Bốn thách thức đằng sau học thuyết mới của ông Tập
Khoảng cách giàu nghèo, trở ngại trong cải cách, bất ổn xã hội và vấn nạn tham nhũng là bốn thách thức mà học thuyết chính trị mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần phải giải quyết.
Học thuyết “Bốn toàn diện” của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc vào kỳ đại hội sắp tới. Ảnh: Reuters
Tuần qua, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đăng tải học thuyết “Bốn toàn diện” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bốn quan điểm trên được cho là đã khái quát những thách thức xã hội nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc đang phải đối diện hiện nay.
“Tôi cho rằng họ đã cố gắng nắm bắt bốn mâu thuẫn cơ bản nhất hiện nay”, New York Times dẫn lời ông Sebastian Heilmann, giám đốc Viện nghiên cứu Mercator về vấn đề Trung Quốc, nói.
Bốn thách thức cơ bản
Theo đó, bốn thách thức mà Chủ tịch Tập cần phải giải quyết gồm: khoảng cách giàu nghèo, trở ngại trong cải cách, bất ổn xã hội và vấn nạn tham nhũng.
Chênh lệch giàu nghèo và tái phân phối thu nhập là hai vấn đề quan trọng nhất mà người dân Trung Quốc hy vọng hội nghị thường kỳ sắp tới của cơ quan lập pháp sẽ thảo luận, kết quả điều tra gần đây của Xinhuavà People’s Daily cho thấy.
Theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc, chỉ số đánh giá phân hóa giàu nghèo (Gini) của nước này trong năm 2014 đạt mức 0,469, vượt ngưỡng an toàn 0,4. “Phân phối không công bằng là ngọn nguồn của mọi vấn đề xã hội tại Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Mao Vu Thức cho biết. Ông Mao nổi tiếng tại Trung Quốc với quan điểm ủng hộ tự do hóa tối đa nền kinh tế.
Trong bài bình luận “Để khá giả toàn diện khơi dậy Giấc mộng Trung Quốc”, Bắc Kinh cũng thừa nhận một xã hội khá giả là không phân khu vực, là “không để cho một ai phải tụt hậu”. Bài viết cũng chỉ ra để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cần có đột phá trong cải cách và phát triển.
Cùng chung quan điểm trên, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, một trong những nguyên nhân quyết định sự ổn định xã hội của Trung Quốc là hướng đi tương lai của tiến trình cải cách.
Video đang HOT
Theo đó, những thành tựu mà Trung Quốc đạt được sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, là bởi các chính sách hiệu quả của đảng cầm quyền, nhưng, vấn đề nằm ở chỗ các chính sách này chưa chuyển hóa được thành cơ chế. “Chính sách vẫn chiếm vị thế cao trong tiến trình cải cách và phát triển, nhưng do chưa chuyển hóa thành cơ chế, nên một khi xuất hiện phương hướng sai lầm, thì khó có thể kịp thời sửa đổi”, chuyên gia này bình luận.
Mặt khác, các vấn đề xã hội hình thành trong quá trình cải cách và phát triển nếu như không được giải quyết thỏa đáng, có thể sẽ dẫn đến các nguy cơ bất ổn xã hội. “Đây là vấn đề mà các xã hội đang trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc đang gặp phải”, Giáo sư Đào Thụ Khiết, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc Đại học Nottingham, bình luận.
Các nhà phân tích cho rằng, việc thực thi pháp luật công bằng, nghiêm minh sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực do quá trình cải cách và chuyển đổi mô hình xã hội mang lại. Đây chính là lý do Bắc Kinh nhấn mạnh cải cách là quá trình phá bỏ những quan niệm lỗi thời, nhưng “phải có căn cứ pháp luật và đảm bảo nằm trên quỹ đạo pháp quyền”.
Vấn nạn tham nhũng là thách thức sống còn thứ tư mà Trung Quốc đang phải đối diện, bất chấp việc nước này đã đạt được nhiều thành tựu trong chiến dịch chống tham ô hủ bại suốt hơn hai năm qua.
Giới học giả cho rằng mục đích cuối cùng không phải là có bao nhiêu tham quan bị điều tra, mà là Trung Quốc cần xây dựng được một chính phủ trong sạch. “Sự kết hợp giữa cuộc vận động chống tham nhũng và xây dựng cơ chế pháp quyền vẫn chưa tốt”, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên bình luận.
Cùng chung nhận định trên, chuyên gia kinh tế Mao cho rằng “nếu không có những cải cách mang tính hệ thống, thì các vụ tham nhũng sẽ không ngừng xuất hiện khi vụ án cũ được giải quyết”. “Giải pháp căn bản là tận diệt mảnh đất mà tham nhũng nảy nở”, học giả này nói.
“Bốn toàn diện” có phải là giải pháp
Truyền thông Trung Quốc cho rằng thuyết “Bốn toàn diện” là lời giải cho những thách thức xã hội mà nước đang đối diện. Trong ảnh là người dân lao động nghèo khó tại một thành phố của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinminwang
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá học thuyết “Bốn toàn diện” của Chủ tịch Tập Cận Bình là “tư tưởng chủ đạo trong việc phát triển sự nghiệp của đảng và nhà nước, hội tụ thành nhận thức chung rộng rãi nhất trong toàn đảng và toàn xã hội”.
Theo đó, học thuyết này là “sự sáng táo mới của cương lĩnh trị quốc nhằm theo kịp thời đại, là sự thăng hoa mới trong việc kết hợp giữa chủ nghĩa Marx và thực tiễn Trung Quốc”, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết.
Một số nhà phân tích cho rằng, học thuyết mới này rất có thể sẽ được đảng Cộng sản Trung Quốc đưa vào Điều lệ đảng trong Đại hội 19 dự kiến diễn ra vào năm 2017. Bởi trong lịch sử, chỉ có hai sự kiện được báo đảng đánh giá cao như trên. Đó là việc thành lập nước Trung Quốc mới năm 1949 và Hội nghị trung ương ba khóa 11 năm 1978, đánh dấu sự mở màn của công cuộc cải cách mở cửa.
Tuy nhiên, bốn nội dung của học thuyết chính trị trên không hoàn toàn mới. “Nếu xét riêng từng điểm, thì không có gì mới, bởi đây là bốn phương diện mà ông Tập đã nhấn mạnh từ sau khi lên cầm quyền hồi tháng 11/2012″, bình luận viên chính trị Vương Tường Vĩ của South China Morning Post cho hay.
Xây dựng toàn diện xã hội khá giả là quan điểm được đưa ra từ thời cựu chủ tịch Hồ Cầm Đào. Làm sâu sắc toàn diện cải cách và quản lý toàn diện đất nước bằng pháp luật là những nội dung cốt lõi của hai kỳ hội nghị Trung ương ba và bốn. Còn, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện là cơ sở lý luận cho chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Nhà nghiên cứu Trương Lập Phàm cho rằng, Bắc Kinh đang muốn thu hút sự ủng hộ rộng rãi trong quần chúng thông qua các khẩu hiệu trên. “Họ không sử dụng các ý tưởng mới, mà gắn với những khái niệm cũ để kêu gọi sự ủng hộ công khai”, ông nói.
Nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc Lưu Nhuệ Thiệu thì cho rằng, học thuyết “Bốn toàn diện” sẽ không thể nhận được sự ủng hộ của người dân, nếu chỉ dừng lại trên lý thuyết, “dù cho có đưa ra bao nhiêu điểm toàn diện đi chăng nữa”.
Trước hàng loạt thách thức sống còn trên, học thuyết “Bốn đại diện” của ông Tập được cho là chỉ có thể thành công nếu thực hiện được ba mục tiêu then chốt. Thứ nhất là xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, có khả năng hội tụ người dân, thúc đẩy cải cách. Hai là khắc phục các trở ngại trong hệ thống quan liêu, đưa chính sách vào thực tiễn. Ba là xây dựng cơ chế tái phân phối hợp lý những lợi ích do phát triển mang lại, nhằm giải quyết các mâu thuẫn xã hội.
“Trên thực tế, đó là các lĩnh vực mà Trung Quốc cần phải đạt được những đột phá quan trọng”, Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên kết luận. “Chỉ có vậy mới đề phòng được những sai lầm nghiêm trọng có thể xảy ra”.
Đức Dương
Theo VNE
Đằng sau chuyện Tổng thống Obama khuyên không nên đọc 'Huffington Post'
"Tiếp thu thông tin, nhưng đừng bằng cách đi đọc tờ Huffington Post", Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi đảng Dân chủ đừng nên đọc trang thông tin mà bản thân ông đang là một blogger!
Tổng thống Obama kêu gọi đảng Dân chủ không đọc Huffington Post - Ảnh: Reuters
The Huffington Post ngày 31.1 có bài viết ngắn nhưng đáng chú ý về lý do Tổng thống Barack Obama kêu gọi đảng Dân chủ không đọc tờ báo này.
Theo đó, The Huffington Post (còn gọi tắt là HuffPost) dẫn lời Giám đốc Nghiên cứu Thương mại Toàn cầu Ben Beachy cho rằng Obama không muốn mọi người đọc được các bài viết ảnh hưởng xấu đến niềm tin vào các quyết định của ông.
"Thực tế Tổng thống Obama nhằm vào các phân tích trên HuffPost, vốn đã chỉ trích kế hoạch thương mại của mình", ông Ben Beachy nói. Ông tiếp: "Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy Obama đang xem lại thực tế quanh sự xung đột giữa kế hoạch thương mại của ông ta với chương trình nghị sự và làm suy yếu tầng lớp kinh tế trung lưu mà ông muốn ủng hộ".
Mọi chuyện diễn ra trong hôm 29.1, khi ông Obama có buổi nói chuyện với đại diện đảng Cộng hòa xung quanh kế hoạch thúc đẩy dự án Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bài viết của ông Obama trên Huffington Post ngày 29.1 - Ảnh chụp màn hình từ huffingtonpost.com
Ông Obama kêu gọi các thành viên đảng Dân chủ của mình hãy giữ ý thức để hành động khôn ngoan. Tuy nhiên sau đó, Tổng thống Mỹ gây khó hiểu khi nói thêm: "Tiếp nhận thông tin nhưng đừng bằng cách đi đọc tờ Huffington Post".
Nhiều tờ báo, hãng tin như The Washington Post và Bloomberg dẫn ra câu chuyện này. Đáng chú ý trong cùng ngày, ông Obama đã có bài viết dạng blog đăng trên... The Huffington Post. Nội dung của bài viết ấy nói về các kế hoạch kinh tế mà ông đang muốn triển khai.
Với quan điểm nhấn vào các bài viết của ông Obama, tạp chí New York (New York Magazine) còn cho rằng The Huffington Post đã phát triển tương đối tốt trong nhiều năm qua, và "không cần một blogger thuộc hạng ba như Barack Obama" để câu kéo bạn đọc.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Học thuyết quân sự mới của Nga coi NATO, Mỹ là "nguy cơ chính" Nga vừa thông qua một phiên bản mới của học thuyết quân sự để ứng phó kịp thời với các nguy cơ đe dọa an ninh nước này, bao gồm cả việc tăng cường quân sự của NATO và thuyết "đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin (ngoài cùng, bên trái) ngày 26/12 thông qua học thuyết...