BOT Cầu Thái Hà chưa được thu phí, ông Ngô Tiến Cương vẫn đút túi nghìn tỷ trong 1 tháng
Mặc dù tiền mặt đang cạn dần, vay nợ chiếm 73% tổng tài sản, trạm thu phí BOT Cầu Thái Hà được coi là con gà đẻ trứng vàng của Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà vẫn chưa thể mang lại doanh thu, thế nhưng chỉ trong vòng 1 tháng lên sàn, tài sản trên sàn của đại gia Ngô Tiến Cương đã tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng
Chào sàn UpCom vào ngày 14.2, cổ phiếu BOT của Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà của đại gia Ngô Tiến Cương đã tăng từ 10.000đ/cp lên 52.000đ/cp chỉ trong vòng 1 tháng.
Giá cổ phiếu tăng 5 lần, đại gia BOT “bỏ túi” hơn 1.000 tỷ
Cổ phiếu BOT của CTCP BOT Cầu Thái Hà phiên giao dịch ngày 14.3 với mức giá 52.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, trong vòng 1 tháng sau khi cổ phiếu BOT chào sàn Upcom vào ngày 14.2, giá trị mã cổ phiếu này trên sàn chứng khoán đã bứt phá 52 lần so với mức giá chào sàn 10.000 đ/cp.
Trong 22 phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu BOT đã thực sự nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư và gây bất ngờ với thị trường khi có tới 11 phiên tăng trần, 3 phiên tăng điểm và chỉ có 1 phiên giảm điểm duy nhất vào ngày 11.3.
Giá trị cố phiếu tăng 42.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 420% chỉ sau một tháng lên sàn.
Diễn biến giá cổ phiếu BOT trong vòng 1 tháng lên sàn
Giá cao nhất của mã cổ phiếu này trong vòng 1 tháng qua đạt 58.600 đồng/cp vào ngày 7.3. Giá thấp nhất là 14.000 đồng/cp trong phiên giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch luôn ở mức thấp, trung bình đạt gần 300 cổ phiếu mỗi phiên, cá biệt phiên 26.2 khớp lệnh 700 cổ phiếu.
BOT Cầu Thái Hà được thành lập vào năm 2014 với vốn điều lệ 245 tỷ đồng, theo quy định của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn và triển khai dự án đầu tư xây dựng Cầu Thái Hà.
Qua 2 lần phát hành cổ phần, công ty nâng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng, tương đương 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó 4 cổ đông lớn chiếm 95,17% gồm 3 doanh nghiệp và 1 cá nhân. Lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường chỉ còn khoảng 1,9 triệu cổ phiếu. Đây cũng là lý do giải thích vì sao cổ phiếu BOT dù tăng trần 11 phiên, nhưng khối lượng giao dịch chỉ vài trăm cổ phiếu.
Video đang HOT
Cơ cấu sở hữu tại ngày 15.1.2019 của công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà
Đại gia thực sự đứng sau doanh nghiệp xây dựng cầu đường BOT Thái Hà này là ai chưa rõ nhưng ông Ngô Tiến Cương đang đứng tên sở hữu phần lớn doanh nghiệp có quy mô vốn 400 tỷ đồng và quy mô vốn hóa thị trường trên 2 ngàn tỷ đồng này. Ông Ngô Tiến Cương hiện cũng là người đại diện pháp luật và công bố thông tin của BOT cầu Thái Hà.
Được biết, ông Ngô Tiến Cương là người đại diện Công ty TNHH Tiến Đạt Phát sở hữu 23,79 triệu cổ phần BOT (tương đương gần 59% vốn); bà Nguyễn Thị Lan Hương nắm giữ hơn 2,7 triệu cổ phần (6,81%); CTCP CNC Capital Vietnam 7,6 triệu cổ phần (19%) và CTCP PIV 3,95 triệu cổ phần (9,88%).
Với việc sở hữu gần 24 triệu cổ phiếu cùng mức tăng hơn 5 lần của cổ phiếu BOT Thái Hà, chỉ sau 1 tháng lên sàn, giá trị tài sản trên sàn của ông Ngô Tiến Cương đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
Tiền mặt “cạn dần”, mục tiêu lợi nhuận khó thành
Hoạt động kinh doanh chính của BOT Cầu Thái Hà là quản lý, vận hành xây dựng các công trình đường bộ đường sắt. Từ khi thành lập, công ty chỉ triển khai duy nhất dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt Sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình – Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình theo hình thức BOT. Thời gian thu phí dự kiến là 16 năm 7 tháng, bắt đầu từ ngày công trình được quyền thu phí.
Đến cuối tháng 12.2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Văn bản số 14723/BGTVT-TC về việc chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí BOT Cầu Thái Hà bắt đầu từ 0h00 ngày 10.1.2019. Tuy vậy, BOT Cầu Thái Hà buộc phải tạm dừng thu phí chỉ sau nửa ngày vận hành.
Không thu được phí, BOT Cầu Thái Hà của ông Ngô Tiến Cương vẫn chưa thể ghi nhận doanh thu và lợi nhuận, mặc dù đã được thông xe kỹ thuật từ tháng 11.2016.
Liên quan đến vấn đề này, trong bản cáo bạch của công ty cho biết, các tuyến đường dẫn vào cầu BOT Thái Hà chưa hoàn thiện, lưu lượng xe đi lại qua cầu đang ở mức thấp, do vậy Công ty đã trình Bộ Giao thông Vận tải về việc chưa chính thức thu phí tại dự án.
Tình trạng chưa có doanh thu, lợi nhuận từ công tác thu phí không phải là khó khăn duy nhất đối với BOT Cầu Thái Hà, công ty đang trong tình trạng cạn dần tiền “tươi”.
Cụ thể, tính đến thời điểm cuối năm 2018, khoản mục tiền và tương đương tiền của Công ty chỉ còn khoảng 66,5 triệu đồng, giảm mạnh so với thời điểm đầu năm (xấp xỉ 1,7 tỷ đồng).
Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của BOT Cầu Thái Hà đạt gần 1.500 tỷ đồng, với gần 93% là chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 1.300 tỷ đồng. BOT đang có 1.087 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm tỷ trọng 73% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tổng dư nợ vay 1.070 tỷ đồng. Ngoài khoản vay hơn 1.038 tỷ đồng từ Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Hà Nam, Công ty cũng đang vay 31,8 tỷ đồng từ cổ đông lớn Công ty TNHH Tiến Đại Phát (tính đến thời điểm 31.12.2018) để bù đắp thiếu hụt tiền mặt.
Năm 2019, Công ty CP BOT Cầu Thái Hà của ông Ngô Tiến Cương đặt mục tiêu doanh thu khoảng 88,8 tỷ đồng và sang năm 2020 ước khoảng 111,14 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ dưới 3 tỷ đồng. Công ty cũng chưa có dự kiến tăng vốn điều lệ đến năm 2020.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, nhiều khả năng kế hoạch đề ra cho năm 2019 của doanh nghiệp khó có thể về đích.
Theo Danviet
Thắt chặt an ninh tại Trạm BOT Bắc Thăng Long Nội Bài
Có mặt tại Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài ngày 16/3, phóng viên báo Tin tức ghi nhận việc thu phí diễn ra bình thường, không xảy ra tình trạng lái xe, chủ phương tiện cố tình không mua vé và người dân tụ tập gây rối, gây mất trật tự an ninh, cản trở thu phí như một số thời điểm trong ngày 15/3. Hầu hết lái xe qua trạm đều chủ động, chấp hành mua vé ngay tại các cabin của hai đầu ra vào trạm, giao thông thông suốt, không xảy ra ùn tắc.
An ninh được đảm bảo, không xảy ra tình trạng ùn ứ, mất an ninh trật tự tại trạm.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp lái xe viện cớ lái thuê, dừng tại cabin thắc mắc hỏi nhân viên thu phí và không đồng tình trạm thu phí trở lại. Những trường hợp này đều được nhân viên thu phí và lực lượng an ninh có mặt tại trạm giải đáp thắc mắc, yêu cầu khẩn trương di chuyển, đảm bảo thông luồng.
Các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra an ninh tại trạm.
Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí trở lại từ ngày 15/3, sau gần 3 tháng dừng thu phí, xả trạm vì nhiều lái xe và người dân tụ tập phản đối thu phí, cho rằng trạm đặt sai vị trí, thu phí vô lý với mức giá cao, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng tại cửa ngõ ra vào Thủ đô và gây mất an ninh trật tự.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Lê Văn Duyển, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 15 (Công an TP Hà Nội), đơn vị phụ trách đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long, nơi đặt Trạm cho biết, từ sáng ngày 15/3, các chiến sĩ của Đội CSGT số 15 được huy động phối hợp với các đơn vị cảnh sát cơ động, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công an huyện Sóc Sơn và các lực lượng chức năng khác tại cơ sở, bố trí trực 24/24 giờ trong ngày tại trạm để đảm bảo an ninh, an toàn thu phí và tuyên truyền, hướng dẫn lái xe, người dân chấp hành mua vé qua trạm theo quy định, cũng như hạn chế kích động, gây mất trật tự an ninh.
Còn theo đại diện Công an huyện Sóc Sơn, từ sáng ngày 15/3 đến nay, không xảy ra tình trạng lái xe phản đối thu phí, dẫn đến việc bị các lực lượng chức năng bắt giữ, phá xe như một số thông tin đăng tải. Các trường hợp lái xe cố tình không mua vé, phản ứng việc thu phí trở lại, khiến nhiều phương tiện lưu thông phía sau bị ùn ứ, đều được các lực lượng chức năng có mặt giải thích rõ ràng về chủ trương và chấp hành. Riêng đối với một vài trường hợp cố tình chống đối, có hành vi vi phạm pháp luật, đều được các lực lượng chức năng yêu cầu vào trụ sở để giải trình và vận động, tuyền truyền.
Ông Nguyễn Công Đồng, đại diện Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 thông tin về việc thu phí.
Ông Nguyễn Công Đồng, cán bộ đại diện Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 giám sát thu phí tại trạm cho biết, Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài là trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, do Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải được giao ký kết hợp đồng BOT với Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8. Hiện nay, việc thu phí nhằm đảm bảo thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8. Thời gian hoàn vốn đầu tư tính từ 1/1/2011, với thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày. Mức thu phí là 10.000 đồng/xe đối với xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và các xe buýt vận tải hành khách công cộng.
Trước đó, vào ngày 18/12/2018, hàng trăm lái xe đã tập trung phản đối việc thu phí tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài với lý do họ không đi tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nên không mua vé. UBND TP Hà Nội cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải di chuyển trạm BOT này về đúng vị trí, với lý do đây là tuyến đường đối ngoại huyết mạch nối trung tâm Hà Nội với cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, việc tồn tại trạm thu phí là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường này. Song, đến nay Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn được thu phí, khiến người dân bức xúc.
Theo Tin, ảnh, clip: Đăng Sơn/Báo Tin tức
"Lùm xùm" thiếu minh bạch, Tổng cục Đường bộ tức tốc kiểm tra các trạm thu phí BOT Tổng cục quản lý đường bộ việt Nam vừa có quyết định gửi tới các cục quản lí đường bộ về việc tổ chức kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với các trạm thu phí BOT để minh bạch hoạt động thu phí gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Lãnh đạo Tổng cục quản lý đường bộ...