Bốn nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa chính thức công bố 4 nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết bất thường tại một số hồ trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Vào khoảng đầu tháng 10/2016, hơn 200 tấn cá hồ Tây đã chết và được xử lý thu gom
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi của cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND thành phố về vấn đề ô nhiễm môi trường hồ. Cùng với đó, TP cũng chính thức công bố nguyên nhân cá chết thời gian qua.
Theo đó, sau thời gian nghiên cứu, đánh giá, các cơ quan chức năng của thành phố đã tìm ra nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại một số hồ trên địa bàn Thủ đô.
Thành phố khẳng định có 4 nguyên nhân khiến cá chết. Thứ nhất, do hầu hết hồ của Hà Nội là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước. Thứ hai, thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh). Thứ ba, do ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ. Nguyên nhân thứ tư là do hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ.
Về tình trạng ô nhiễm hồ, UBND thành phố cho biết địa bàn có 117 ao, hồ, đa số bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích, bùn đáy. Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Xung quanh các hồ thường có rất nhiều hàng quán và xả thải bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi, việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước và gây ô nhiễm.
Video đang HOT
4 nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết được Hà Nội chỉ ra là do nước thải, thay đổi thời tiết, ý thức người dân kém và việc nuôi thả cả không đúng quy định.
Theo kết quả quan trắc tại một số hồ nội thành do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện trong giai đoạn 2011-2016, hầu hết các giá trị hàm lượng đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam, cụ thể, ngoài Fe (sắt) nằm trong giới hạn cho phép, các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn; dầu mỡ khoáng trong giai đoạn 2015-2016 tăng cao hơn giai đoạn 2012- 2013 và vượt quy chuẩn nhiều lần.
Kết quả quan trắc các hồ được lấy mẫu cũng cho thấy, hồ Giáp Bát và Văn Quán có chất lượng nước kém nhất, tiếp đến là hồ Định Công. Các hồ có chất lượng lượng nước tốt hơn là Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2b và Xã Đàn.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các hồ, TP đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội xử lý ô nhiễm ở 58 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C theo công nghệ của Đức; tăng cường kiểm tra xử lý xả thải với các đơn vị kinh doanh quanh hồ; đẩy nhanh dự án cải tạo hồ; lắp đặt trạm quan sát tự động, kiểm soát chất lượng nước tại một số hồ (Hoàn Kiếm, hồ Tây)…
Đầu tháng 10, hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện tại hồ Tây. Sau vài ngày, TP cho biết đã có khoảng hơn 200 tấn cá chết tại đây được xử lý và thu gom. Sau đó, tại các hồ Linh Đàm, hồ Văn Quán cũng tiếp tục xảy ra tình trạng cá chết bất thường…
Theo Anh Thư (Báo Giao thông)
Tốn 128 tỉ đồng, chưa thấy hút được khối bùn nào ở Hồ Tây
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết 4 năm qua, Ban Quản lý Hồ Tây đã dùng hết 128 tỉ đồng nhưng ông không thấy hút được "một khối bùn".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Sở Xây dựng sẽ thực hiện dự án Hồ Tây tổng thể - Ảnh: Hà Phương
Trong phiên thảo luận về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khoá XV chiều 5-12, đại biểu HĐND Nguyễn Văn Thắng, Bí thư - Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ, cho hay trong kế hoạch của UBND TP, Hồ Tây được xác định là điểm đến của Thủ đô và sẽ được xã hội hoá, kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch trong những năm tới. Tuy vậy, hiện nay mới chỉ thực hiện xong 18 km đường ven hồ, còn gói thầu thầu 23 (hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây - PV) thì đang ngưng trệ.
Diễn giải cụ thể, vị đại biểu quận Tây Hồ cho biết dự án này bị tạm dừng năm 2014 do TP quá khó khăn về nguồn vốn. Sau đó, tháng 5-2016, sau khi lãnh đạo quận Tây Hồ kiến nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã đồng ý giao cho sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính và các ngành tiếp tục bố trí nguồn vốn đã bị tạm dừng. Tuy nhiên, đến tháng 7-2016, trong buổi giao ban của Lãnh đạo TP, TP đã thông báo dừng dự án này. Tiếp đến buổi giao ban tháng 9-2016, quận Tây Hồ tiếp tục có ý kiến và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã đồng ý cho quận thực hiện gói thầu này.
"Nhưng vừa rồi phân bổ không thấy đâu, mà cứ để thế thì không khai thác được. Đã đầu tư rồi, chỉ cần hơn 100 tỉ đồng thôi là xong, phương án các hộ dân đã đồng ý rồi, còn cần tiền giải phóng mặt bằng. Vậy mà dừng suốt từ năm 2014 và nếu năm 2017 không làm thì để 2018 là quá chậm. Đề nghị UBND TP nghiên cứu" - đại biểu Nguyễn Văn Thắng băn khoăn.
Giải đáp ý kiến của đại biểu Thắng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sau sự cố liên quan đến cá chết ở Hồ Tây, thực hiện chỉ đạo của Bí thư, Ban cán sự UBND TP Hà Nội đã mời một số công ty tư vấn trong và ngoài nước khảo sát lại.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết bản thân ông đã trực tiếp kiểm tra lại và thấy từ năm 2011 đến nay, quận Tây Hồ đã thực hiện 4 dự án nạo vét Hồ Tây có tổng vố đầu tư khoảng 128 tỉ đồng. Trong đó, có gói liên quan đến nạo vét ở khu vực đường Thanh Niên hơn 33 tỉ đồng nhưng hiện nay vẫn chưa làm.
Tuy nhiên, ông Chung cho hay theo con số khảo sát của 3 công ty độc lập, nếu muốn làm sạch Hồ Tây, phải nạo vét khoảng 1,2 triệu m3 bùn, có những khu vực hiện nay nước còn độ sâu 0,5 m và bùn sâu 1,7m. Cho nên, muốn biến Hồ Tây thành khu du lịch trong tương lai của TP thì phải có kế hoạch tổng thể.
"Trên tinh thần đó, chúng tôi giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng. Thời gian tới mong đại biểu giải thích cho cử tri rằng muốn biến Hồ Tây thành khu du lịch lớn của TP thì quận không thể đảm đương được mà TP phải đứng ra cái việc này" - Chủ tịch TP nhấn mạnh.
Cụ thể, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay cần phải làm 4 việc. Thứ nhất, phải nạo vét Hồ Tây. Thứ 2, làm sạch nước môi trường Hồ Tây. Thứ 3, làm nốt hệ thống để thu gom 8 cửa xả nước thải Hồ Tây vào hệ thống Công ty Phú Điền để xử lý nước thải thì nước Hồ Tây mới sạch. Cuối cùng, cột nước phun ở Hồ Tây cao từ 180 m đến 200 m tạo điểm nhấn.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho hay TP đã làm việc với Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây và Câu lạc bộ này cùng với tất cả các nhà đua thuyền sẽ tặng cho TP một cầu tầu để phục vụ đua thuyền. Thời gian qua, TP cũng mời một vận động viên đua thuyền người Mỹ vào nghiên cứu mở lớp lướt ván hồ Tây nhằm thu hút phát triển du lịch.
"Với những lý do như vậy mà TP không thể bố trí vốn cho Ban quản lý Hồ Tây được. Nếu hút 1,2 triệu m3 bùn, các nhà khảo sát đưa ra số tiền từ 170 -180 tỉ đồng, nhưng trong 4 năm vừa qua, Ban Quản lý Hồ Tây đã dùng hết 128 tỉ đồng nhưng tôi không thấy một khối bùn ở đâu cả. Tôi đề nghị anh giải thích cho cử tri là sẽ giao cho Sở Xây dựng khởi động làm lại dự án Hồ Tây tổng thể" - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Theo Thùy Dương (Người lao động)
Chế phẩm độc quyền 'giúp làm sạch 80 hồ ô nhiễm' ở Hà Nội "Mùi hôi tanh không còn, màu nước trong, ôxy hòa tan tăng cao..." là kết quả được công bố sáng nay về chất lượng nước các hồ Hà Nội sau khi dùng một loại chế phẩm của Đức. Sang 2/10, Công ty TNHH môt thanh viên thoat nươc Ha Nôi tô chưc hop bao công bô kêt qua thư nghiêm chê phâm Redoxy-3C...