnh cấm đốt rừng trong 60 ngày ở Brazil bắt đầu có hiệu lực từ 29/8 sau khi xuất hiện hàng trăm vụ cháy mới trong rừng nhiệt đới Amazon.
Một nông dân Brazil dắt chó đi bộ qua khu vực bị cháy của rừng nhiệt đới Amazon, gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil, vào ngày 26/8/2019
Brazil ban hành lệnh cấm đốt rừng
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 28/8 đã ký sắc lệnh cấm hoạt động đốt rừng lấy để lấy đất canh tác và chăn nuôi trên toàn đất nước trong vòng 60 ngày. Sắc lệnh này chính thức được công bố ngày 29/8. Theo đó, cấm tất cả hành động đốt rừng trong vòng 60 ngày, trừ một số ngoại lệ với các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp được cấp phép.
Tổng thống Jair Bolsonaro ban hành Sắc lệnh cấm đốt rừng sau khi phải chịu áp lực quốc tế đối với các vụ hỏa hoạn tồi tệ nhất ở Amazon trong những năm gần đây gây ra những xích mích ngoại giao giữa Brazil và châu Âu. Nhưng các nhà hoạt động nhanh chóng phủ nhận hy vọng rằng lệnh cấm sẽ có hiệu lực. “Những người đốt rừng không có giấy phép sẽ không chấp hành lệnh cấm,” Rodrigo Junqueira thuộc Viện môi trường xã hội nói. Hàng ngàn binh sĩ và lính cứu hỏa đã được triển khai từ cuối tuần trước để chống lại đám cháy, cùng với hai chiếc C-130 Hercules và các máy bay khác đang đổ nước lên các khu vực bị ảnh hưởng ở phía Bắc của đất nước. Cảnh sát hôm thứ Năm đã bắt giữ ba người vì đốt hơn 5.000 ha (12.350 mẫu Anh) trong một khu vực bảo tồn ở bang Para.
Dữ liệu chính thức cho thấy hơn 1.600 đám cháy mới xuất hiện từ 26-27/8, đưa tổng số đám cháy năm nay lên tới gần 85.000 – con số cao nhất kể từ năm 2010. Khoảng một nửa trong số đó là trong lưu vực Amazon rộng lớn. Các số liệu mới này được đưa ra trong cuộc họp hôm 28/8 được tiến hành bởi người đứng đầu Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres, giữa các quốc gia quan trọng để hỗ trợ giải quyết các đám cháy cũng đang tàn phá các vùng đất của Bolivia. “Chúng tôi kêu gọi huy động các nguồn lực và chúng tôi đã liên hệ với các nước để xem liệu trong phiên họp cấp cao của Đại hội đồng của họ, có thể có một cuộc họp dành cho việc huy động sự hỗ trợ cho Amazon hay không”, ông Guterres nói với các phóng viên. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Brazil cho biết họ không biết về đề xuất này. Bộ Ngoại giao Brazil kêu gọi “chính quyền nước ngoài” nên tìm hiểu thêm về các chính sách môi trường của đất nước, tình hình ở Amazon và các biện pháp được thực hiện để dập tắt các đám cháy “trước khi đề xuất các sáng kiến mới.”
Lệnh cấm “không tác dụng”?
Những kêu gọi sự trợ giúp quốc tế chống lại các vụ hỏa hoạn đang là một vấn đề nóng bỏng ở Brazil, nhất là với Tổng thống Bolsonaro và những người khác khăng khăng đòi quyền chủ quyền của đất nước đối với Amazon.
Video đang HOT
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong cuộc gặp với các thống đốc của khu vực Amazon tại Cung điện Planalto ở Brasípa vào ngày 27/8/2019
Ông Bolsonaro hôm thứ Tư đã cáo buộc Pháp và Đức “mua” chủ quyền của Brazil bằng cách kêu gọi G7 cung cấp 20 triệu đô la viện trợ hỏa hoạn cho Amazon. Phó Tổng thống Hamilton Mourao – vốn được coi là người có tiếng nói ôn hòa trong chính phủ của Bolsonaro – lần đầu tiên lên tiếng công khai vào thứ Tư, nhấn mạnh trong một ý kiến rằng “Amazon của chúng tôi sẽ tiếp tục là của người Brazil”.
Trong khi đó, cũng có những ý kiến ngược lại với Tổng thống Bolsonaro. Thống đốc của một số bang ở Amazon nói với Bolsonaro trong cuộc họp hôm 27/8 cho rằng cần có sự giúp đỡ quốc tế. Lời đề nghị nhận sự trợ giúp quốc tế của họ được đưa ra sau khi Nauy và Đức tạm dừng khoảng 70 triệu đôla trợ cấp bảo vệ Amazon vào đầu tháng này. Ngay cả cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đang thụ án gần 9 năm vì tội tham nhũng cũng lên tiếng: “Tôi nghĩ Bolsonaro đang gây ra tác hại to lớn cho người dân Brazil, một chút xấu xa và một chút thiếu hiểu biết”.
Hôm qua, Tổng thống Pháp cho biết một máy bay phun nước được tài trợ bởi tiền của G7 đã cất cánh từ Paraguay để phối hợp với Chile giúp chống cháy ở Amazon. Ngày 28/8, Tổng thống Donald Trump cho biết, Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Brazil chống cháy rừng ở Amazon và lên tiếng chỉ trích G7 vì đã không tham khảo ý kiến của ông Bolsonaro về sáng kiến của mình.
Trước đó, ông Bolsonaro yêu cầu nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron rút “những lời lăng mạ” đối với ông, khiến cuộc chiến ngôn từ giữa hai người càng trở nên trầm trọng, đe dọa phá vỡ một thỏa thuận thương mại khổng lồ giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia Nam Mỹ, bao gồm cả Brazil. Trong cuộc chiến ngôn từ, Macron đã cáo buộc Bolsonaro nói dối ông về lập trường biến đổi khí hậu của Brazil, trong khi Bolsonaro đã cáo buộc Macron có suy nghĩ thực dân.
Hoạt động đốt rừng lấy đất canh tác được cho là nguyên nhân bùng phát cháy rừng Amazon trên diện rộng (Ảnh: AFP)
Ngay cả khi nghị định của Bolsonaro được công bố, đã có nhiều nghi ngờ về việc người dân Brazil sẽ chấp hành lệnh cấm đốt 2 tháng ở khu vực hẻo lánh nơi nạn phá rừng đã gia tăng trong năm nay khi các cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động phi pháp hoạt động kém hiệu quả. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết Brazil đã có luật pháp và công cụ để phát hiện nạn phá rừng và đốt trái phép, nhưng việc thực thi luật pháp ở nước này kém.
Các chuyên gia nói rằng việc giải phóng mặt bằng gia tăng trong mùa khô kéo dài hàng tháng để nhường chỗ cho mùa màng hoặc chăn thả đã làm trầm trọng thêm vấn đề tái diễn của hỏa hoạn. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng nói rằng các đám cháy đang được kiểm soát và số lượng các vụ cháy đang giảm nhờ những mưa mới đây ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Bolsonaro nói Brazil sẽ tiếp nhận viện trợ từ G7 nếu Macron “rút lại những lời lăng mạ”Tiếp tục bùng phát hàng trăm đám cháy rừng Amazon tại BrazilCháy rừng Amazon: Lá phổi của trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Người Brazil khốn khổ vì nghẹt thở trong khói bụi cháy rừng Amazon
Những thân cây đen kịt cháy âm ỉ nằm trên mặt đất, trong lúc khói bụi bao phủ dày đặc rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil.
Quang cảnh cháy rừng Amazon
Ở bang tây bắc Rondonia, một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi cháy rừng, người dân sống dưới bầu không khí đặc quánh khói bụi.
"Tôi sống ở đây đã 20 năm và chứng kiến nhiều vụ cháy rừng, nhưng chưa từng thấy khói bụi kinh khủng như những ngày gần đây", Welis da Clainana, 25 tuổi, sống ở thủ phủ Porto Velho của bang, cho hay.
"Khói ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc sống thường nhật của chúng tôi. Sáng nào thức dậy chúng tôi cũng mệt mỏi vì hít phải khói".
Da Claiana cho hay cháy rừng trong những ngày gần đây thậm chí đe dọa tới sinh kế của công ty cho thuê ôtô nơi cô đang làm việc, buộc nhiều chuyến bay địa phương phải hủy.
"Tầm nhìn thật kinh khủng, không ai làm được bất kỳ việc gì", cô nói, đổ lỗi cho "những hộ nông dân chăn nuôi lớn" gây ra cháy rừng.
Cháy rừng có lúc lan tới gần nhà cô. Da Claiana đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào để tránh khói chui vào nhà, nhưng cuối cùng, cô vẫn phải đưa con gái đến viện vì cô bé khó thở. Một đồng nghiệp của Da Claiana cũng phải nhập viện vì bệnh hô hấp.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hiển hiện rõ ràng ở thành phố nửa triệu dân này. Chỉ cần lái xe một quãng ngắn là người ta có thể nhìn thấy cây cối trong rừng bị chặt phá để lấy đất chăn nuôi gia súc hoặc trồng trọt.
Nhìn từ trên cao, những bức tường lửa màu cam khổng lồ lan rộng trong khu rừng rộng lớn, khói đen cuồn cuộn bốc lên trời. Thảm thực vật bị chặt phá để lấy đất. Ở vài nơi chỉ còn trơ trọi một thân cây, bao quanh là đất đai cháy trụi, minh chứng cho sự tàn phá khu rừng là "lá phổi trái đất", nhà ở của hàng trăm loài động thực vật, theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).
Hơn một nửa trong số 79.513 vụ cháy rừng ở Brazil trong năm này xảy ra tại Amazon, trong hai ngày 24 và 25/8 có 1.130 vụ cháy mới.
"Số vụ cháy rừng tăng lên hàng năm" Eliana Amorim, một người dân ở Porto Velho nói, đổ lỗi cho việc phá rừng gây hỏa hoạn. "Nhưng nhận thức của người ta thì không".
Theo Hồng Hạnh (VNE)
Châu Phi đang bị thiêu đốt, số vụ cháy rừng nhiều gấp 5 lần ở Amazon Số lượng các vụ cháy rừng mà các nước Trung Phi đang phải hứng chịu lớn hơn nhiều so các vụ hỏa hoạn trong những cánh rừng nhiệt đới ở Amazon. Khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào hỏa hoạn ở các cánh rừng nhiệt đới tại Brazil, hình ảnh vệ tinh NASA cung cấp mới đây cho thấy số...