Bóng đá sân cỏ liệu có thành Futsal sân cỏ?
Bóng đá thế giới chuẩn bị chứng kiến thay đổi mang tính đột phá trong tương lai. Mỗi hiệp đấu kéo dài 30 phút, quyền thay người không giới hạn trong những luật mới được FIFA xem xét thay đổi.
Dưới thời chủ tịch FIFA mới Gianni Infantino, nhiều thay đổi đã xuất hiện, từ luật thay người, việt vị, sử dụng VAR… và không loại trừ khả năng thời gian tới sẽ là thay đổi lớn nhất trong lịch sử tồn tại của mốn bóng đá 11 người. Hiện FIFA đang họp bàn để biến môn bóng đá 11 người trở thành một phiên bản của futsal với hàng loạt quy định mới. Những ai từng theo dõi futsal lúc ban đầu hẳn sẽ cảm thấy vô cùng lạ lẫm với những quy định rất khác bóng đá.
Dưới thời chủ tịch FIFA mới Gianni Infantino, bóng đá thế giới đã có nhiều thay đổi lớn
Đồng hồ tính giờ dừng ngay khi trọng tài cắt còi hoặc bóng đi ra ngoài biên, nhằm ngăn chặn tình trạng câu giờ. Có những quả phát bóng, thay vì ném biên. Đồng nghĩa, cầu thủ có thể thực hiện quả đá phạt từ đường biên ngang. Những cầu thủ nhận thẻ vàng vì phạm lỗi sẽ bị truất quyền thi đấu tạm thời trong 5 phút với mục đích hạn chế các hành vi thô bạo. Trong thời gian đó, đội bóng của cầu thủ phạm lỗi sẽ phải chơi thiếu người. Thêm một thay đổi khác trong luật bóng đá là số lượng quyền thay người. Trước khi bóng đá thế giới gián đoạn vì COVID-19, các đội có 3 quyền thay người, sau đó được tăng lên 5 do lo ngại thể lực cầu thủ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên, luật bóng đá mới cho phép các đội thay người liên tục và không giới hạn thời điểm trong trận đấu. Còn các pha đá phạt góc không cần phải đá ngay nữa mà cầu thủ có thể rê bóng từ chấm đá phạt vào trong. Nhưng dù sao thì tất cả mới chỉ nằm trên bàn thảo luận. Để đi vào thực tiễn, FIFA cần phải thông qua cơ quan ban hành luật bóng đá quốc tế ( IFAB), một tổ chức tách biệt với họ.
Các cầu thủ đá biên thay vì ném biên (Ảnh FIFA)
Luật bóng đá sửa đổi phải được thông qua bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB), cơ quan trực tiếp quản lý và ban hành các điều luật. IFAB hiện có 5 thành viên bao gồm FIFA, Liên đoàn bóng đá Anh (FA), Liên đoàn bóng đá Scotland (SFA), Liên đoàn bóng đá Xứ Wales (FAW) và Liên đoàn bóng đá Bắc Ireland (IFA). Tuy nhiên, số phiếu biểu quyết với những quyết định thay đổi điều luật giữa các thành viên lại không đồng đều nhau. Cụ thể là FIFA chiếm 4 phiếu, các thành viên còn lại chỉ có 1 phiếu.
Video đang HOT
Quả thực là FIFA đang cân nhắc biến môn bóng đá truyền thống trở thành “futsal sân cỏ” với hàng loạt quy định mới. Nếu điều này trở thành sự thật, bóng đá sẽ thay đổi hoàn toàn như chúng ta vốn biết.
Và chúng ta cũng cần được biết, cựu HLV lẫy lừng của CLB Arsenal Arsene Wenger – Trưởng bộ phận phát triển bóng đá toàn cầu của FIFA chính là người đã trực tiếp soạn thảo và trình bày về ý tưởng “vĩ đại” này. Ngoài ra, vị Giáo sư người Pháp này còn được biết đến là nhân vật đã đưa ra đề xuất ý tưởng tổ chức World Cup hai năm /lần.
Một kỳ Euro 'lãng mạn'
Một sự kiện lãng mạn - đó là cách dùng từ mà Platini sử dụng 9 năm trước khi mô tả về Euro 2020. Ý tưởng về một kỳ Euro liên hiệp quốc được ông đưa ra năm 2012 - thời điểm ông vẫn còn là chủ tịch LĐBĐ châu Âu.
Bầu không khí Euro đã xuất hiện ở thủ đô Rome (Ý) - nơi khai mạc giải đấu hấp dẫn của châu Âu - Ảnh: UEFA
Sau một năm trì hoãn vì dịch bệnh, VCK Euro đã chính thức khai mạc vào rạng sáng hôm nay (12-6). Kỳ Euro độc nhất vô nhị trong lịch sử này với quy mô trải dài trên 11 quốc gia, hứa hẹn mang bầu không khí lễ hội bóng đá trở lại, cùng những tín hiệu hồi sinh nền kinh tế sau cơn đại dịch.
Ý tưởng về một kỳ Euro "liên hiệp quốc" được Michel Platini đưa ra vào năm 2012 - thời điểm ông vẫn còn là chủ tịch LĐBĐ châu Âu (UEFA). 9 năm sau, kế hoạch của Platini vô tình tạo ra cơ hội, và cũng là thách thức cực lớn cho các nước châu Âu trong cuộc chiến chứng tỏ sự hồi sinh sau đại dịch.
Một sự kiện "lãng mạn" - đó là cách dùng từ mà Platini sử dụng 9 năm trước khi mô tả về Euro 2020. Việc tổ chức vòng chung kết (VCK) Euro ở nhiều quốc gia khác nhau hòa quyện với xu hướng và triết lý của những nhà lãnh đạo bóng đá - mang quả bóng tròn đến tất cả ngóc ngách trên thế giới.
San sẻ gánh nặng
Nhiều năm qua, người ta đã thấy FIFA và UEFA nỗ lực thế nào với triết lý này. Ngày càng có nhiều đội bóng... không ai biết tên thi đấu ở các giải vòng loại World Cup và Euro cũng như ở Champions League.
Một kỳ Euro được tổ chức ở 11 nước chủ nhà hoàn toàn phù hợp với triết lý đó. Có chờ đợi thêm 50 năm nữa có lẽ Scotland, Romania, Hungary hay Azerbaijan cũng khó lòng được chọn tổ chức trọn vẹn một giải đấu hàng đầu thế giới.
Cũng trong năm 2012, ông Gianni Infantino (chủ tịch FIFA hiện tại, và là tổng thư ký UEFA khi đó) nói: "Một cơ hội như thế này giúp nhiều quốc gia, nhiều thành phố có thể đăng cai một phần của VCK Euro. Chắc chắn đây là điều tuyệt vời, đặc biệt là trong thời đại mà chúng ta khó lòng chờ đợi mọi quốc gia đều có thể đầu tư thật nhiều vào cơ sở hạ tầng cho thể thao đỉnh cao".
Đó là nhận định được đưa ra 9 năm trước, nhưng tình cờ lại cực kỳ phù hợp với bối cảnh hiện tại. Với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, thật khó để đòi hỏi các quốc gia đầu tư cho việc tổ chức một giải đấu tầm cỡ Euro. Việc Copa America 2021 bị đùn qua đẩy lại những ngày gần đây là ví dụ điển hình.
Hãy thử tưởng tượng nếu Euro chỉ được tổ chức bởi một quốc gia, ai sẽ sẵn sàng đứng ra? Vài tháng trước, Anh từng bày tỏ mong muốn sẽ đơn độc tổ chức toàn bộ Euro 2020. Nhưng nếu điều đó diễn ra, đó sẽ là một giải đấu "ích kỷ", vì Chính phủ Anh vẫn rất hạn chế trong việc tiếp nhận du khách nước ngoài, các khán đài Euro sẽ chỉ dành cho người Anh.
Bản đồ 11 địa điểm tổ chức Euro 2020 - Ảnh: AFP - Đồ họa: T.ĐẠT
Nỗ lực đưa CĐV trở lại khán đài
Trong kế hoạch ban đầu, Euro 2020 sẽ được tổ chức ở 12 quốc gia khác nhau. Nhưng cách đây 2 tháng, UEFA quyết định loại bỏ thành phố Dublin của Ireland và thay Bilbao bằng Seville ở Tây Ban Nha, vì 2 thành phố này không đáp ứng được độ an toàn phòng chống dịch bệnh khi cho phép CĐV vào sân.
Quyết định của UEFA cho thấy quyết tâm của họ trong việc mở cửa với CĐV. Sau hơn một năm trời đóng kín cửa, Euro 2020 sẽ đánh dấu sự trở lại của những khán đài sôi động (cuối năm ngoái một số giải đấu đã cho phép CĐV vào sân nhưng sớm phải đóng cửa trở lại vì tình hình dịch bệnh không dứt).
Tiến độ tiêm vắc xin của các nước châu Âu là cơ sở để UEFA tin tưởng vào kế hoạch tổ chức dàn trải của họ. Hầu hết các quốc gia châu Âu (bao gồm các quốc gia đăng cai) đã tiêm ít nhất một liều vắc xin cho 40% dân số trở lên (theo số liệu của Our World In Data). Bản thân các nước chủ nhà cũng rất thận trọng trong việc tiếp nhận du khách.
Đan Mạch và Scotland cấm cửa toàn bộ du khách nước ngoài. Đức, Anh, Ý và Hà Lan phân vùng và chỉ cấp visa cho những người đến từ các quốc gia ít rủi ro về dịch bệnh, Romania cùng Azerbaijan tương tự nhưng dễ dàng hơn.
Và chỉ có Nga cùng Hungary là rộng mở với những du khách đã mua vé xem trận đấu, riêng Nga còn miễn visa cho những ai có fan ID (từng có tiền lệ khi họ tổ chức World Cup 2018). Nhưng tất cả các quốc gia đều đòi hỏi du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi di chuyển.
Tận hưởng kỳ Euro độc nhất vô nhị
Chiếc vé Euro không phải giấy thông hành để các CĐV có thể thoải mái đi du lịch, xem bóng đá trong một tháng tới. Nhưng dẫu sao, việc tổ chức ở nhiều quốc gia cũng giúp họ ít nhiều có thể sống trong không khí bóng đá.
Trong số 11 nước chủ nhà, có 9 quốc gia có đội tuyển tham dự Euro 2020. Và ít nhất người dân của 9 quốc gia đó sẽ được tận hưởng lễ hội bóng đá của kỳ Euro độc nhất vô nhị trong lịch sử.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, có lẽ từ mùa giải tới các giải vô địch quốc gia ở châu Âu cũng sẽ mở cửa sân bóng trở lại dành cho khán giả, chấm dứt cơn khát bóng đá kéo dài đằng đẵng hơn một năm trời.
Chủ tịch FIFA lần đầu lên tiếng về giải Super League Chủ tịch LĐBĐ thế giới (FIFA) Gianni Infantino chỉ mới nêu quan điểm cá nhân.... Người đứng đầu bóng đá thế giới, Chủ tịch Gianni Infantino lần đầu phá vỡ sự yên lặng vì sợ "dài mũi" xỏ vào gia đình UEFA. Tuy nhiên đã đến lúc trách nhiệm của ông cũng có trong vấn đề này, người đứng đầu FIFA, Gianni Infantino...