Bóng đá Anh đổi đời sau một bữa ăn tối
Tròn 3 thập niên trước, cuộc hẹn ăn tối của 6 người đàn ông bên bờ sông Thames đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho nền bóng đá sương mù. Sau bữa ăn đó 2 năm, Premier League ra đời.
Ngày 20/2/1992, giải đấu với tên gọi FA Premier League đã chính thức ra đời và tách khỏi hệ thống Football League (bao gồm các giải đấu chuyên nghiệp của nước Anh).
Sự hiện diện của Ngoại hạng Anh đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền bóng đá xứ sương mù. Tuy nhiên, ít người biết ý tưởng thành lập Premier League đã được nhen nhóm từ 2 năm trước, sau một bữa ăn tối bí mật.
Thảm hoạ Heysel vào năm 1985 từng khiến bóng đá Anh rơi vào khủng hoảng và bị tụt lại trước các giải đấu khác ở châu Âu trong nhiều năm. Ảnh: AP.
Cuộc khủng hoảng của bóng đá Anh
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, bóng đá xứ sương mù rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình kinh tế của các CLB gặp khó, sân vận động xuống cấp, trong khi nạn bạo lực trên khán đài vì hooligan lan tràn.
Các CLB Anh bị cấm thi đấu 5 năm tại cúp châu Âu vì thảm họa Heysel vào năm 1985. Sự quá khích của các CĐV Anh đã dẫn tới thảm kịch khi 39 người thiệt mạng và 376 người bị thương.
Video đang HOT
Bóng đá Anh trở nên lạc hậu không thể cứu vãn so với các cường quốc bóng đá trong khu vực. Giải đấu cao nhất xứ sương mù khi đó mang tên Football League First Division chứng kiến các ngôi sao hàng đầu như Paul Gascoigne, David Platt tháo chạy ra nước ngoài.
Trong 14 năm trước thảm họa Heysel (1970-1984), bóng đá Anh đoạt 7 Cup C1, 2 Cup C2, và 6 chiếc Cup C3. Và phải mất gần một thập niên sau khi trở lại đấu trường châu Âu, các CLB Anh mới lại vô địch Champions League, khi Manchester United giành cú ăn ba mùa giải 1998/99.
Thành công của MU xuất phát từ sự ra đời của Premier League vào năm 1992. Trước đó, nhóm 5 CLB lớn nhất nước Anh thời điểm đó gồm Arsenal, MU, Tottenham, Liverpool và Everton đã lên kế hoạch cải tổ nền bóng đá. Nhân vật chính trong cuộc cách mạng ấy là David Dein, lãnh đạo huyền thoại của Arsenal. Phó chủ tịch Arsenal khi đó được xem như nhân vật quan trọng nhất trong việc khai sinh ra Premier League.
“Ở thời đại mà không ai trong ngành công nghiệp bóng đá đủ khả năng nhìn xa trông rộng, Dein là người đi tiên phong”, cựu Giám đốc điều hành Greg Dyke của ITV Sport nhớ lại trên Telegraph.
Dyke quen Dein từ năm 1988 và bắt đầu thảo luận về ý tưởng thay đổi bộ mặt bóng đá Anh. Họ muốn thấy giải vô địch quốc gia Anh thu hút hơn, đem lại nhiều tiền bản quyền truyền hình và tài trợ hơn. Ngày ấy, rất ít người có tầm nhìn về sự quan trọng của tiền bản quyền truyền hình như Dyke và Dein.
Thông qua vị lãnh đạo của Arsenal, Dyke tổ chức bữa ăn tối với 5 đại diện của nhóm “Big Five”: David Dein (Arsenal), Martin Edwards (Manchester United), Irving Scholar (Tottenham), Noel White (Liverpool), Philip Carter (Everton).
Bức ảnh chụp lưu niệm 20 đội bóng tham dự Premier League mùa đầu tiên 1992/93. Ảnh: Sky Sports.
Bữa ăn bí mật
Trong bữa ăn tối được tổ chức tại văn phòng ở London vào tháng 10/1990, Dyke tuyên bố London Weekend Television, một kênh truyền hình trực thuộc ITV Sports sẵn sàng mua bản quyền các trận đấu của top 5 CLB hàng đầu với giá cao.
Để có thể thu lợi tốt nhất, họ cần tách ra lập giải đấu riêng. 5 CLB không đủ cho một giải đấu hấp dẫn, vì thế mỗi thành viên trong số 5 CLB nói trên chịu trách nhiệm lôi kéo thêm các CLB khác.
Thông tin của cuộc gặp nói trên được giữ kín vì sự nhạy cảm của việc tách ra khỏi hệ thống thi đấu khổng lồ Football League. Bên cạnh đó, giải đấu mới cần có sự đồng ý của Hiệp hội Bóng đá Anh (FA). Hai lãnh đạo giàu ảnh hưởng gồm David Dein và Noel White đến gặp Sir Bert Millichip, chủ tịch FA khi đó.
Mất 7 tháng đàm phán để FA chấp nhận cuộc họp với các CLB muốn tách riêng vào ngày 8/5/1991. Premier League sẽ mang đến cuộc cách mạng mới cho bóng đá Anh, với những thay đổi mang tính lịch sử.
Giải đấu với tên gọi FA Premier League sẽ có 22 đội, thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt đi về. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp được tăng từ 10 lên 15 phút, lưng áo đấu sẽ in tên lẫn số của cầu thủ. Ngày 13/06/1991, 22 CLB ký thỏa thuận thành viên sáng lập FA Premier League. Ngày 27/5/1992, công ty cổ phần FA Premier League, với các cổ đông là những CLB tham dự giải đấu được thành lập.
Rick Parry được bầu làm CEO của công ty. Đến mùa giải 1995/96, FA Premier League giảm xuống còn 20 đội. Năm 2007, FA Premier League đổi tên thành Premier League. Sau gần 104 năm tồn tại, lần đầu tiên hạng đấu cao nhất nước Anh không còn nằm trong hệ thống Football League.
Tuy nhiên, các CLB hạng dưới của bóng đá Anh nhanh chóng cảm thấy tác động tích cực mà FA Premier League đem lại. Dưới sự điều hành của Rick Parry, FA Premier League thuở ban đầu đã bán được số tiền bản quyền truyền hình kỷ lục lên tới 304 triệu bảng/năm cho BSkyB và BBC.
Telegraph đánh giá Parry chính là cha đẻ của nhiều ý tưởng đã đưa Premier League trở thành hiện tượng toàn cầu. Ông đề xuất các CLB cải tạo sân bóng, lôi kéo những cầu thủ giỏi trên khắp thế giới và tạo ra bộ mặt đẹp cho giải đấu.
Tròn 30 năm kể từ bữa ăn tối bên bờ sông Thames, Premier League giờ trở thành giải đấu hùng mạnh, với doanh thu hàng tỷ bảng mỗi năm và làm thay đổi hoàn toàn nền bóng đá Anh.
Hồng An
Ban tổ chức Premier League muốn giải đấu trở lại vào tháng Sáu
Theo tờ Mirror (Anh), ban tổ chức Premier League đã bàn bạc với chính phủ nước Anh về việc cho giải đấu hàng đầu xứ Sương mù trở lại vào tháng Sáu tới.
Theo đó, ban tổ chức Premier League đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để giải đấu sẽ diễn ra ở sân vận động không có khán giả. Premier League đã bị hoãn kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Anh vào đầu tháng Ba.
Vấn đề được đặt ra là số phận các trận còn lại của Premier League mùa này sẽ được quyết định như thế nào. Sau khi họp bàn với CLB, ban tổ chức giải quyết tâm hoàn tất mùa giải này và họ sẽ cho giải đấu tiếp tục ở thời điểm an toàn, khi mà dịch COVID-19 bị đẩy lùi.
Về lý thuyết, dịch COVID-19 ở Anh sẽ đạt đỉnh trong vài tuần tới và sau đó, sẽ bị đẩy lùi. Khi tỉ lệ người nhiễm COVID-19 ở Anh giảm, chính phủ sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa và bóng đá có thể trở lại ở xứ Sương mù, nhưng vẫn sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
An Nguyên
Top 10 quốc gia xuất khẩu cầu thủ lớn nhất thế giới: Brazil số một! Theo CIES, Brazil chính là quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu với 1600 cầu thủ đang chơi bóng tại nước ngoài. Cơ quan nghiên cứu bóng đá quốc tế CIES thường có những thống kê thú vị về tình hình tài chính hay mức lương phải trả cho các ngôi sao của nhiều CLB. Vào hôm qua (21/4), tổ chức này...