BOT Cầu Thái Hà lỗ quý thứ 7 liên tiếp, áp lực nợ vay khá lớn
BOT Cầu Thái Hà tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp khi đi vào hoạt động, bên cạnh đó Công ty còn đang đối mặt với khoản vay dài hạn khá lớn.
CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu giảm 8% về còn gần 6 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán chỉ ghi nhận hơn 3 tỷ đồng nên lãi gộp BOT ghi nhận gần 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp 15 tỷ.
Song, chi phí lãi vay vẫn là gánh nặng của BOT khi tiếp tục chiếm tới gần 27 tỷ đồng như cùng kỳ.
Sau cùng, BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ đồng của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 7 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ.
Luỹ kế 9 tháng, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục chìm trong thua lỗ với 71 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so con số lỗ 128 tỷ đồng của cùng kỳ 2019.
Trong cơ cấu nguồn vốn của BOT Cầu Thái Hà thì vay nợ tài chính dài hạn chiếm chủ yếu tới 978 tỷ đồng và vay nợ tài chính ngắn hạn là 134 tỷ đồng.
Đây là khoản vay BOT Cầu Thái Hà vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( VietinBank, CTG) theo hợp đồng tín dụng ngày 31/3/2015 với thời hạn 161 tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo của VietinBank.
Video đang HOT
Được biết, năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu tổng doanh thu tới 635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng. Như vậy, BOT Cầu Thái Hà còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra.
BOT Cầu Thái Hà là doanh nghiệp được thành lập do liên doanh góp vốn để đầu tư xây dựng dự án công trình cầu vượt Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Các cổ đông lớn của BOT gồm: ông Ngô Tiên Cương là người đại diện Công ty TNHH Tiến Đạt Phát sở hữu 23,8 triệu cổ phần BOT (tương đương hơn 49% vốn); ông Ngô Tiến Cường (anh trai ông Cương) sở hữu hơn 569 ngàn cổ phần; bà Nguyễn Thị Lan Hương nắm giữ hơn 1,86 triệu cổ phần (3,84%); CTCP CNC Capital Vietnam giảm sở hữu xuống dưới 5% thời gian gần đây và CTCP PIV gần 4,18 triệu cổ phần (8,6%).
Trạm thu phí cầu Thái Hà được xây mới tại Km5 539 thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gồm 6 cửa thu (3 cửa đi,03 cửa về). Trạm thu phí hoạt động theo cơ chế một dừng (MTC) sử dụng công nghệ vé giấy, mã vạch.
Mức giá thu phí tại cầu Thái Hà từ năm 2018 đến 31/5/2021 mức giá thấp nhất 35 ngàn đồng/lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi và 180 ngàn đồng cho xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet.
Đều đặn thu tiền, đại gia BOT kín tiếng vẫn lỗ đậm, nợ ngàn tỷ
Đại gia xây đường BOT kín tiếng đại diện khối tài sản nghìn tỷ tiếp tục thua lỗ cho dù hoạt động thu tiền trên các trạm thu phí vẫn diễn ra thường xuyên.
CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, doanh nghiệp thu phí công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam, với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình đã thua lỗ thêm 26 tỷ đồng và nâng lỗ lũy kế 9 tháng lên hơn 70 tỷ đồng.
Đây là một kết quả khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn khá đen tối cho một doanh nghiệp đều đặn thu tiền tại một nút giao thông quan trọng nối 2 tỉnh Thái Bình - Hà Nam, với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình.
Theo báo cáo, trong quý III, BOT Cầu Thái Hà chỉ thu được 5,93 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính lên tới 26,7 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay) và đây là nguyên nhân dẫn tới lỗ.
Hiện BOT Cầu Thái Hà ghi nhận nợ phải trả gần 1.160 tỷ đồng, so với mức vốn chủ sở hữu 316 tỷ đồng. Dự án BOT cầu Thái Hà đã được Nhà nước cho phép thu phí hoàn vốn đầu tư từ ngày 10/1/2019.
Cho dù thua lỗ triền miên nhưng cổ phiếu BOT có mức giá khá cao, quanh ngưỡng 51 ngàn đồng/cp.
Doanh nghiệp BOT liên tục báo lỗ.
Chỉ 1 tháng sau khi lên sàn Upcom hồi đầu 2019, cổ phiếu BOT đã tăng khoảng 5 lần lên vùng 50-60 ngàn đồng/cp và duy trì ở mức đó cho tới nay.
CTCP BOT Cầu Thái Hà là doanh nghiệp được thành lập do liên doanh góp vốn để đầu tư xây dựng dự án công trình cầu vượt Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Các cổ đông lớn của BOT gồm: ông Ngô Tiên Cương là người đại diện Công ty TNHH Tiến Đạt Phát sở hữu 23,8 triệu cổ phần BOT (tương đương hơn 49% vốn); ông Ngô Tiến Cường (anh trai ông Cương) sở hữu hơn 569 ngàn cổ phần; bà Nguyễn Thị Lan Hương nắm giữ hơn 1,86 triệu cổ phần (3,84%); CTCP CNC Capital Vietnam giảm sở hữu xuống dưới 5% thời gian gần đây và CTCP PIV gần 4,18 triệu cổ phần (8,6%).
Ông Ngô Tiến Cương và người liên quan đang đứng tên sở hữu phần lớn doanh nghiệp có quy mô vốn 400 tỷ đồng và quy mô vốn hóa thị trường trên 2 ngàn tỷ đồng.
Trạm thu phí cầu Thái Hà được xây mới tại Km5 539 thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gồm 6 cửa thu (3 cửa đi,03 cửa về). Trạm thu phí hoạt động theo cơ chế một dừng (MTC) sử dụng công nghệ vé giấy, mã vạch.
Mức giá thu phí tại cầu Thái Hà từ năm 2018 đến 31/5/2021 mức giá thấp nhất 35 ngàn đồng/lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi và 180 ngàn đồng cho xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet.
Gần đây, trên TTCK ghi nhận nhiều doanh nghiệp lỗ.
Ông lớn ngành hàng không Vietnam Airlines ước tính lỗ 10,7 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng; Nhiệt điện Cẩm Phả (NCP) chi phí lãi vay cao nên lỗ 116 tỷ đồng; đại gia taxi Công ty Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (VNS) lỗ quý thứ 5 liên tiếp, lũy kế âm 185 tỷ đồng trong 9 tháng.
Ông lớn vận tải biển Vosco (VOS) ghi nhận doanh thu 9 tháng tiếp tục giảm 17% so với cùng kỳ xuống còn 970 tỷ đồng và lỗ sau thuế 140 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 26/10, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng và đã lên trên ngưỡng 966 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo tươi sáng hơn.
Theo YSVN, chỉ số VN-Index có thể duy trì đà tăng và hướng về mức 970 điểm. Đồng thời, thị trường tiếp tục bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy rủi ro ngắn hạn có chiều hướng giảm và đà tăng ngắn hạn có thể tiếp tục mở rộng. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý cải thiện cho thấy chiến lược phù hợp trong giai đoạn hiện tại là nắm giữ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/10, VN-Index tăng 11,36 điểm lên 961,26 điểm; HNX-Index tăng 0,6% lên 141,7 điểm. Upcom-Index tăng 0,42% lên 63,91 điểm. Thanh khoản đạt 10,5 nghìn tỷ đồng.
Có Tiến Đại Phát thanh toán nợ, BOT Cầu Thái Hà tự tin hoạt động liên tục? Mặc dù đơn vị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục nhưng ban lãnh đạo BOT cho rằng với sự hỗ trợ cam kết tài chính dài hạn để thanh toán các khoản nợ tín dụng của nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát thì công ty sẽ hoạt động liên tục trong tương lai. CTCP...