Bóng dáng VPBank tại thương vụ phát hành trái phiếu khủng
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tùng Khánh (gọi tắt là Tùng Khánh) vừa huy động thành công 2.000 tỷ đồng trong tổng số 2.400 tỷ đồng trái phiếu đăng ký phát hành. Đáng nói, Tùng Khánh chỉ có vốn điều lệ đăng ký là 120 tỷ đồng, tương đương 6% giá trị trái phiếu vừa phát hành.
Thị trường chứng khoán thời gian gần đây xuất hiện không ít các công ty “bé hạt tiêu” thành công trong việc hút một lượng tiền lớn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: Lê Tiên
Lô trái phiếu nói trên được phát hành vào ngày 5/12, có kỳ hạn ba năm, lãi suất cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11,5%/năm. Các kỳ tính lãi tiếp theo được điều chỉnh ba tháng/lần và lãi suất được xác định bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ 4,5%, nhưng không thấp hơn 11,5%/năm.
Để phát hành lô trái phiếu này, Tùng Khánh đã thế chấp quyền tài sản phát sinh từ việc tăng quy mô vốn hoạt động, các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thông tin dự án bất động sản đem ra bảo đảm không được đề cập trong báo cáo. Lô trái phiếu do Công ty CP Chứng khoán VPS làm đại lý phát hành, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) đóng vai trò quản lý tài sản bảo đảm.
Theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, trước đợt phát hành lô trái phiếu nêu trên, Tùng Khánh đã thế chấp toàn bộ các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu phát sinh từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 1810/2019/HĐHTĐT/TK-GPH-ASEAN với Công ty CP Đầu tư Phát triển Gia Phúc Hưng và Công ty CP Hợp tác Thương mại Asean (Asean Corp) về việc góp vốn kinh doanh thực hiện phương án chuyển nhượng phần Dự án Đầu tư xây dựng công trình dịch vụ thương mại, công cộng và xây dựng âu thuyền tránh bão, thoát nước, kết hợp dịch vụ (thuộc Dự án Đầu tư xây dựng – kinh doanh hạ tầng Khu dân cư đô thị dọc tuyến đường biên giới sông Ka Long) tại các phường Hải Yên, Ninh Dương và Ka Long, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Video đang HOT
Được biết, Dự án trên có tên gọi thương mại là Ka Long Riverside City, tọa lạc tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với tuyến đường Quốc lộ 18A. Theo thông tin từ các website môi giới bất động sản, đây là dự án do Asean Corp làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng.
Trước khi phát hành lô trái phiếu khủng, quy mô vốn điều lệ của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tùng Khánh đạt mức 120 tỷ đồng
Thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã chứng kiến nhiều “ông lớn” thất bại trong việc huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cũng xuất hiện không ít công ty “vô danh” thành công trong việc hút một lượng tiền lớn từ kênh huy động vốn này.
Tùng Khánh – một doanh nghiệp ít tên tuổi trên thị trường bất động sản, cũng như trên thị trường tài chính – tiền thân là Công ty CP Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi số 12, được thành lập vào tháng 3/2006 với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Đến tháng 9/2019, Công ty đổi tên thành Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tùng Khánh. Trước thời điểm phát hành lô trái phiếu 2 tháng, Công ty tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Hiện tại, các cổ đông sáng lập Công ty đã thoái hết vốn. Chức vụ Giám đốc, kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty được chuyển giao cho ông Bùi Thanh Tùng. Hiện không có thông tin về cổ đông của Tùng Khánh.
Đáng chú ý, ông Bùi Thanh Tùng cũng giữ chức vụ Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Bất động sản Minh Khang – 03, doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký lên đến 7.000 tỷ đồng, được sở hữu bởi các cá nhân Bùi Đức Nguyên (nắm giữ 33,329% vốn điều lệ), Nguyễn Như Sơn (37,71%) và Bùi Thanh Tùng (28,9%).
Liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, mới đây ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc Bộ Tài chính đã nêu một số rủi ro. Đó là doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu, không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; doanh nghiệp không thực hiện cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn… Rủi ro khác có thể xảy ra là các doanh nghiệp, chủ thể phát hành và tham gia thị trường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều chuyển dòng tiền tránh các giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc phục vụ các mục tiêu có lợi của doanh nghiệp. Điều này trở nên phức tạp đối với thị trường tài chính ngày càng phát triển. Do đó, cần thiết phải tăng cường cơ chế giám sát, nhất là giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và thị trường vốn.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Ngân hàng nào phát hành trái phiếu nhiều nhất từ đầu năm đến nay?
Trong danh sách 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất 11 tháng đầu năm thì có đến 7 ngân hàng.
Báo cáo gần đây của CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho biết, phần lớn lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thành công trong 11 tháng đầu năm đến từ các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
Trong đó, tháng 11, phần lớn lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thành công đến từ các ngân hàng thương mại như BIDV, VPBank và VIB.
Cụ thể, BIDV đã huy động được 3.318 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6-7 năm, lãi suất kỳ đầu 8,1-8,2%/năm, các kỳ sau thả nổi ở mức lãi suất tham chiếu 1,2-1,3%/năm. VIB phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 6,75- 6,9%/năm; VPBank huy động thành công 1.750 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định ở mức 6,3-7%.
Theo thống kê của MBS, trong 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất thì trong số đó có đến 7 ngân hàng. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm do các nhà băng phát hành phổ biến dưới 7%/năm.
VPBank đang là ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu nhất với 13.860 tỷ đồng, trong đó có 300 triệu USD là trái phiếu quốc tế.
ACB và VIB là 2 ngân hàng tiếp theo, với giá trị phát hành lần lượt là 10.450 tỷ và 9.850 tỷ.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Cần khung pháp lý đủ mạnh để phát triển trái phiếu doanh nghiệp Trong thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển rất nhanh, phù hợp với định hướng của Nhà nước trong việc phát triển thị trường vốn song song với thị trường tín dụng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển rất nhanh . Ảnh minh họa: TTXVN Tuy nhiên, để thị trường này phát triển lành...