Bốn triệu chứng phổ biến của huyết áp cao
Huyết áp cao ảnh hưởng đến hơn 25% số người trưởng thành.
Nguyên nhân gây ra bởi một chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do lối sống ít vận động.
Tình trạng này, còn được gọi là tăng huyết áp, căn bệnh sẽ gây căng thẳng cho các mạch máu, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh huyết áp cao mà bạn có thể nhìn thấy.
1. Nhức đầu
Nhức đầu là triệu chứng rất phổ biến và có thể xuất hiện do bị cảm lạnh, căng thẳng hoặc thậm chí mất nước.
Nhưng, có những cơn đau đầu nghiêm trọng lặp lại nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tăng huyết áp.
Nhức đầu có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước và cố gắng thư giãn.
Bất kỳ biến động nào về huyết áp, dù cao hay thấp có thể gây đau đầu. Sự tăng huyết áp càng trầm trọng, cơn đau đầu càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Tăng huyết áp cực đoan thực sự có thể gây đột quỵ cho bệnh nhân nếu không được điều trị sớm.
2. Buồn nôn
Bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong huyết áp đều có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy buồn nôn.
Sự thay đổi huyết áp vô tình ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nó có thể khiến một số người cảm thấy như họ bị đau dạ dày.
Biến động huyết áp có thể gây rối loạn về đường tiêu hóa, dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc có thể khiến bạn nôn nếu căn bệnh trở nên nghiêm trọng.
3. Đổ mồ hôi
Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Sự căng thẳng có thể dẫn đến các cơn hoảng sợ hoặc lo âu.
Đây là loại huyết áp cao có thể gây đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cảm giác căng thẳng quá mức.
Huyết áp cao có thể gây ra các cơn hoảng loạn và ngược lại. Trong tình huống này, huyết áp cao khiến bạn đỏ bừng mặt, tăng nhiệt độ cơ thể, đổ mồ hôi và căng thẳng.
Những tác động này là do các hóa chất thay đổi trong cơ thể, chẳng hạn như adrenaline.
4. Khó thở
Khó thở cũng có thể là dấu hiệu sớm của chứng cao huyết áp, gây ra bởi sự gián đoạn trong hệ thống tim mạch.
Trong khi tim chịu trách nhiệm bơm máu xung quanh cơ thể, nó cũng có trách nhiệm lọc máu qua phổi. Máu không lọc ra từ tĩnh mạch đi vào phổi, nơi carbon dioxide từ máu được lọc ra khỏi cơ thể và thay thế bằng oxy. Vì vậy, khi huyết áp tăng lên, tuần hoàn bị xáo trộn, có thể gây khó thở.
Theo giaoducthoidai.vn
Nếu không điều trị tiểu đường bạn sẽ phải đối mặt với những điều đáng sợ này đấy
Dưới đây là các biến chứng của bệnh tiểu đường bạn cần biết.
Huyết áp cao và tăng cholesterol
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách để điều hòa lượng đường trong máu. Đổi lại, cholesterol tốt sẽ giảm, và mức độ chất béo trong máu có hại sẽ tăng lên. Kháng insulin cũng làm cứng động mạch hẹp, do đó làm tăng huyết áp. Theo Robert Gabbay - Tiến sĩ kiêm giám đốc y tế tại Joslin Diabetes Center ở Boston, khoảng 70% người mắc bệnh tiểu đường cũng bị tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim và mất trí nhớ.
Sức khỏe não bộ có vấn đề
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology cho hay bệnh tiểu đường có thể làm tê liệt trí tuệ. Một nhóm các nhà thần kinh học Harvard và bác sĩ tâm thần đã theo dõi nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kiểm tra lưu lượng máu đến các vùng khác nhau trong bộ não và kiểm tra trí nhớ, thần kinh của họ. Sau 2 năm, khả năng nhận thức của những người tham gia bị tổn thương, suy kiệt, trí nhớ bị suy giảm trầm trọng.
Bệnh về nướu
Những người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu, đau xương và mất răng. Helena Rodbard - nhà giải phẫu học nội tiết của Rockville cho biết: "Đó là do lượng đường trong máu cao làm thay đổi collagen trong tất cả các mô của cơ thể. Cơ thể người tiểu đường nhạy cảm với các loại nhiễm trùng".
Khó khăn khi quan hệ tình dục
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, có tới 75% nam giới mắc bệnh tiểu đường bị rối loạn chức năng cương dương. Rối loạn chức năng cương dương có thể là do tâm lý hoặc do giảm testosterone. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh bệnh tiểu đường, mạch máu bị thay đổi hoặc không thể cung cấp máu tới dương vật có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Mất thính lực
Mặc dù tất cả chúng ta thường mất thính giác khi chúng ta già đi, nhưng mất thính giác chính là biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả ở những người bị tiền tiểu đường cũng có tỷ lệ mất thính lực cao hơn 30% so với người bình thường. Bệnh tiểu đường có thể làm mất thính lực bằng cách làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở tai trong, giống như cách nó làm suy yếu các mạch máu trong mắt và thận.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
8 nguyên nhân "kỳ lạ" có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mà bạn không ngờ tới Nghiên cứu cho thấy, sức khoẻ tim mạch của bạn có thể chịu ảnh hưởng bởi nơi ở, số con bạn có... Bệnh tim là thủ phạm giết người số 1 đối với cả nam và nữ ở Mỹ. Hơn 610.000 người Mỹ chết vì bệnh tim mỗi năm, tương đương tỷ lệ cứ 4 người mắc bệnh tim thì có 1 người...