Bóng đá mang lại vinh quang cho cầu thủ tàn tật Angola
Đội tuyển bóng đá mất chi của Angola – đội đương kim vô địch World Cup cụt chi – đã truyền cảm hứng cho một quốc gia vẫn đang phục hồi sau cuộc chiến kéo dài 27 năm.
Cứ mỗi đêm vào đầu tháng 9, ngay sau khi mặt trời đỏ trên thủ đô Luanda biến mất vào Đại Tây Dương, một âm thanh lách cách liên tục có thể được nghe thấy trong sân vận động dos Coqueiros ở trung tâm thành phố. Tiếng lách cách phát ra từ những chiếc nạng kim loại cắm vào mặt cỏ của sân, một buổi tập chỉ dẫn đã bắt đầu cho các VĐV xuất sắc nhất của Angola: Đội bóng đá nam bị cụt chi VĐTG.
“Tôi cảm ơn Chúa vì tôi đã ở đây”, đội trưởng Hilario Kufula, 33 tuổi, nói trong buổi tập. “Và tôi có cơ hội đóng góp cho đội tuyển quốc gia và phát triển danh tiếng của môn thể thao này, giành chức vô địch và đưa tên tuổi của đất nước chúng tôi, Angola, lên một tầm cao mới”.
Trong 15 cầu thủ của đội, 12 cầu thủ bị cụt chân do bom mìn, tai nạn hoặc chấn thương; 2 người bị dị tật bẩm sinh; và 1 người bị liệt một chân do bệnh bại liệt. Họ thi đấu với nạng, thứ có thể giúp họ lướt được trên sân. Trong 4 năm qua, họ đã giữ danh hiệu là đội bóng xuất sắc nhất thế giới. Bây giờ, họ đang tranh tài tại World Cup bóng đá cụt chi 2022 ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, với sự tham dự của 24 đội.
Những quốc gia khác có cầu thủ bị thương trong xung đột vũ trang, như Iraq, Liberia và Colombia, cũng có mặt ở Istanbul. Môn thể thao này được chơi với 7 cầu thủ của mỗi đội (so với 11 cầu thủ mỗi bên trong bóng đá quy định). 6 cầu thủ ở trên sân có kích thước bằng một nửa sân quy định, và một người đóng vai trò là thủ môn. Các cầu thủ trên sân có thể có hai tay mặc dù chỉ có một chân, trong khi thủ môn có thể có hai chân, nhưng chỉ có một cánh tay, theo quy định chính thức của LĐBĐ cụt chi thế giới (WAFF).
Manel Rocha của đội tuyển Angola tranh bóng với Ghrairi Issa của Iraq trong World Cup bóng đá cụt chi 2022 ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Để chuẩn bị cho giải đấu, Angola – cũng là đội á quân ở World Cup bóng đá cụt chi năm 2014 và vô địch Giải bóng đá cụt chi châu Phi vào năm 2019 – đã có những buổi tập nghiêm ngặt từ một đến hai lần mỗi ngày trong những tháng mùa Hè.
Trận đấu vô địch
Năm 2018, Angola đã vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ 5-4 trong loạt sút luân lưu để giành chức vô địch World Cup bóng đá cụt chi ở Mexico. Đối với một quốc gia chưa giành được huy chương Olympic và chỉ ghi được 1 bàn thắng trong lần xuất hiện duy nhất tại World Cup 2006, danh hiệu năm 2018 là chiến tích vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao Angola.
Việc giành chức vô địch năm đó đã đưa các thành viên của đội trở thành người nổi tiếng ở quốc gia Tây Phi. Khi trở về Angola, họ đã được hàng trăm người hâm mộ hò hét mặc màu đỏ và đen của quốc kỳ chào đón tại sân bay Luanda. Với huy chương vàng đeo trên cổ, các cầu thủ đã được diễu hành trên nóc một chiếc xe tải lớn do cảnh sát hộ tống qua những con phố đông đúc của thành phố. Ngày hôm sau, họ gặp Tổng thống Angola Joao Lourenco, và được tặng những ngôi nhà ở Luanda như phần thưởng cho chiến thắng.
Một pha tranh bóng trong trận đấu giữa Liberia và Thổ Nhĩ Kỳ
Video đang HOT
Đối với người Angola, chiến thắng trên đấu trường quốc tế có ý nghĩa sâu sắc hơn chỉ là một danh hiệu hay quyền khoe khoang. Angola và 34 triệu người dân vẫn đang hồi phục sau cuộc nội chiến kéo dài 27 năm kết thúc vào năm 2002, từng khiến hàng triệu người phải bỏ nhà cửa, hàng trăm nghìn người thiệt mạng, nhiều thành phố lớn thành đống đổ nát và cô lập đất nước trước thế giới.
Là quốc gia trẻ mới tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1975, được xây dựng lại và hàn gắn, chức vô địch của đội bóng cụt chi thể hiện tiềm năng của Angola trên trường thế giới, và khả năng của người dân Angola khi vượt qua bi kịch và đạt được thành công trên trường quốc tế.
“Chúng tôi đã có thể thể hiện tài năng mà chúng tôi có ở châu Phi với toàn thế giới”, Jesus Morais, một tiền vệ 31 tuổi bị mất chân sau một chấn thương ở tuổi lên 8 nói. “Điều đó khiến gia đình tôi rất vui khi nói rằng họ có một người con làm rạng danh dân tộc, bảo vệ màu cờ sắc áo của Tổ quốc. Nó thúc đẩy và tiếp thêm sức mạnh cho tôi và chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ luôn tôn vinh màu cờ sắc áo của Angola”.
Bóng đá cụt chi ở Angola
Bóng đá cụt chi được Tổ chức Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam có trụ sở tại Washington, D.C., giới thiệu tại Angola vào năm 1997 thông qua sáng kiến Thể thao vì Cuộc sống, cung cấp các chương trình phục hồi chức năng cho những nạn nhân bom mìn. Chương trình đã mở một trung tâm phục hồi chức năng ở tỉnh Moxico, phía Đông Angola, nơi có rất nhiều mìn trong cuộc nội chiến.
Một trong những người sáng lập chương trình là Augusto Baptista, HLV hiện tại của đội tuyển Angola. Theo ông Baptista, với số lượng lớn thương tích do bom mìn gây ra trong khu vực, việc tham gia vào các môn thể thao được coi là một cách giúp những người cụt chi thoát khỏi sự đau buồn và tạo cảm giác họ thuộc về xã hội.
Chân giả của một cầu thủ Iraq trong một trận đấu tập ở Baghdad trước giải World Cup bóng đá cụt chi 2022
Baptista nói: “Từ năm 1997 đến năm 2014, khoảng 80% thành viên của đội tuyển quốc gia Angola là nạn nhân của bom mìn”, đồng thời ông cho biết thêm, hầu hết các cầu thủ đó đều đã rời đội tuyển khi chấn thương bom mìn đã giảm bớt ở đất nước này.
Theo MAG, hơn 88.000 người đã bị thương do mìn ở Angola, khiến đây vẫn là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của mìn nặng nề nhất trên thế giới dù cuộc nội chiến đã kết thúc hai thập kỉ. Theo MAG, cơ quan có mục tiêu tìm và phá hủy bom mìn, bom chùm và bom chưa nổ ở những nơi bị ảnh hưởng bởi xung đột, có hàng triệu quả mìn và các loại bom chưa nổ khác vẫn còn nằm rải rác khắp Angola, quốc gia lớn thứ 7 ở châu Phi tính theo diện tích.
Sabino Antonio Joaquim, một cựu đội trưởng 38 tuổi của đội Angola và là thành viên lớn tuổi nhất của đội hiện tại, lớn lên ở tỉnh Moxico. Năm 9 tuổi, anh theo mẹ đi làm một công việc vặt. Khi đi theo bà, anh đã giẫm phải mìn và bị mất nửa dưới chân phải. Ban đầu không thể chơi bóng bằng nạng sau khi chấn thương, Antonio cho biết anh rất biết ơn những gì mà môn thể thao dành cho người cụt chi đã mang lại cho cuộc sống của anh. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được như thế này. Nếu có hai chân, tôi sẽ không có cơ hội như tôi đã có”, Antonio nói. “Bây giờ tôi là một cầu thủ bóng đá và đang sống một cuộc sống mà tôi không thể hình dung được”.
Cảm giác được tôn trọng
LĐBĐ người cụt chi thế giới gồm 50 quốc gia thành viên và đã tạo cơ hội cho các cầu thủ trên toàn cầu, một số cầu thủ hiện đang chơi ở các giải đấu chuyên nghiệp ở châu Âu, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Angola có 5 cầu thủ hiện đang chơi ở nước ngoài trong các giải đấu chuyên nghiệp, và 2 cầu thủ – Heno Guilherme và Joao Chiquete – đã giành được danh hiệu Champions League châu Âu hồi tháng 5 với đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ của họ, Etimesgut.
Guilherme, 30 tuổi, bị mất chân phải trong một vụ tai nạn ô tô năm 4 tuổi. Trong sự nghiệp chuyên nghiệp kéo dài 13 năm của mình, anh đã giành chức vô địch World Cup, Champions League, vô địch châu Phi và chức vô địch quốc gia ở Angola và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau giải đấu năm 2022 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Guilherme sẽ bắt đầu chơi cho một đội bóng cụt chi chuyên nghiệp ở Sao Paulo, Brazil.
Guilherme rất lạc quan về việc Angola có thể bảo vệ danh hiệu vô địch ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở cấp độ cá nhân, anh đặt mục tiêu giành chiếc giày vàng, giải thưởng được trao cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu. Ngoài những danh hiệu cá nhân và nghề nghiệp, Guilherme cho biết điều quan trọng nhất mà anh giành được trong sự nghiệp của mình là sự tôn trọng của gia đình và đất nước.
“Gia đình và bạn bè của tôi rất tự hào về những gì chúng tôi đã đạt được”, Guilherme nói. “Mọi người đều tự hào về những gì chúng tôi đã làm và những thành tựu của chúng tôi đại diện cho Angola”.
Team Quang Linh Vlogs mang điện đến bản của bác trưởng thôn 80 tuổi
Sau thời gian dài sinh sống và làm việc tại châu Phi, team Quang Linh Vlogs đã xây dựng được sự nghiệp vững chắc, phát triển công việc kinh doanh.
Đáng chú ý lợi nhuận từ các công việc này đều được trích ra để hỗ trợ bà con Angola có công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ có vấn đề việc làm, team Quang Linh còn hỗ trợ bà con xây nhà, xây trường học, nhà văn hóa,...
Mới đây, Tiến Nguyễn - một thành viên trong team châu Phi đã đăng tải khoảnh khắc mang điện đến bản làng ĐêBendita - ngôi làng của bác trưởng thôn 80 tuổi đã nhiều lần xuất hiện trong các clip của Quang Linh và team châu Phi.
Hình ảnh ánh đèn điện lung linh lần đầu tiên xuất hiện ở bản nghèo của Angola. (Ảnh: FB Tiến Nguyễn)
Được biết đây là những chiếc đèn sử dụng năng lượng mặt trời, cứ khi nào trời tối thì đèn sẽ được chiếu sáng. Vì bản ở khá xa, phải đi qua suối, điều kiện của bà con còn nhiều thiếu thốn nên không có điện để sinh hoạt. Chính vì thế, ánh sáng mà team Quang Linh mang tới như một nguồn hy vọng, thắp sáng lên cả tương lai phía trước.
Dưới ánh đèn sáng lung linh, tất cả bà con trong bản đã tập trung lại cùng nhảy múa dưới ánh đèn. Một khung cảnh ấm áp khiến nhiều người xúc động. Trước đó, bác trưởng thôn 80 tuổi cũng dẫn theo bà con trong bản tìm đến gặp team châu Phi hy vọng được giúp đỡ, nhất là cho các em nhỏ được đến trường.
Bác trưởng thôn từng đích thân dẫn bà con trong bản tới gặp team Quang Linh nhờ giúp đỡ cải thiện cuộc sống. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Hùng KaKa)
"Cháu sẽ đến thật phải không cháu, bác và mọi người rất mong cháu sẽ đến bản 1 lần cháu nhé!", câu nói của bác trưởng thôn 80 tuổi khiến nhiều người cảm động. Sau đó, Hùng KaKa - một thành viên trong team châu Phi đã đứng ra hỗ trợ bản làng xây nhà văn hóa cũng như nhà cầu nguyện cộng đồng. Đây vừa là nơi họ có thể cùng nhau sinh hoạt, bàn chuyện trong bản vừa là nơi dạy học giúp các bạn nhỏ xóa mù chữ.
Nhà văn hóa của bản đã chuẩn bị hoàn thiện khiến bà con rất vui. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Hùng KaKa)
Hiện tại, nhà văn hóa của bản bác trưởng thôn 80 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trong một clip trên YouTube cá nhân hôm 2/10, Hùng KaKa cũng bật mí nhà văn hóa đã hoàn thành được 90%. Team châu Phi cũng vẽ ở hai bên nhà văn hóa 2 lá cờ, 1 lá cờ Angola, 1 lá cờ Việt Nam.
Trước đó, trong một clip đến thăm trang trại của Quang Linh Vlogs, Tiến Nguyễn cũng tặng 15 chiếc bóng đèn này cho trang trại. Đồng thời anh chàng cũng chia sẻ sẽ lắp đèn chiếu sáng ở tất cả các khu vực đã được team châu Phi hỗ trợ xây nhà văn hóa để tiện lợi hơn cho việc sinh hoạt buổi tối của cộng đồng. Mỗi nhà văn hóa sẽ được lắp 5 bóng điện chiếu sáng cả bên trong và khu vực xung quanh bên ngoài.
Nguyễn Tiến cũng tặng đèn năng lượng mặt trời cho trang trại của Quang Linh. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Tiến Nguyễn - Cuộc sống Châu Phi)
Tiến Nguyễn cũng bật mí sẽ lắp đèn này ở tất cả các nhà văn hóa mà team châu Phi đã hỗ trợ xây dựng. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Tiến Nguyễn - Cuộc sống Châu Phi)
Sau khi đăng tải hình ảnh này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn của netizen. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước các việc làm ý nghĩa mà team Quang Linh đã mang lại cho bà con Angola. CÓ
Một số bình luận của độc giả về sự việc này:
"Khoảnh khắc lịch sử của bản làng bác trưởng thôn 80 tuổi. Trên cả tuyệt vời chắc dự án của bác Tiến mỗi bản đều có thấy vui lây quá."
"Bầu trời trong xanh xen lẫn ánh đèn nhỏ bé thu gọn khoảnh khắc thật bình yên ấm áp, cảm giác nhìn thôi mà cũng lạ."
"Team châu Phi rất phi thường làm những chuyện ít ai làm được ngưỡng mộ team chúc team nhiều sức khỏe."
Nhiều người để lại bình luận cảm động trước tấm lòng của team châu Phi. (Ảnh chụp màn hình FB Tiến Nguyễn)
Ngoài xây nhà văn hóa, mang điện đến cho dân bản team Quang Linh Vlogs cũng đang thực hiện dự án xây trường học hơn 1 tỷ đồng. Trong đó có hai mạnh thường quân đóng góp 250 triệu đồng. Dự kiến, trường học sẽ có 9 phòng, trong đó có 6 phòng học, 1 phòng giáo viên, 1 phòng họp và 1 phòng hiệu trưởng. Trường học này sẽ đem lại cơ hội đến trường cho các em học sinh nghèo trong bản. Vậy là không chỉ được học xóa mù chữ, các bạn nhỏ Angola còn sắp được đến trường ở một nơi khang trang và hiện đại hơn.
Dự án xây dựng trường học của Quang Linh và team châu Phi cũng đang được gấp rút hoàn thiện. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Quang Linh Vlogs - Cuộc Sống ở Châu Phi)
Đáng chú ý, những viên gạch ở đây đều do người dân tự đóng, sản xuất rồi đưa vào sử dụng. Quá trình xây dựng còn có sự tham gia của cả bác trưởng thôn. Vậy mới thấy, tinh thần đoàn kết của bà con Angola cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của team Quang Linh đã khiến cuộc sống của dân bản cải thiện từng ngày.
Quang Linh tặng khoai tây cho bà con: Hết lòng vì 1 Angola ấm no Gần đây, vụ mùa thu hoạch khoai tây lứa đầu tiên của Quang Linh trên trang trại ở Angola đang được dân tình dõi theo và ủng hộ. Sau nhiều ngày trồng trọt, chăm bẵm, thành quả là những củ khoai tây có kích thước lớp gấp 3, 4 lần ở Việt Nam, dù mới chỉ thu hoạch trên một mảnh đất nhưng...