Bóng ma sụp đổ chứng khoán Mỹ năm 1987 và 2008 đang hiện về
Phân tích sâu hơn của sự hỗn loạn mới nhất ở Mỹ và bạn sẽ thấy biến động với cường độ ngang bằng với hai vụ sụp đổ thị trường gần nhất.
Chứng khoán Mỹ đang trên đường tạo ra mức thấp trong 52 tuần mới. Hiện tại, 38% cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Nasdaq và New York đang giao dịch dưới mức đó. Kể từ năm 1984, chỉ có 8 ngày chứng khoán Mỹ chứng kiến một tình thế tương tự, theo Sundial Capital Research.
Hai trong số đó là vào năm 1987, trong vụ sụp đổ thứ 2 đen nổi tiếng, khi chỉ số Dow Jones mất 23% trong một ngày, và lập lại cú sụt giảm này một lần nữa trong phiên tiếp theo. Lần gần nhất diễn ra điều này là sau sự sụp đổ của Lehman Brothers vào tháng 10 và tháng 11 năm 2008.
Video đang HOT
Số lượng cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York đang giảm xuống thấp hơn mức thấp 52 tuần.
“Ngày càng có nhiều hơn những gợi ý về sự hoảng”, Jason Jason Goepfert, Chủ tịch của Sundial Capital Research, đã viết trong một ghi chú hôm 20.12. Ông nhận định rằng có một bằng chứng rõ ràng về việc bán tháo đang diễn ra ở một mức độ mà chúng ta hiếm khi thấy.
Lần gần nhất khi ít nhất 35% cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và New York đạt mức thấp 52 tuần mới, chỉ số S& P500 tăng trung bình 3,8% trong tuần tiếp theo và 3% trong tháng tiếp theo. Không có gì đảm bảo điều này sẽ xảy ra lần này. Chỉ số này đã giảm 16% kể từ mức đỉnh của tháng 9, nếu giảm thêm 4% nữa thì chỉ số này sẽ chính thức rơi vào thị trường “con gấu”.
Tuần này, ông Alan Greenspan, Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED), người đã cảnh báo nổi tiếng hơn hai thập kỷ trước về “sự hưng phấn phi lý” trên thị trường chứng khoán, cho rằng cổ phiếu sẽ khó lòng tăng cao hơn mức hiện tại.
“Sẽ rất ngạc nhiên nếu chứng khoán tìm được điểm cân bằng ở đoạn này, và sau đó tăng tiếp”, Greenspan nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Ông nói thêm rằng các thị trường vẫn có thể đi lên hơn nữa – nhưng cảnh báo các nhà đầu tư rằng sự điều chỉnh sẽ gây đau đớn: “Khi kết thúc cuộc chạy đua đó, hãy thoát hàng để bảo vệ thành quả”. Các thị trường đã loạng choạng trong những tuần gần đây, với các nhà đầu tư bán tháo do lo ngại về căng thẳng thương mại với Trung Quốc và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, tuần này, FED đã nâng lãi suất lần thứ 4 trong năm nay, đây cũng là một yếu tố rất công có lợi cho thị trường chứng khoán.
Nguồn Bloomberg&CNN
Fed tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ đỏ lửa
Rạng sáng hôm nay theo giờ địa phương, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất mục tiêu lần thứ tư trong năm, bất chấp những phản đối từ Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, Fed bày tỏ sự thận trọng hơn trong lộ trình tăng lãi suất năm 2019.
Biểu đồ dot plot thể hiện kỳ vọng của các thành viên FOMC về mức lãi suất thời gian tới trong cuộc họp hôm qua. Nguồn: Blooomberg
Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) vào 2 giờ sáng nay theo giờ địa phương đã phát đi thông báo về việc Fed tăng 0,25% lãi suất mục tiêu lần cuối cùng trong năm 2018. Đây cũng là lần thứ 10 Fed tăng lãi suất kể từ cuối năm 2015. Theo đó, lãi suất mục tiêu nằm trong khoảng 2,25 - 2,5%. Fed tăng lãi suất bất chấp Tổng thống Donald Trump phản đối mạnh mẽ, vì theo ông lạm phát vẫn ở mức thấp và bản thân ông Trump luôn muốn một đồng nội tệ yếu hơn để hỗ trợ cán cân thương mại Mỹ.
Khi được hỏi về áp lực từ phía Nhà Trắng, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng: "Các cân nhắc về chính trị không có vai trò gì trong hoạch định chính sách của Fed. Chúng tôi sẽ làm công việc của chúng tôi theo cách mà chúng tôi vẫn luôn làm".
Tuy nhiên, Fed bày tỏ thận trọng trong kế hoạch tăng lãi suất 2019-2020. Theo biểu đồ dot plot (thể hiện kỳ vọng của các thành viên FOMC về mức lãi suất trong thời gian tới) trong cuộc họp hôm qua thì khả năng năm 2019 sẽ có 2 hoặc 3 đợt tăng lãi suất nữa trước khi chấm dứt kế hoạch nâng lãi suất vào năm 2020-2021. Lãi suất chuẩn vào năm 2021 có thể ở mức 3,1%, giảm so với kỳ vọng trước đó ở mức 3,4%.
Phản ứng với việc Fed tăng lãi suất, thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm, chỉ số S&P 500 đo lường mức biến động giá của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn NYSE và NASDAQ đã giảm 1,5% - đứng ở mức thấp nhất trong 15 tháng trở lại.
Chỉ số S&P 500 ngày 19-12. Nguồn: Bloomberg
Tại cuộc họp, Fed tái khẳng định rằng sẽ thúc đẩy trước kế hoạch giảm 4,1 nghìn tỉ đô la Mỹ trái phiếu trên bản cân đối. Đây có thể là biện pháp thắt chặt tín dụng, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ gần đây có biểu hiện của sự hỗn loạn. Đồng thời, Fed thể hiện rõ mục tiêu thu hẹp quy mô bản cân đối, sau các gói mua outright (mua hẳn) khối lượng lớn trong thời gian khủng hoảng kinh tế từ 2008.
Thị trường trái phiếu chính phủ, vốn được coi là phản ánh kinh tế vĩ mô tổng thể của một nền kinh tế, rạng sáng nay cũng chứng kiến sự sụt giảm của đường lợi suất trái phiếu kho bạc, cho thấy các nhà đầu tư đang tỏ ra bi quan và nhìn nhận việc tăng lãi suất của Fed như một hành động thắt chặt tiền tệ, dự báo về kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, cũng như thất nghiệp ở mức cao hơn.
Theo thesaigontimes.vn
Giá vàng hôm nay 20/12: Tăng liên tục, chạm đỉnh 5 tháng Giá vàng tăng lên mức đỉnh của hơn 5 tháng qua trong phiên giao dịch ngày 19/12 tại châu Á, khi đồng USD yếu hơn đã hỗ trợ giá kim loại quý. Giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên 1.250,46 USD/ounce vào lúc 13 giờ 41 phút theo giờ Việt Nam, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 11/7 là 1.251,35...