Bột Giặt LIX lợi nhuận quay đầu giảm trong quý III/2020
Công ty cổ phần Bột Giặt LIX (Mã chứng khoán: LIX – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 649,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 47,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 1,2% và 0,4% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 23,4% về còn 20,8%.
Trong kỳ mặc dù biên lợi nhuận gộp giảm 11,9% nhưng bên cạnh đó chi phí tài chính giảm 28% và chi phí bán hàng giảm 28,9% dẫn tới lợi nhuận chỉ còn giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu, năm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 2.219,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 159,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,8% và 21,4% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 88% kế hoạch lợi nhuận năm.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu khoảng 2.772 tỷ đồng, tăng 10% và chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ 2% lên 230 tỷ đồng
Tổng tài sản tính đến 30/9/2020 tăng 18% so với đầu kỳ lên 1.058 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định và hàng tồn kho. Tiền và tiền gửi là 161 tỷ đồng, tăng 26%. Các khoản phải thu ngắn hạn từ Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM, Vincommerce… là 143 tỷ đồng, giảm 12%.
Về nguồn vốn, nợ vay ngắn hạn phát sinh 55 tỷ đồng so với đầu kỳ trong khi nợ vay dài hạn giảm giá trị tương ứng. Phải trả người bán ngắn hạn là 150 tỷ đồng, giảm 15%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/10, cổ phiếu LIX tăng 300 đồng lên 57.300 đồng/cổ phiếu.
SCB đa dạng cổ đông trong giai đoạn hai của quá trình tái cơ cấu
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, trong năm nay, Ngân hàng thực hiện kế hoạch tăng thêm 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ cổ đông mới, đồng thời sẽ sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sau khi kết thúc giai đoạn hai của quá trình tái cấu trúc.
SCB đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ông có thể chia sẻ định hướng và mục tiêu của Ngân hàng trong năm nay?
Năm nay, SCB có hai định hướng lớn. Thứ nhất là liên quan đến đề án tái cơ cấu của SCB đã được NHNN phê duyệt trong tháng 3/2020, đề án tái cơ cấu này có một số mục tiêu quan trọng, giúp Ngân hàng phát triển bền vững. Đề án tái cơ cấu dựa trên cơ sở NHNN ban hành cơ chế và lâu nay SCB tự tái cơ cấu bằng chính nội lực. Nhưng với cơ chế đó giúp SCB quyết tâm hơn trong quá trình xử lý những vấn đề còn tồn tại trong đợt cơ cấu trước đây.
Thứ hai, đề án tái cơ cấu giai đoạn hai của SCB được NHNN phê duyệt ngày 11/3/2020 và ra đời trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện, lan rộng trên toàn cầu, nên rất phù hợp để Ngân hàng đẩy mạnh việc tái cấu trúc.
Video đang HOT
Hay nói cách khác, bên cạnh việc SCB phải đẩy mạnh tái cơ cấu giai đoạn hai thì sức ép của thị trường thay đổi cũng đòi hỏi hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng phải thay đổi theo để phù hợp hơn.
Đi kèm với những thay đổi của thị trường, SCB cũng thay đổi luôn slogan "Ngân hàng vì cộng đồng".
Tuy nhiên, khi nói về "cộng đồng" ở đây không chỉ mang tính hoạt động xã hội, mà "Ngân hàng vì cộng đồng" có nghĩa tất cả định hướng hoạt động của SCB hướng đến phục vụ nhu cầu khách hàng, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.
Khi khách hàng sử dụng sản phẩm của SCB tức là họ đang chung tay cùng Ngân hàng chia sẻ với cộng đồng.
Cụ thể, khi khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng S-Care của SCB, Ngân hàng sẽ trích một phần (khoảng 10%) lợi nhuận trên tổng lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh của mình để phục vụ cho các hoạt động xã hội.
Hiện SCB đã thành lập Quỹ hướng đến bệnh nhân ung thư, với số tiền ban đầu khoảng 1,5 tỷ đồng. Sau đó, doanh số tăng dần thì nguồn tiền của Quỹ cũng sẽ tăng dần để hướng đến mục tiêu chung.
Nhưng từ đó đặt ra yêu cầu SCB phải hiện đại hóa quy trình, đem lại tiện ích tốt nhất mới có thể thu hút được khách hàng.
Qua đó có thể thấy được rằng, việc đặt ra mục tiêu "Ngân hàng vì cộng đồng" không đơn giản chỉ là hướng đến cộng đồng, mà quan trọng hơn đó chính là phải cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu người dùng, hướng đến mục tiêu chung vì cộng đồng.
Khi đã có định hướng sẽ tạo một sự khép kín: từ mục tiêu, biện pháp và mọi đối tượng tham gia vào đều có mục tiêu của mình là chung tay cùng với xã hội. Kế hoạch này được SCB xây dựng dài hơi và là kim chỉ nam trong việc xác định mục tiêu trong hoạt động trong các năm tiếp theo.
Về cơ cấu cổ đông mới của SCB trong giai đoạn hai tái cơ cấu có gì thay đổi?
Trong đề án tái cơ cấu giai đoạn hai của SCB được NHNN phê duyệt có một số nội dung quan trọng.
Cụ thể như khuyến khích sự tham gia đa dạng của cổ đông vào SCB. Có nghĩa là cần thêm cổ đông mới tham gia vào Ngân hàng để đa dạng cơ cấu cổ đông. Còn việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng là vấn đề đương nhiên và SCB đã có kế hoạch.
Tuy nhiên, việc đa dạng thêm cổ đông mới chỉ có phần sớm hơn so với kế hoạch dự kiến. Ngân hàng dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán sau năm 2022, lúc này SCB sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc "chốt" room ngoại khi năng lực tài chính cũng như sức cạnh tranh vững mạnh.
Nhưng với đề án tái cơ cấu giai đoạn hai được NHNN phê duyệt thì việc thu hút thêm cổ đông cũng như kế hoạch niêm yết của SCB rõ hơn và triển khai bắt đầu từ năm 2020.
Trước đây, SCB đã được chấp thuận bán vốn trên 50% cho nhà đầu tư nước ngoài. Vậy room có được giữ nguyên trong kế hoạch tăng vốn lần này?
Hạn mức vốn bán cho nhà đầu tư nước ngoài của SCB vẫn giữ nguyên tỷ lệ nói trên, song sẽ đa dạng thêm cổ đông, tức sẽ có nhiều cổ đông trong và ngoài nước tham gia.
Trong điều kiện thuận lợi, cho phép cổ đông nước ngoài nắm giữ trên 50%; cổ đông nước ngoài không nhất thiết là cổ đông chiến lược chiếm trên 20%, ưu tiên các định chế tài chính ở các nền kinh tế phát triển và phải trình Thủ tướng xem xét.
Giá phát hành sẽ được hai bên đàm phán, thỏa thuận. Kế hoạch gọi thêm cổ đông mới cùng tham gia với Ngân hàng trong giai đoạn này có ý nghĩa rất tích cực. Vì tình hình SCB đã được cải thiện tích cực hơn sau giai đoạn tái cấu trúc.
Trong đợt bán vốn lần này là phát hành mới để tăng vốn, nếu các nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát hành có thể tham gia mua cổ phần SCB. Tuy nhiên, sau đợt dịch Covid-19, thị trường đã có những thay đổi, chỉ có các quỹ đầu tư đẩy mạnh đầu tư ra các thị trường khác, thay vì các ngân hàng.
Trong giai đoạn này, việc thu hút thêm cổ đông để tăng vốn, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào SCB, theo ông sẽ có bất lợi và thuận lợi gì?
Có thể vấn đề trước mắt còn nằm ở chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, với gói hỗ trợ và cứu trợ của chính phủ các nước đối với doanh nghiệp, người dân lên đến hàng nghìn tỷ USD trong đợt dịch Covid-19 này thì lượng tiền ra thị trường sẽ rất lớn.
Chỉ riêng với Mỹ, chính phủ nước này đã thông qua gói hỗ trợ lên đến 5.000 tỷ USD. Với nguồn tiền trên và USD vẫn là ngoại tệ chính, đồng tiền mạnh nhất thế giới, chắc chắn sẽ tạo luồng vốn tư bản rất nhiều để tạo chuỗi cung ứng cho thị trường lớn nhất thế giới, đó chính là thị trường Mỹ.
Chỉ cần 0,1% trên tổng nguồn vốn 5.000 tỷ USD chảy vào thị trường Việt Nam thì cơ hội cho chúng ta rất lớn. Nhưng quan trọng trước hết là chúng ta phải làm tốt mình để nắm bắt cơ hội, thu hút các nhà đầu tư và vốn ngoại.
Tuy nhiên, cơ hội này sẽ không kéo dài, có thể chỉ trong vòng 2 - 3 năm. Như vậy, nếu cơ hội có mà bản thân mình không chuyển đổi nhanh, nâng cao năng suất, hiệu quả và thay đổi cơ chế thì các quốc gia khác cũng sẽ thay đổi để họ đón nhận cơ hội từ luồng vốn mới trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của thế giới.
Bởi lẽ, trong khó khăn và thay đổi của thị trường, tất cả các nước sẽ thay đổi để thu hút nhà đầu tư.
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của SCB trong giai đoạn 1, Ngân hàng đã đạt được mục tiêu hay vẫn còn những vướng mắc, tồn tại?
Mặc dù trải qua quá trình tái cơ cấu và Ngân hàng phải dồn lực cho công việc này, nhưng song song đó SCB vẫn phát triển, tăng trưởng được lượng khách hàng, với mức tăng bình quân lên đến 30%. Điều đó cho thấy, sự phát triển của SCB rất tích cực.
Về đội ngũ cán bộ, nhân viên, Ngân hàng đã tạo được công ăn việc làm cho đội ngũ lên đến 7.000 người. Mặt khác, tuy trong giai đoạn tái cơ cấu có rất nhiều khó khăn, song SCB đều vượt qua.
SCB đã đi đến một giai đoạn ổn định, đi kèm với đó là việc tổ chức vận hành bộ máy được tinh giản rất nhiều, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó chính là nền tảng quan trọng để SCB chuyển sang tái cơ cấu giai đoạn hai một cách hiệu quả hơn.
Tái cơ cấu giai đoạn 1 của SCB nhằm ổn định lại bộ máy, tổ chức và kết quả Ngân hàng đã đạt được không gây bất ổn an ninh, tiền tệ kể từ thời kỳ đầu hợp nhất vào năm 2011.
Vì thế, trong giai đoạn hai của quá trình tái cơ cấu, SCB tập trung vào hiệu quả, nâng cao năng suất, đầu tư con người. Đi kèm với giai đoạn này là thu hút thêm nhà đầu tư mới và niêm yết.
SCB còn nắm giữ bao nhiêu trái phiếu VAMC và đã trích lập dự phòng ra sao?
Hiện SCB còn nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC, song đã trích dự phòng hơn 40%. Quỹ dự phòng của SCB đã lên đến trên 10.000 tỷ đồng nên vẫn đang nỗ lực xử lý nợ xấu để sớm hoàn nhập dự phòng sau khi kết thúc quá trình tái cấu trúc, xử lý hết nợ xấu. Hiện nay, quá trình xử lý nợ xấu đã có cơ chế của VAMC.
Trong quá trình tái cấu, SCB tái cấu trúc các khoản nợ cho phù hợp với thị trường cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Bởi nợ xấu của SCB đều có tài sản bảo đảm liên quan đến bất động sản có tiềm năng (khu công nghiệp, bất động sản nhà ở), không có hàng tồn kho. Tôi cho rằng, với sự cấu trúc lại của nền kinh tế, đáng chú ý là sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đợt dịch Covid-19 chính là nền tảng quan trọng để SCB "thoát ra" và "bước lên", nhưng không thể nóng vội được.
Theo ông, sau đợt dịch Covid-19, sức đề kháng của Ngân hàng có tốt hơn trước?
Các ngân hàng Việt Nam thích nghi tốt hơn sau đợt dịch vừa rồi. SCB cũng đang nắm giữ nhiều cơ hội cần thiết trong việc thu hút các nhà đầu tư sau giai đoạn dịch Covid-19, đó chính là cơ sở vật chất của Ngân hàng được nâng tầm, năng suất được nâng cao.
Tuy nhiên, mục tiêu trong năm 2020 của Ngân hàng sẽ phải thay đổi theo xu hướng toàn cầu do những khó khăn ảnh hưởng bởi đại dịch vừa qua.
Thực tế, riêng 2 tháng 3 - 4/2020, theo tôi, 80% nền kinh tế đều bị đình trệ. Vì vậy, trong năm nay khó có thể kỳ vọng mục tiêu lợi nhuận cao và tôi tin rằng, các ngân hàng cũng sẽ không lấy mục tiêu lợi nhuận làm thước đo cho sự thành công trong bối cảnh có khó khăn, mà quan trọng hơn trước mắt là đảm bảo được sự ổn định, sau đó mới tính đến việc tái khởi động sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Quan trọng hơn, đó chính là phải có sự đầu tư để thực hiện sự chuyển đổi đón đầu cơ hội mới. Khi muốn đón nhận một sự đầu tư mới, bắt buộc chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, phù hợp với tình hình mới sẽ có cơ hội tốt hơn. Kết quả đó sẽ đến trong năm 2021 - 2023, nếu chúng ta chuyển đổi thành công.
Tôi tin rằng, dịch Covid-19 không làm quá trình tái cơ cấu SCB chậm đi; ngược lại, càng tạo bối cảnh tốt hơn trong thay đổi cơ cấu toàn bộ (định hướng, mục tiêu) cho cả thị trường nói chung, SCB nói riêng mà từ trước đến nay chưa có tiền lệ.
Chứng khoán Rồng Việt nói gì về khoản nợ xấu 16 tỷ đồng Kết thúc quý I/2020, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ghi nhận khoản lỗ 88,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi sau thuế 21,15 tỷ đồng... Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDSC) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2020, ông Nguyễn Hiếu, Tổng Giám đốc VDSC cho biết...