Bốn lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu CNTT trên địa bàn Đà Nẵng
Ngày 2/8, Sở KH-ĐT Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, vừa ký ban hành Quyết định số 3352/QĐ-UBND (ngày 30/7/2019) phê duyệt danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ thông tin trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Theo danh mục được ban hành, UBND TP Đà Nẵng ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ thông tin (CNTT) gồm 4 lĩnh vực chính là sản phẩm phần mềm; sản phẩm nội dung số; dịch vụ CNTT; và sản phẩm, dịch vụ phần cứng.
Giai đoạn 1 Khu CNTT tập trung – Danang IT Park (DITP) vừa được khánh thành ngày 29/3/2019
Cụ thể, đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm, ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu CNTT Đà Nẵng các sản phẩm phần mềm liên quan đến: phần mềm hệ thống; phần mềm ứng dụng; phần mềm để phát triển lập trình; phần mềm tiện ích; phần mềm an toàn, an ninh thông tin.
Đối với sản phẩm nội dung số, ưu tiên thu hút các sản phẩm Elearning (sách điện tử, giáo trình điện tử, bài giảng điện tử,…); từ điển điện tử, từ điển trực tuyến; các loại trò chơi điện tử trên máy tính, thiết bị di động, trò chơi trực tuyến; kho dữ liệu số, kho thông tin tổng hợp trên mạng; thư viện điện tử, thư viện trực tuyến; phim số, ảnh số, sản phẩm đồ họa; bản đồ dữ liệu thông tin số, bản vẽ thiết kế số; quảng cáo số.
Đối với dịch vụ CNTT, ưu tiên thu hút dịch vụ tư vấn, thiết kế; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản trị hệ thống; dịch vụ ảo hóa, cho thuê hệ thống; dịch vụ cho thuê nhân lực ICT; dịch vụ xử lý, phân tích dữ liệu; dịch vụ BPO, KPO, IOT điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; dịch vụ thiết kế vi mạch; dịch vụ giám sát an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng, tư vấn an toàn thông tin, ứng cứu sự cố, khôi phục dữ liệu, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
Đối với sản phẩm, dịch vụ phần cứng, ưu tiên các sản phẩm dịch vụ phần cứng liên quan đến công nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC); thiết kế, chế tạo thiết bị viễn thông công nghệ; thiết kế, lắp ráp, chế tạo thiết bị tính toán điện tử; nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo thiết bị phương tiện nghe nhìn;
Video đang HOT
Nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo thiết bị điều khiển, cảm biến điện tử; nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, chế tạo thiết bị an toàn thông tin; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị lưu trữ điện tử; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử xử lý tín hiệu phục vụ trong y tế; công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây; công nghệ tin sinh học; công nghệ in 3 chiều.
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 3352/QĐ-UBND (ngày 30/7/2019), trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Sở TT-TT để kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành nghề ưu tiên đầu tư vào Khu CNTT trên địa bàn TP Đà Nẵng cho phù hợp.
Theo info net
Triển khai kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục
Sáng nay (6/7), Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp lần thứ nhất năm 2019 với nội dung chính là thảo luận về Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT
Cùng dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, các thành viên Ban chỉ đạo và đại diện 1 số doanh nghiệp lớn về công nghệ.
Bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Căn cứ các yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT của Chính phủ, Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và các Chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT khác của Bộ, Cục CNTT xây dựng báo cáo tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020.
Báo cáo nhằm làm rõ bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ, nêu rõ các cấu phần, thành phần và yêu cầu về ứng dụng CNTT; đánh giá được thực trạng triển khai ứng dụng CNTT của Bộ hiện nay; đề xuất các nội dung ứng dụng CNTT của Bộ cho giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, về tổng thể, ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT có thể thành 6 cấu phần, đó là: Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành nội bộ của Bộ GD&ĐT; Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành; Ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Hạ tầng, thiết bị và an toàn thông tin; Nguồn nhân lực sử dụng CNTT; Chính sách ứng dụng CNTT.
Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT)
Trong đó, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của Bộ GD&ĐT là các hệ thống được xây dựng nhằm hiện đại hóa và hỗ trợ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo Bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ. Các hệ thống này được xây dựng căn cứ trên các yêu cầu về phát triển Chính phủ điện tử, cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân là các ứng dụng hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành, truyền tải thông tin và tạo công cụ giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ. Gồm: Cổng thông tin điện tử; Cổng dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống một cửa điện tử.
Ứng dụng CNTT trong quản lý ngành gồm: Hệ thống dùng chung toàn ngành, hệ thống dùng ở các cơ sở. Trong đó, hệ thống dùng chung toàn ngành là các giải pháp giúp thực thi công tác quản lý ngành có hiệu quả thông qua việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT nhằm cung cấp thông tin quản lý giáo dục cho các các phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Đối với ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai kho học liệu số dùng chung toàn ngành, kho bài giảng e-learning, hệ thống dạy học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, Hệ tri thức Việt số hóa...
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp
Công nghệ thông tin - "đũa thần" trong giáo dục
Khẳng định CNTT và tiếng Anh là 2 "đũa thần" trong thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: Trong mấy năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có những bước tiến dài trong ứng dụng CNTT và là một trong những bộ tiên phong trong Chính phủ thực hiện Chính phủ điện tử.
Với khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT, sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Bộ trưởng cho rằng, khung này ít nhất cần có 4 thành tố; trong đó thành tố đầu tiên phải quan tâm xây dựng là trục kết nối tích hợp, liên thông dữ liệu từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT đến các cơ sở. Thành tố thứ 2 ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành của Bộ GD&ĐT. Thứ 3 là ứng dụng CNTT trong quản lý ngành. Cuối cùng, liên quan đến phục vụ các hoạt động dạy học, hoạt động dịch vụ giáo dục; trong đó, Bộ GD&ĐT xây dựng hướng dẫn để khuyến khích xã hội hóa.
5 điều kiện đi kèm để có thể vận hành 4 thành tố trên, theo Bộ trưởng cần đầu tiên là hệ thống các phần mềm; sau đó là các thiết bị kết nối đầu cuối; hạ tầng dùng chung và an toàn thông tin; nhân lực sử dụng và cuối cùng là các văn bản quy định.
Theo giaoducthoidai
Một ngày ở Trung tâm điều hành thông minh vừa đoạt giải thưởng sáng tạo châu Á Sau lớp cửa kính được bảo vệ nghiêm ngặt bằng khóa từ, 15 nhân sự của Trung tâm giám sát và điều hành thông minh Thừa Thiên Huế đang tập trung vào màn hình lưới, ghi nhận hình ảnh từ những chiếc camera lắp đặt khắp thành phố. 9 tháng cho bước ngoặt thay đổi toàn diện Tòa nhà Trung tâm giám sát...