Bớt phạt tù, tăng phạt tiền với tội kinh tế
Một nội dung đáng chú ý tại hội thảo góp ý sửa đổi BLHS dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp do Ủy ban Tư pháp, Bộ Tư pháp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức là tăng hình phạt tiền với tội phạm kinh tế…
Luật sư Phan Thông Anh (trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tếViệt Nam) nhận xét dự thảo BLHS (sửa đổi) bổ sung hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tiền (hình phạt chính) trong nhiều loại tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường là cần thiết. Bởi lẽ việc này sẽgiúp tăng thu ngân sách, giảm chi phí giam giữ, phù hợp chính sách pháp luật hình sự nhân đạo, đảm bảo quyền con người…
Kh ắ c ph ụ c đ ượ c h ậ u qu ả
Luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng ủng hộ mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do lỗi vô ý trong lĩnh vực kinh tếvà môi trường. Theo ông, đối với loại tội phạm này thì người phạm tội không cố ý gây ra hậu quả nên không cần cách ly khỏi xã hội mà nên thay thế bằng hình phạt tiền. Như vậy vừa giáo dục, vừa răn đe, vừa khắc phục được hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Bổ sung, luật sư Nguyễn Văn Hồng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng với tội phạm kinh tế, nếu cho nộp tiền thay án tù thì người phạm tội có điều kiện tiếp tục cống hiến để làm ra các giá trị kinh tế.”Chính sách này nhân bản hơn. Nhà nước sẽ giảm được chi phí xây nhà tù, cho bộmáy liên quan đến hoạt động giam giữ. Hơn nữa, chúng ta đang hướng đến việc bảo vệ quyền con người hơn nên quy định này rất hợp lý” – luật sư Hồng nói.
Tuy nhiên, luật sư Hồng lưu ý: “Người ta có thể nghĩ hên xui, cứ phạm tội, nếu bị phát hiện thì trả tiền.Do đó, để đảm bảo tính răn đe thì mức phạt phải cao hơn, có thể gấp đôi, gấp ba số tiền phạm tội”.
Nhiều ý kiến ủng hộ việc tăng hình phạt tiền, bớt hình phạt tù đối với tội phạm kinh tế. Trong ảnh: Một bị cáo đang bị xét xử về tội cho vay lãi nặng. Ảnh: P.LOAN
Video đang HOT
B ổ sung c ơ ch ế chuy ể n ph ạ t ti ề n thành ph ạ t tù
Nếu người bị kết án phạt tiền không chấp hành trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, dự thảo luật cho phép chuyển đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù. Cạnh đó, trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì hình phạt này được chuyển thành hình phạt tù có thời hạn theo tỉ lệ cứba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù.
Nhiều người đồng tình vì quy định như vậy sẽ đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa. Nếu chờ để xử lý người vi phạm về tội không chấp hành án thì quá lâu, không hiệu quả vì thực tiễn hầu như tội này rất ít được xét xử. Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước như Đức, Nhật…
Luật sư Nguyễn Văn Hồng nêu ví dụ dự thảo luật quy định tội gây ô nhiễm môi trường phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng thì tươngứng với mức phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Ông đề xuất trường hợp tội danh không có hình phạt tù mà chỉ có hình phạt tiền thì luật cũng cần quy định luôn mức phạt tù tương ứng để dễ dàng áp dụng khi chuyển hình phạt.
Có ý kiến đề nghị cần quy định thật chi tiết bởi đây là việc chuyển đổi hình phạt theo hướng nặng hơn. Chẳng hạn tỉ lệ chuyển đổi phạt tiền thành phạt tù là bao nhiêu; thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi trong trường hợp khung hình phạt được áp dụng không có hình phạt tù ra sao; căn cứ để phân định rõ giữa chế định này với tội không chấp hành án…
Không b ỏ t ử hình trong t ộ i s ả n xu ấ t, mua bán thu ố c gi ả Dự thảo BLHS (sửa đổi) đã bỏ 7/22 tội danh có hình phạt tử hình nhưng vẫn giữ lại hình phạt này trong tội sản xuất, buôn bán hàng giảlà thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 195). Trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chỉ tội này là có mức án tử hình. Một số ý kiến đề nghị cần bỏán tử hình, nâng cao mức hình phạt tiền vì khách thể bị xâm hại của tội này là trật tự quản lý kinh tế. Cơ quan chức năng vẫn có thể tuyên truyền để người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, nhận biết được hàng giả để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến khác phản đối vì dù khách thể bị xâm hại là trật tự quản lý kinh tế nhưng hậu quả của nó có thể liên quan đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là nhóm yếu thế (người bệnh, trẻ em, người già). Hành vi này đang phổ biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội nên cần giữ hình phạt tử hình để bảo đảm đấu tranh phòng, chống tội phạm. “Có gia đình phải bán cả tài sản để mua thuốc chữa bệnh cho người bệnh. Việc trục lợi trên nỗi đau người khác là xâm hại đến niềm tin của người bệnh, người đang cần chỗ nương tựa, bấu víu. Hành vi này là đê hèn, vi phạm luân lý và đạo đức xã hội. Do đó, nếu gây hậu quảchết người thì cần phải có hình phạt nghiêm khắc, có thể lên đến tửhình. Cần duy trì hình phạt tử hình để răn đe, mang lại sự công bằng cho người đã chết và thân nhân của họ” – luật sư Hà Hải nói.
Theo PH ƯƠ NG LOAN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Khó xử "cẩu tặc" khi quy định tài sản bị xâm hại phải trị giá 5 triệu đồng
Sáng 1/4, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục họp cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS). Đáng chú ý, dự thảo đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu lên mức thấp nhất là 5 triệu đồng.
Cụ thể, có 4 nhóm tội được đề xuất các mức tăng tương ứng từ 2 triệu lên 5 triệu; từ 4 triệu lên 10 triệu; từ 10 triệu lên 30 và từ 50 lên 200 triệu.
Về việc điều chỉnh này, đại diện Bộ Tư pháp (cơ quan soạn thảo dự án luật) - Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc lập luận việc nâng mức định lượng vì năm 2009, tại thời điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 1999, định mức tối thiểu để xử lý trách nhiệm hình sự tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng, tức gấp 3 lần mức lương tối thiểu (650.000 đồng/tháng). Giá xăng cao nhất tại thời điểm đó là 16.300 đồng/lít; giá vàng là 28-29 triệu đồng/lượng. Hiện nay, mức đề xuất tăng định mức tối thiểu lên 5 triệu đồng là tương đương 5 lần mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng); giá xăng là 17.300 đồng/lít; giá vàng trên 35 triệu đồng/lượng là phù hợp.
Nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp nhận định, việc điều chỉnh mức định lượng trên là một sự thay đổi rất cơ bản về chính sách hình sự và xét cho cùng đây cũng là phi tội phạm hóa. Trên thực tế theo quy định này sẽ có nhiều hành vi tội phạm trong BLHS hiện hành sẽ không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên tờ trình và báo cáo đánh giá tác động chưa phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá cụ thể tác động về chính trị, kinh tế, xã hội của sự điều chỉnh này.
Khó xử lý "cẩu tặc" bằng luật dẫn đến việc nhiều người dân bức xúc có hành vi tự phát như hành hung, đánh chết "tội đồ".
Ngược lại, nhóm nghiên cứu chỉ rõ, thực tế tình hình an ninh trật tự thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp một phần do những vi phạm có dấu hiệu tội phạm diễn ra hàng ngày nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự, dẫn đến sự bức xúc, hành vi tự phát trong một bộ phận nhân dân (đánh chết các đối tượng trộm chó; tự xử bằng vũ lực trong quan hệ vay nợ; tình trạng xã hội đen đòi nợ thuê...).
Việc tăng định mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể làm gia tăng thêm vi phạm pháp luật, tạo diễn biến xấu tình hình an ninh - trật tự xã hội. Nhóm nghiên cứu cảnh báo cơ quan soạn thảo cần đánh giá đầy đủ vấn đề này.
Đồng tình với phân tích của Nhóm nghiên cứu, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Công Phàn cho rằng mức nâng định lượng chịu trách nhiệm hình sự từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng là "chưa thuyết phục".
Ông Phàn chỉ rõ, việc điều chỉnh mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng mới thực hiện từ năm 2012. Cho đến thời điểm này, mức sống của nhiều người dân cũng mới chỉ ở tầm "định lượng" 2 triệu. Giữ quy định như hiện hành theo đó hợp lý hơn.
Cùng quan điểm này, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an băn khoăn, nâng mức định lượng với tài sản lên 5 triệu đồng, các hành vi phạm tội như trộm chó, trộm gà... sẽ không xử lý được. Mặc dù giá trị tài sản bị xâm phạm không lớn nhưng hành vi của các đối tượng trộm cắp vặt lại rất chuyên nghiệp, không ít vụ các đối tượng "cua" sạch cả chuồng gà của nhà dân nhưng liệu quy ra giá trị số gà có đủ mức 2 triệu đồng để xử lý không. Vậy nên việc cơ quan soạn thảo đề xuất đưa mức định lượng thấp nhất đã ở giới hạn 5 triệu thì... càng khó.
Một điểm sửa đổi đáng chú ý khác thể hiện trong dự thảo luật là quy định, hành vi đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, dự thảo quy định: người nào rủ rê, lôi kéo, chuẩn bị các công cụ, phương tiện hoặc có các hành vi tổ chức đánh bạc khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Theo đó, tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc. Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20 triệu đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù 5 năm đến 10 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phát tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dự thảo cũng quy định về hành vi gá bạc. Theo đó, người nào sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho người khác đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và mức phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
P.Thảo
Theo Dantri
Bắt 3 cán bộ ngân hàng lập khống hồ sơ chiếm đoạt hàng tỷ đồng Ngày 13/5, Trung tá Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an tỉnh Đắk Nông) cho biết, Cơ quan CSĐT vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 cán bộ Ngân hàng chính...