Bỗng dưng hói đầu khi 20 tuổi
Ngoài yếu tố di truyền, căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống không đúng bữa, không đủ dinh dưỡng, rối loạn nội tiết cũng làm quá trình rụng tóc ở nhiều người diễn ra sớm hơn, có người chỉ mới 20-30 tuổi đã bắt đầu rụng tóc.
Căng thẳng cũng… rụng tóc
Bước vào khu khám ở Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM, chị P.T.A.H. (32 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) buồn xo khi da đầu lộ rõ từng mảng lớn. Nơi da đầu bị đỏ tấy, nổi mụn nước li ti. Chị kể, đợt tết vừa rồi chồng suốt ngày say xỉn. Mới sinh con, chị vừa chăm bé vừa làm đồ nhậu, dọn dẹp “chiến tích” của chồng.
Chị H. thở dài: “Hết chồng nhậu tới con khóc, vợ chồng cãi nhau, tôi stress đến mức không ăn uống, không ngủ được. Thấy tóc rụng cũng kệ vì nghĩ bình thường. Đến khi sấy tóc cảm thấy da đầu có vài chỗ bị rát mới phát hiện vùng đó không còn tóc”.
Các bác sĩ (BS) nhận định: cơ địa của chị H. nhạy cảm, ngoài stress, sức đề kháng giảm thì da đầu bị kích ứng, phỏng hóa chất từ chanh, củ hành do tự điều trị rụng tóc tại nhà, vì thời gian ủ dung dịch này quá lâu. Sau khi bôi thuốc ngoài da để điều trị lành hẳn, BS mới đánh giá vết thương và lên phương án phục hồi tóc cho chị.
Chị T. rụng tóc lộ da đầu vì căng thẳng kéo dài
BS Trần Kim Phượng, Trưởng khoa Thẩm mỹ da BV Da Liễu TP.HCM, cảnh báo: ngoài yếu tố di truyền, nếu làm việc căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống không đúng bữa, không đủ dinh dưỡng… sẽ làm quá trình rụng tóc sớm hơn, có người mới 20-30 tuổi đã bắt đầu có hiện tượng rụng tóc.
Như trường hợp chị N.A.T. (25 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM), lúc nhỏ được khen có mái tóc dày, không ngờ có một ngày phải đến BV cầu cứu với phần da đầu lộ rõ ra ngoài. Sáng 25/2, chờ đến lượt khám, chị T. ngồi nép vào góc khuất trước Khoa Khám bệnh, lấy tay giả vờ vuốt tóc khi cảm giác có ai đó nhìn mình.
Hai tuần trước tết, chị đã thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường, nhất là khi gội đầu. “Soi gương, thấy phía sau gáy tóc rụng đến lộ da đầu, may tóc dài nên tôi ráng che phủ qua tết đi khám bệnh. Lúc chưa được BS chẩn đoán, tôi còn sợ bị ung thư mới rụng tóc”, chị T. nói. Chị được chẩn đoán rụng tóc do căng thẳng, lo lắng kéo dài.
Công việc nhiều, mỗi khi quá mệt, chị uống nước lọc và ăn bánh ngọt rồi đi ngủ. Sau khi trấn an, BS Phượng cho biết, chị chỉ cần nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, ăn uống điều độ, bổ sung khoáng chất, kẽm, vitamin… và kết hợp thuốc xịt trên phần da đầu bị lộ để kích thích tóc mọc trở lại.
Chữa hói có dễ?
BS Trần Kim Phượng lý giải: một người bình thường có thể rụng 50-100 sợi tóc/ngày, đó là rụng tóc sinh lý. Nhưng khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày, xảy ra trong thời gian dài là rụng tóc bệnh lý. Dù là rụng tóc sinh lý hay bệnh lý, nếu rụng quá nhiều sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh. Bởi rụng tóc đồng nghĩa với nguy cơ hói đầu.
Nguyên nhân rụng tóc dẫn đến hói có thể di truyền từ ba, mẹ, hay rụng tóc do rối loạn nội tiết tố androgen, đặc biệt nam giới khi rụng tóc dễ hói đầu hơn phụ nữ. Bởi khi cơ thể nam giới tiết nhiều hoóc-môn androgen, khả năng tổng hợp protein của tóc giảm đi, làm tóc thay đổi tăng trưởng, từ đó rụng nhanh hơn.
Ước tính khoảng 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh lý này. Ban đầu, tóc rụng đối xứng ở hai bên thái dương, tóc mới mọc ra ít, sợi tóc mỏng hơn. Trong thời gian này, cánh đàn ông đôi khi không để ý, đến khi tóc rụng lan ra trán, có mảng hói trên đỉnh đầu mới nhận ra. Bệnh nhân nam thường dùng thuốc điều trị thời gian dài, có thể từ vài tháng đến vài năm để hạn chế tình trạng rụng tóc và kích thích mọc tóc trở lại.
Một số người bị rụng tóc do bị sẹo teo da gây bít chân tóc, nhưng dạng này ít phổ biến. Cũng có người rụng tóc do nấm tóc, viêm nang lông, bệnh lý toàn thân như bệnh tuyến giáp, thiếu máu hay sau một đợt nhiễm trùng nặng (có thể do nhiễm siêu vi, sốt rét, sốt xuất huyết, hoặc vừa trải qua đợt phẫu thuật).
Theo BS Phượng, rụng tóc cũng xảy ra ở phụ nữ sau sinh do bị thay đổi nội tiết tố, mãn kinh hoặc lo lắng căng thẳng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu sắt… để bổ sung suốt thời gian mang nặng đẻ đau. Ngoài ra, khi người bệnh uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, bệnh tim mạch, thuốc ngừa thai… hoặc chăm sóc tóc không đúng cách, thường xuyên uốn, nhuộm tóc, duỗi tóc cũng gây rụng tóc.
Video đang HOT
Về điều trị, ở người bị rụng tóc do căng thẳng cấp tính, nấm da, sụt cân đột ngột, dinh dưỡng kém, sử dụng dầu gội hoặc thuốc nhuộm tóc không thích hợp, sẽ mọc lại tóc sau khi tình trạng sức khỏe được phục hồi.
Còn một số dạng bệnh rụng tóc có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cấy tóc. Riêng rụng tóc do nội tiết tố androgen thì việc điều trị khó hơn do cơ chế bệnh phức tạp. Người bệnh phải kiên nhẫn dùng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ ít nhất sáu tháng.
Nếu kiên trì, người bệnh sẽ thấy tóc rụng chậm hơn, có tóc mới mọc lên, tuy nhiên, sợi tóc mới mọc mảnh và thưa hơn tóc trước đây. Nếu điều trị sớm, dưới 30 tuổi thì kết quả phục hồi cao hơn. Người bệnh cũng có thể cấy tóc tại vùng bị hói nhưng phương pháp này hơi tốn kém. Mặt khác, cấy tóc không phải là giải pháp ngăn rụng tóc. BS cần tìm ra nguyên nhân rụng tóc, kiểm soát yếu tố gây bệnh, mới có thể tính đến chuyện cấy tóc.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hói một cách triệt để, mà chỉ có thể ức chế, làm chậm quá trình rụng tóc. Do đó, người bệnh cần đến BS, không mua các loại tinh dầu, thuốc bôi, uống, xịt điều trị rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh… bởi tình trạng rụng tóc của mỗi bệnh nhân không giống nhau.
Theo bác sĩ Phượng, một người khi thấy tóc rụng nhiều trong thời gian dài nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân
Tiến sĩ – bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho biết: hiện có 2 kỹ thuật cấy tóc tự thân cơ bản là FUT (follicle unit transplantation) và FUE (follicle unit extraction). Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm khác nhau.
- Kỹ thuật cấy tóc FUT: dùng một mảnh da đầu vùng chẩm thường ở vùng nằm ngang phía sau tai nhằm dấu sẹo sau khi lấy tóc, sau đó từng nang tóc được tách ra để cấy vào vùng bị hói. Khoảng trống của mảnh da vừa cắt ra sẽ được khâu kín lại với kỹ thuật khâu đặc biệt không để hạn chế sẹo.
- Kỹ thuật cấy tóc FUE: là kỹ thuật lấy từng nang tóc ở vùng cho cũng thường lấy ở vùng chẩm, kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo hơn để có thể lấy được nang tóc hoàn chỉnh mà không bị cắt ngang gốc nang tóc nhằm đảm bảo cho tóc cấy sống được. Việc lấy tóc có thể dùng thủ công bằng tay với các dụng cụ lấy tóc hoặc bằng robot. Việc lấy bằng robot sẽ làm giảm đi số nang tóc bị hỏng, tăng hiệu quả của cấy tóc. Phương pháp này ưu việt với FUT do thời gian nghỉ dưỡng ngắn hơn, thủ thuật đơn gian hơn, nhưng, sẹo để lại sau khi lấy các nang tóc cũng là vấn đề cần bàn luận.
Kỹ thuật cấy tóc tự thân là phương pháp điều trị cho những vùng da đầu không còn nang tóc, có hiệu quả về mặt thầm mỹ khá tốt. Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiến hành phương pháp kích thích nang tóc bằng sóng cao tần, mở ra cơ hội cho bệnh nhân rụng tóc hói, rụng tóc ở giai đoạn ngưng phát triển.
Tùy vào loại bệnh, thời gian điều trị kéo dài tối thiểu 3 tháng, kỹ thuật điều trị dựa trên nguyên lý tạo tổn thương rất nhỏ trên da đầu và tác động đến nang tóc bằng đầu kim 49 mũi kim có phát ra sóng RF kích thích nang tóc phát triển và kết hợp với chiếu ánh sáng và các dưỡng chất kích thích mọc tóc hoặc với huyết tương giầu tiểu cầu (PRP) để ngấm sâu vào nang tóc, kích thích nang tóc phát triển.
An Bình
Có dấu hiệu này xuất hiện ở bàn chân thì đi khám ngay, đừng để lâu mà hối không kịp
Những biểu hiện bất thường ở đôi chân có thể cảnh báo cho chúng ta biết nhiều bệnh nghiêm trọng, thậm chí trước cả khi nhận được chẩn đoán chính thức từ bác sĩ.
Móng chân
Móng chân màu vàng có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Đa số trường hợp, nấm phát triển ở mặt trên hoặc các cạnh bên của móng chân.
Nếu phát hiện những sọc sẫm màu hoặc những mảng tối ở móng chân (không phải do chấn thương), bạn không nên chủ quan và nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu ung thư da.
Bàn chân khô và nứt nẻ
Nhiều người nghĩ rằng, bàn chân khô và nứt nẻ là do bệnh ngoài da. Tuy nhiên, da chân cũng liên quan mật thiết đến nội tiết của cơ thể.
Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, từ đó da trở nên vàng sẫm, da chân bị khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ và các bệnh lý khác.
Tê chân
"Nhiều người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán đầu tiên vì vấn đề về chân", Marlene Reid, chuyên gia về chân tại Illinois (Mỹ), cho biết.
Trải qua cảm giác đau hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là một trong những triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường.
Ngoài tê, bạn có thể thấy vết loét, vết cắt và vết thương trên đôi chân mà lâu hết. Mức đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được kiểm soát.
Da lòng bàn chân bị khô và bong ra
Triệu chứng này rất có thể là do tuyến giáp đang gặp vấn đề, đặc biệt là khi các loại kem giữ ẩm không giúp giảm được các triệu chứng.
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, nó có thể ngưng sản xuất ra hoóc môn tuyến giáp, loại hoóc môn điều hòa tốc độ trao đổi chất, huyết áp, sự phát triển của các mô, xương và hệ thống thống thần kinh.
"Tuyến giáp gặp vấn đề sẽ khiến da bị khô nghiêm trọng", Reader's Digest dẫn lời bà Marlene Reid, bác sĩ chuyên về chân ở thành phố Naperville, bang Illinois (Mỹ).
"Khi chúng ta phát hiện chân bị khô, bong ra và dùng kem dưỡng ẩm liên tục vài ngày mà không thuyên giảm thì hãy đến ngay gặp bác sĩ để kiểm tra tuyến giáp", bà nói thêm.
Chuột rút
Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.
Hiện tượng chuột rút bàn chân xảy ra thường xuyên cũng có thể đi kèm co rút cả phần cẳng chân. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Việc cơ thể thiếu các khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.
Lòng bàn chân nhợt nhạt
Khi lòng bàn chân có biểu hiện nhợt nhạt thì càng cần phải cảnh giác.
Trên bàn chân có những vùng phản chiếu của nhiều cơ quan, thông thường chúng ta có thể nắm bắt phần nào sức khỏe của cơ thể bằng cách quan sát màu sắc của lòng bàn chân.
Gan có nhiệm vụ dự trữ máu, khi lượng máu cung cấp đến chân không đủ cũng chứng tỏ chức năng dự trữ máu của gan bị suy giảm.
Mắt cá sưng
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.
Rụng lông ở ngón chân
Nếu lông trên các ngón chân đột nhiên rụng mà không rõ lý do thì đó có thể đó là dấu hiệu của tình trạng tuần hoàn máu kém, gây ra do bệnh động mạch ngoại biên, theo Reader's Digest.
"Biểu hiện của bệnh là rụng lông ở chân, đỏ ở mắt cá chân và ngón chân, da mỏng hoặc bị khô", bác sĩ phẫu thuật chân Suzanne Fuchs tại Bệnh viện Đại học North Shore (Mỹ) nói.
Khớp ngón chân bị sưng
Đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh gout. Khớp các ngón ở tay và chân, đặc biệt là ở ngón chân cái bị sưng, căng bóng và đau, nhất là vào đêm khuya.
Nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purine, chất có nhiều trong thịt đỏ, cá và rượu bia, sẽ làm tăng a xít uric trong cơ thể.
Thông thường, a xít uric sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng khi quá nhiều, cơ thể không thể bài tiết hết ra ngoài, a xít uric đọng lại ở các khớp, lâu ngày gây ra gout, theo Reader's Digest.
Bé gái mới 9 tuổi đã bị hói trắng đầu khiến bố mẹ hoang mang, nguyên nhân khiến ai nấy cũng phải giật mình Sau khi biết nguyên nhân khiến con gái mới 9 tuổi đã bị hói trắng đầu, bố mẹ cô bé cảm thấy vô cùng hối hận vì những việc họ đã làm. Sáng sớm 24/2, cô bé Tiểu Hàm, 9 tuổi, đã được bố mẹ đưa đến bệnh viện Nhân dân số 2 ở thành phố Đài Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc)...