Bốn tỉnh, thành phố miền Tây tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16
Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ còn phát sinh nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng nên tiếp tục giãn cách xã hội từ 7-15 ngày.
Chiều 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình ký công văn gửi các sở, ngành và địa phương về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau ngày 25/8.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong và ngoài tỉnh còn phức tạp. Một số địa phương phát sinh ca bệnh trong cộng đồng nên UBND tỉnh An Giang quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại 7 huyện, thành phố là Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Thoại Sơn.
Có 3 huyện Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu được nới lỏng giãn cách xuống Chỉ thị 15 của Thủ tướng. Thời gian áp dụng giãn cách từ 0h ngày 25/8 đến hết 5/9.
TP Long Xuyên tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 từ 25/8 đến 5/9. Ảnh: Đức Hậu.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương tranh thủ “thời gian vàng” của giãn cách xã hội để xét nghiệm tầm soát, truy vết, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, đưa đi điều trị, ngắt nhanh nguồn lây, làm sạch địa bàn.
Video đang HOT
“Mỗi địa phương chủ động bố trí tối thiểu 200 giường điều trị F0 không triệu chứng (tầng 1) và 20 giường điều trị F0 có triệu chứng (tầng 2) tại các trung tâm y tế huyện; đồng thời chủ động thực hiện 4 tại chỗ ở mức cao hơn để phòng chống dịch hiệu quả”, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo.
Tại Cần Thơ, đợt giãn cách thứ 4 này kéo dài từ 25/8 đến 8/9 tại tất cả các quận, huyện. Trong thời gian này, mỗi gia đình cử một người ra khỏi nơi ở để nhận lương thực, thực phẩm từ 8-17h mỗi ngày và mỗi tuần không quá 2 lần.
Cán bộ, công chức và người lao động chỉ được di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại theo 2 khung thời gian 6-8h và 17-19h.
Cần Thơ giãn cách thêm 15 ngày, từ 25/8 đến 8/9. Ảnh: Đình Đình.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm đề nghị các địa phương, tiếp tục quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch và kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 10 ngày, từ 26/8 đến ngày 4/9.
Các sở, ngành và địa phương tiếp tục quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, “ai ở đâu ở yên đó”.
Tại Kiên Giang, thời gian kéo dài Chỉ thị 16 kéo dài một tuần, từ 26/8 đến 1/9.
Hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại miền Nam
Tối 21-8, Bộ Y tế cho biết đã có hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam từ 1-7 đến 21-8.
UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người giúp TP chống dịch.
Các nhân viên y tế bệnh viện dã chiến tại TP.HCM liên tục túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể tính đến 12h ngày 21-8, đã có 14.543 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam.
Bộ Y tế có 195 người, bao gồm lãnh đạo bộ và lãnh đạo, chuyên viên các cục/vụ/viện; bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP.HCM, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện của TP.HCM (48 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ (30 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ (50 người); 7 tổ công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (67 người).
Khối địa phương có 35 tỉnh, thành phố huy động 1.983 người tới TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các trường y dược có 12 trường huy động với 7.573 người tới TP.HCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khối các bệnh viện trung ương gồm 27 bệnh viện huy động 2.731 người tới TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Các bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực gồm 10 bệnh viện huy động 1.246 người tới các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Khối các viện trực thuộc Bộ Y tế gồm 8 viện huy động 815 người tới TP.HCM, Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ.
Sáng 21-8, ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ, tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM - vừa trình UBND TP đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người cho TP.HCM.
Trong đó có 4.000 cán bộ chiến sĩ chủ lực của Quân khu 7, 400 bác sĩ, 1.600 nhân viên y tế khác, 30 xe cứu thương kèm 30 tài xế và 30 nhân viên y tế theo xe cứu thương, cấp cứu.
Trước đó, TP.HCM đã huy động nhiều nguồn lực từ lực lượng y tế ở TP, sinh viên, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành trên địa bàn TP và các tỉnh
Bát nháo tài xế dùng thẻ "luồng xanh" sai quy định, phớt lờ Covid-19 Tài xế có thẻ ưu tiên "luồng xanh" đi qua chốt kiểm soát rồi dừng xe đón người; xe chạy vào nội đô giao nhận hàng hóa và không khai báo thông tin y tế gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh. Đó là tình hình được nêu ra tại cuộc họp giữa Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Nông...