BOT giao thông phải tìm dòng vốn khác, không thể mãi phụ thuộc vào ngân hàng
Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng tại tọa đàm “Khơi nguồn và sử dụng hiệu quả tín dụng BOT giao thông” do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 17/12.
Tại tọa đàm, nói về vấn đề từ năm 2016 đến nay, các ngân hàng “nói không với BOT giao thông” kể cả một số ngân hàng trước đây từng được xem như “bà đỡ” với lĩnh vực này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng bày tỏ: “Thứ nhất, dư nợ BOT không thật sự lớn lắm, khoảng 150.000 tỉ đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ của nền kinh tế (8,8 triệu tỉ đồng). Tuy nhiên 4 ngân hàng hiện tại đang chiếm tỉ trọng lớn trong việc cung cấp dòng tiền cho BOT là BIDV, VCB, VietinBank và SHB lại đang gặp vấn đề về việc nợ xấu với BOT; mà trong 150.000 tỉ đồng dư nợ thì có tới 65.000 tỉ đồng đang có nguy cơ phải cơ cấu lại nợ, cho thấy tỉ lệ rủi ro với BOT rất lớn”.
Theo chuyên gia ngân hàng này, cho vay BOT rất đặc thù, đó là sự tài trợ với các dự án công và đây là hình thức cho vay tín chấp, nghĩa là không có tài sản thế chấp; trong khi thời gian cho vay BOT có vòng đời rất lâu, có thể đến 10, 20, thậm chí 30 năm mà chi phí rất lớn lại có nhiều rủi ro. Hiện tại, các ngân hàng có thể cho vay dài hạn tới 40% nguồn vốn, nhưng trong 3 năm tới có thể xuống 37%, 34%, 30%, mà càng rút ngắn vốn cho vay dài hạn thì các ngân hàng càng ít vốn tài trợ cho BOT, do đó các dự án BOT bắt buộc phải tìm các dòng vốn khác chứ không thể mãi phụ thuộc vào ngân hàng bởi dòng vốn của họ đang chạm giới hạn cho vay đối với BOT.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng tại tọa đàm.
“Nguyên nhân khiến cho các dự án BOT trở thành nợ xấu với ngân hàng, thứ nhất là do dự án không đủ dòng tiền trả nợ, một số dự án đấu thầu xảy ra tiêu cực. Thứ hai là bởi nhiều dự án tiền khả thi và khả thi có tiến độ chậm chễ, đưa ra những bức tranh quá “màu hồng”, phi thực tế nên không mang lại doanh thu.Thứ ba, vấn đề thu phí không hiệu quả gây bức xúc cho người dân bởi phí BOT ngày càng tăng mà chất lượng dịch vụ không có sự cải tiến,…” TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Chia sẻ quan điểm về việc “Nói không với BOT giao thông”, ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện BIDV cho hay: “Hiện nay ngân hàng này đang cho vay 32 dự án BOT với tổng dư nợ là 26.000 tỉ đồng. Doanh số mà BIDV cho vay các dự án BOT ở các giai đoạn trước rất lớn nhưng hiện tại đang tạm thời ngừng giải ngân. “Khi chúng tôi cho vay, đầu tiên phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các ban, ngành liên quan. Thứ hai là rà soát xem các dự án có đáp ứng đầy đủ những yếu tố pháp lý, đánh giá năng lực tài chính, năng lực thi công của chủ đầu tư cũng như tính khả thi của dự án”, ông Hưng thông tin.
Toàn cảnh tọa đàm “Khơi nguồn và sử dụng hiệu quả tín dụng BOT giao thông”.
Video đang HOT
Bàn đến giải pháp để khơi nguồn và sử dụng hiểu quả tín dụng BOT giao thông, ông Đào Việt Dũng, chuyên gia cao cấp của ngân hàng ADB phát biểu: “Tín dụng giao thông là một trong những lĩnh vực nhận được nhiều đầu tư và nó là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của dự án. Do đó để các dự án BOT tìm được lối đi khả quan cần phải chú trọng vào khâu lựa chọn, thẩm định dự án, đánh giá được việc nó có mang lại giá trị gia tăng so với đầu tư công và có tính khả thi không? Tiếp đến là việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. Thứ ba là thay đổi tư duy về vấn đề hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, theo đó sự hợp tác này phải bình đằng, lấy hợp đồng là cơ sở pháp lý để tạo niềm tin thì mới thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước,…”
TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách bày tỏ: “Nợ xấu chiếm tỉ trọng trong dư nợ quốc gia không lớn nhưng lại tập trung vào các ngân hàng có tính c hất đầu đàn của nhà nước nên phải có chính sách để ngân hàng thấy được lợi ích lâu dài và lợi ích xã hội của các dự án BOT, từ đó thu hút họ đầu tư để tạo ra hệ thống hạ tầng cho quốc gia. Cần xác định rõ ràng nghĩa vụ của nhà nước và doanh nghiệp trong các dự án BOT, nếu giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của nhà nước thì nhà đầu tư, doanh nghiệp phải làm đúng tiến độ và đền bù hợp lý cho dân. Đặc biệt, những tiêu cực trong một số dự án BOT một số năm qua cho thấy chúng ta cần phải rút ra bài học sâu sắc trong việc lựa chọn nhà thầu, do đó cần tiến tới mô hình lựa chọn nhà thầu chuyên nghiệp”.
TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách.
Cuối cùng, TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, để tạo ra luồng gió mới cho các dự án BOT nên tăng tín dụng cho các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn trước mắt đối với việc huy động dòng vốn. Có một số dự án nhà nước phải đứng ra mua lại để cứu doanh nghiệp và ngân hàng mặc dù biết có rủi ro. Đặc biệt, nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp cần bàn về chính sách, chiến lược để thu hút vốn đầu tư riêng cho BOT mà Bộ GTVT đứng ra làm trọng tài để triển khai Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
SCB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020
Ngày 7/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020.
Anh Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB tuyên bố khai mạc và thông qua chương trình nghị sự của Đại hội.
Tại Đại hội, các cổ đông với đa số phiếu tán thành, đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng và lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021 và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, Đại hội đã thông qua tờ trình phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay, bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.
Ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc thường trực trình Đại hội thông qua tờ trình nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB.
Cụ thể, Đại hội đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, trong đó, riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Đại hội thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đại hội cũng nhất trí giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đoàn chủ tọa làm việc tại Đại hội.
Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.
Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng đối với SCB, giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tạo tiền đề để SCB bứt phá và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thu hút thêm các cổ đông chiến lược.
Cổ đông bỏ phiếu thông qua các nội dung tại Đại hội.
Tại Đại hội, Hội đồng quản trị SCB đã trình Đại hội thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB. Đây là việc cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại SCB và sự thay đổi của quy định pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,...
Theo SCB, kết thúc ba quý năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB ghi nhận kết quả khả quan từ mảng thu dịch vụ. Tính đến 30/9/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm. Trong 9 tháng năm 2020, SCB đã ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 1.963 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của SCB ổn định trong thời gian tới.
Mới đây, SCB đã khai trương Phòng Dịch vụ Khách hàng Trung tâm tại tầng trệt của tòa nhà Hội sở, 19-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của SCB trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, cũng như trong kế hoạch mở rộng kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng của SCB cho các năm tiếp theo.
Đi tìm giải pháp vốn cho doanh nghiệp nhỏ hậu COVID-19 Mặc dù nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp lại chưa tiếp cận được vốn ngân hàng vì phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc, trang thiết bị cơ bản là đi thuê. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Mặc dù từ đầu năm đến nay Chính phủ, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp...