Bột sắn dây có tác dụng gì với sức khoẻ?
Bột sắn dây là thức uống rất tốt được nhiều người yêu thích, vậy bột sắn dây có tác dụng gì?
Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến là thức uống quen thuộc với nhiều người. Bột sắn dây được cho là rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của bột sắn dây
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, sắn dây thuộc họ đậu, là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ cây phình ra phát triển thành củ dài, to. Sắn dây được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc.
Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn, có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị.
Rễ sắn dây đào về nên rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày, để lâu sẽ bị thối hỏng.
Bột sắn dây rất tốt cho sức khoẻ.
Bài thuốc chữa bệnh của bột sắn dây
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chỉ ra một số bài thuốc chữa bệnh từ bột sắn dây như sau:
Trị cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi:
Dùng bột sắn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Trị cảm mạo, sốt phiền khát cứng đau gáy:
Video đang HOT
Dùng sài hồ 4g, bột sắn 8 – 12g, khương hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ 4 – 8g, cam thảo 2g, cát cánh 4 – 8g, thạch cao 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả sắc nước uống.
Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét:
Dùng bột sắn 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Bột sắn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe:
Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng bột sắn 20g, đậu ván ( sao)12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.
Trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng):
Lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 – 4 lần.
Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu:
Dùng bột sắn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.
Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước:
Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc:
Dùng củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
Ngộ độc rượu:
Dùng hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát.
Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại. Hoặc lấy hoa sắn dây khô 20 – 40g nấu lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.
Thanh nhiệt và bồi bổ dùng chè bông cau:
Lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ, cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được.
Bạn hãy mang ra ăn ngày 1 lần. Nó sẽ giúp ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy)
Bạn chọn một trong các cách dưới:
- Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương bột sắn thang, gồm: bột sắn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp:
Lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần.
Chữa kiết lỵ do nhiệt:
Lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1 – 2 lần. Hay bột sắn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày.
Chữa chứng nhiệt tả ( viêm ruột cấp, lị trực khuẩn):
Dùng bột sắn hoàng cầm hoàng liên thang: bột sắn 12 – 20g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
Trị ngực nóng, thổ huyết:
Lấy củ sắn dây tươi giã nát vắt lấy nước cốt chừng 500ml chia ra uống 2 – 3 lần.
Trên đây là tác dụng của bột sắn dây và các bài thuốc chữa bệnh từ bột sắn dây.
Loại cây dại được mệnh danh 'vua các loại rau', thuốc bổ cho nhiều người
Rau dớn là loại cây dại mọc ở các vùng ẩm ướt và trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng bởi vừa lạ miêng, vừa là bài thuốc chữa bệnh.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ở nhiều tỉnh rau dớn còn được xem là "vua của các loại rau". Loại rau này mọc tự nhiên nên không có thuốc trừ sâu, tăng trưởng.
Người dân thường thu hoạch những đọt ngọn non cuốn lại như vòi voi để chế biến thành món ăn. Rau dớn vào mùa mưa là ngon nhất vì nhiều lá non.
Rau dớn là rau tự nhiên, mọc dại trong rừng. Ảnh: Thuocdantoc.vn
Theo y học cổ truyền, rau dớn là một bài thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Về tính vị, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, tốt cho đại tràng. Nhiều công năng khác nhau như chữa ho, nhức đầu, sốt cao, làm lành vết thương, nhiễm trùng da, tiêu chảy, kiết lỵ.
Đặc biệt, rau dớn là thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh. Ăn rau dớn giúp lưu thông máu. Chất nhớt trong lá, thân giúp nhuận tràng. Cành và lá rau này có thể phơi khô làm trà uống. Ngoài ra, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hằng ngày.
Trong sinh hoạt, rau dớn có thể giúp bạn làm lành vết thương cầm máu. Lấy 50gram rau dớn rửa sạch giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vết thương. Trường hợp đau bụng, hen suyễn, sốt rét có thể lấy rau dớn rửa sạch đem thái nhỏ rồi sắc lên với 200ml nước đun đến khi gần cạn thì chắt nước uống.
Lương y Sáng lưu ý rau dớn có chất nhờn nên rửa cần nhẹ tay. Ngoài ra, lá và thân bẩn nên cần được rửa thật sạch, chần qua nước sôi để giảm độ nhớt và nâng cao chất lượng món ăn.
Rau dớn thường mọc ở các khu vực ẩm ướt, nó có tác dụng hút asen trong đất làm sạch môi trường nên khi ăn cần chọn rau ở vùng đất không bị ô nhiễm hóa chất. Nên ăn rau nấu chín, hạn chế gỏi rau dớn vì có thể gây chướng bụng cho người ăn.
Bài thuốc trị bệnh từ hoa mào gà đỏ Không chỉ được làm cảnh mà hoa mào gà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nhắc đến hoa mào gà có lẽ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng của loại hoa này. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh của hoa mào gà ít người biết. Tổng quan về hoa mào gà Bài viết...