Bom tấn remake ‘Tân Tây Du Ký’ gây sốt tại Trung Quốc sắp lên sóng THVL
Tây Du Ký đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam từ tiểu thuyết cho tới phim ảnh. Được trình chiếu lần đầu tiên ở Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cho đến nay đã trải qua nhiều lần phát sóng trên nhiều kênh truyền hình khác nhau song sức nóng và sự hấp dẫn vẫn còn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
Chính vì thế, sự trở lại lần này với Tân Tây Du Ký được khán giả kỳ vọng khá cao. Bộ phim được xem là một trong những bản remake Tứ đại danh tác công phá màn ảnh nhỏ Trung Quốc, trở thành tâm điểm trên các mặt báo. Bộ phim nhận được sự yêu mến từ khá nhiều khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong cuộc thăm dò dư luận sau 2 buổi chiếu đầu tiên, số khán giả chấm cho Tân Tây Du Ký 10 điểm đạt 40% – con số cực kỳ khả quan.
Nhiều khán giả tỏ ra đặc biệt hài lòng với bản dựng mới này, bản mới đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, hoàn thiện những phần thiếu sót của bản cũ. Họ cho biết, những hiệu ứng kỹ xảo trong phim được thể hiện khá bắt mắt như cảnh Tôn Ngộ Không làm loạn tại Địa ngục hay bối cảnh Đông Hải Long Cung khiến khán giả phải choáng ngợp vì quá hoành tráng và sống động như thật. Nhiều người sau khi xem 2 tập đầu phim đã phải thốt lên: “Quả không hổ là bom tấn truyền hình!”, “Số tiền đầu tư khủng xem ra không uổng chút nào!”…
Không chỉ thành công về mặt kỹ xảo hình ảnh, những chi tiết đổi mới trong phim cũng nhận được phản hồi tích cực. Người xem từng hoài nghi và lo lắng vì sợ rằng tư duy làm phim mới mẻ sẽ ảnh hưởng tới cái “thần” của nguyên tác. Tuy nhiên, khi được tận mắt thưởng thức siêu phẩm truyền hình này, khán giả được thở phào nhẹ nhõm bởi những chi tiết biến đổi trong Tân Tây Du Ký không hề quá lố và phản cảm.
Nhân vật Tôn Ngộ Không do Ngô Việt đảm trách, vốn xuất thân là diễn viên võ thuật nên đã có những pha đánh võ vô cùng đẹp mắt. Nếu như Lục Tiểu Linh Đồng là cái bóng quá lớn khi đã thành công với vai diễn Tôn Ngộ Không trong bản nguyên tác Tây Du Ký thì Ngô Việt dù khó có thể vượt qua được hình tượng của người đi trước nhưng cũng đã làm tốt vai trò của mình. Chính vì thế Tề Thiên Đại Thánh qua nét diễn của anh hiện lên vô cùng chân thật, oai phong lẫm liệt nhưng cũng không kém phần hài hước.
Một điểm sáng nữa của Tân Tây Du Ký chính là lời thoại. Những lời thoại được sử dụng trong phim đã ít nhiều được sửa đổi theo lối văn nói để gần gũi hơn với khán giả hiện đại. Khán giả nhí thì vô cùng “sướng mắt” còn những người trưởng thành từng gắn bó tuổi thơ với Tây Du Ký 1986 cũng hài lòng.
Đạo diễn Trương Kiến Á và Chế tác Trương Kỷ Trung đã bám khá sát vào nguyên tác cũng như bản dựng năm 1986 và chỉ sửa lại một vài tình tiết nhỏ nhằm mục đích đem đến những cảnh quay kỹ xảo mãn nhãn nhất cho khán giả. Bộ phim có tổng cộng 22.000 cảnh quay, hợp tác cùng 14 công ty sản xuất phim hoạt hình trong nước.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn cả, ông còn mời được đơn vị sản xuất phim X-men từ Hollywood để xử lý vấn đề hậu kỳ cho phim nhằm đem đến những hình ảnh sống động nhất. Có tới 300 cảnh quay cần dùng đến kỹ xảo và các đạo cụ chuyên dụng như cảnh các yêu quái xuất hiện hay đơn giản hơn là các vũ khí của ba đồ đệ cũng được chế tác tỉ mỉ và chỉn chu nhất.
Ngoài ra, đoàn phim Tân Tây Du Ký còn áp dụng một số công nghệ hiện đại nhất để xử lý hiệu ứng hình ảnh như hệ thống Motion Control. Phần mềm máy tính này đã giúp đoàn phim trong các cảnh quay đại chiến phức tạp giữa 4 thầy trò và yêu quái.
Với những lời nhận xét khả quan từ khán giả cùng nhiều ấn tượng về kỹ xảo, Tân Tây Du Ký trở thành tác phẩm thành công nhất trong trào lưu remake tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Bộ phim được đầu tư kinh phí lên tới 100 triệu NDT (khoảng 320 tỷ đồng) với sự tham gia đông đảo của dàn diễn viên nổi tiếng của truyền hình Hoa ngữ như Ngô Việt (vai Tôn Ngộ Không), Nhiếp Viễn (vai Đường Tam Tạng), Tăng Kim Sinh (vai Trư Bát Giới), Từ Cẩm Giang (vai Sa Tăng), Tiền Vị Thần (vai Bạch Long Mã), Lưu Đào (vai Quan Thế Âm Bồ Tát)…
Phim được phát sóng lúc 22h30 hàng tuần, bắt đầu từ ngày 27/5 trên kênh THVL1.
Vì sao các bản "Tây du ký" đều không thể bằng tác phẩm năm 1986?
Có lợi thế vềkỹ xảo, hình ảnh được đầu tư hơn so với tác phẩm cũ năm 1986, nhưng loạt phim "Tây du ký" những năm gần đây đều gây tranh cãi và bị chê kém xa so với phiên bản gần 40 năm về trước.
Phim mới về "Tây du ký" bị chê bai khi so với bản 1986. Ảnh: Xinhua.
Sự thành công của "Tây du ký" năm 1986 đã khiến không ít người khó chấp nhận các phiên bản mới. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác khiến các tác phẩm mới sau này đều bị chê bai dù được đầu tư về kỹ xảo, hình ảnh.
Những tác phẩm "Tây du ký" sau 1986 có gì?
Sau khi phiên bản 1986 được ra mắt khán giả và trở thành một trong những phimkinh điển của Trung Quốc, nhiều nhà làm phim đã tận dụng và sáng tạo nhiều phiên bản "Tây du ký" về sau này. Điểm qua các phim được chiếu trong hơn 20 năm trở lại đây có "Tây du ký hậu truyện", "Tề Thiên Đại Thánh", "Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ"...
Trong đó, "Tây du ký hậu truyện" ra mắt lần đầu vào năm 2000. Vai diễn Tôn Ngộ Không được giao cho Tào Vinh. Tuy nhiên, thay vì mang lại một "làn gió mới" cho khán giả thì phim lại bị chê tơi tả vì nội dung lẫn diễn xuất của dàn sao chưa đạt.
Sang đến năm 2020, phim được làm lại phần 2 thì Tào Vinh lại tiếp tục bị phản hứng vì bắt chước phong cách hài của Châu Tinh Trì.
Ở phim "Tề Thiên Đại Thánh" (ra mắt năm 2002), nhà sản xuất giao cho tài tử nổi tiếng Trương Vệ Kiện đóng vai Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, với tác phẩm này, Trương Vệ Kiện không phát huy được vai trò của mình khi nội dung phim bị bóp méo quá nhiều.
Tạo hình Tào Vinh vai Tôn Ngộ Không gây tranh cãi. Ảnh: Xinhua.
"Tây du ký" ra mắt năm 2009 được xem là tác phẩm thảm họa và nhận nhiều chỉ trích của khán giả nhất. Lý do bởi phim xây dựng kịch bản phá nát hình tượng của các nhân vật chính.
"Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ" (ra mắt năm 2020) là phiên bản điện ảnh của "Tây du ký". Phim do các tài tử có kinh nghiệm diễn xuất đóng như: La Gia Anh đóng Đường Tăng, Trần Hạo Dân đóng Tôn Ngộ Không, Lâm Tử Thông diễn Trư Bát Giới... cũng không nhận được phản hồi tốt.
Hay mới nhất, bộ phim "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện", phim dựa trên tiểu thuyết "Tây du ký", bị chê thiếu sáng tạo, bắt chước các phim cũ.
Vương Ninh trong "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện". Ảnh: Xinhua.
Lý do các phiên bản "Tây du ký" bị chê khi so với bản 1986
Nhìn nhận một cách thực tế, các phiên bản "Tây du ký" sau năm 1986 được đánh giá tốt ở kỹ xảo và trang phục... Trong đó, những màn đánh võ ở một số phim như "Tây du ký: Đại chiến Động bàn tơ" ít nhiều là điểm cộng.
Tuy nhiên, nếu so sánh với bản 1986, các phim kể trên đều mắc chung lỗi ở khâu nội dung lẫn diễn xuất dàn sao.
Đầu tiên, có thể thấy các phiên bản "Tây du ký" trong hơn 20 năm trở lại đây đều được các biên kịch cải biên nội dung. Nhưng việc này vô tình gây tranh cãi bởi có không ít tình tiết vô lý.
Bằng chứng là ở phim "Tề Thiên Đại Thánh" 2002, việc nhà sản xuất xây dựng hình ảnh Tôn Ngộ Không đào hoa, có 3 mối tình cùng Bạch Cốt Tinh, Tử Lan Tiên Tử và yêu tinh nhện... bị đánh giá là vô lý.
Hay ở "Tây du ký" 2009, việc biên kịch để Tôn Ngộ Không có mối tình với Bạch Cốt Tinh, Sa Tăng phải lòng yêu tinh nhện, Đường Tăng và nữ vương Nữ nhi quốc hẹn hò trên thuyền rồng... đã phá nát nguyên tác, khiến fan trung thành của tác phẩm tẩy chay.
Ngoài việc cải biên quá đà, nhiều phim còn bị chê bai về tạo hình của nhân vật chính. Ở "Tây du ký hậu truyện" (ra mắt năm 2000), tạo hình của Tào Vinh khi đóng vai Tôn Ngộ Không bị nhận xét là không phù hợp. Nam tài tử khiến nhiều khán giả chê bai là "Tôn Ngộ Không xấu nhất trên màn ảnh".
Thêm nữa, vốn dĩ phiên bản 1986 có sức sống bền bỉ suốt gần 40 năm qua là bởi cách lựa chọn diễn viên phù hợp và diễn xuất tốt của dàn sao. Trong đó, diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng sinh ra trong gia tộc chuyên diễn xiếc khỉ, nên ông có kinh nghiệm để nhập vai. Các động tác, cử chỉ của Tôn Ngộ Không phiên bản 1986 được đánh giá cao.
Tuy nhiên, ở các phiên bản sau này, hầu như không có phim nào dàn sao thể hiện được thần thái của nhân vật trong "Tây du ký", đặc biệt là vai Tôn Ngộ Không. Trong đó, "Tây du ký" (ra mắt năm 2009) bị đánh giá thảm họa vì diễn xuất tệ của dàn sao chính.
Nhà phê bình điện ảnh Mã Khánh Vân cũng từng nhận định tác phẩm "Ngộ Không: Tiểu thánh truyện" nói riêng và nhiều tác phẩm "Tây du ký" được làm sau này đều mắc chung lỗi là bắt chước nhiều phim cũ ở cả nội dung, tạo hình, lối diễn của dàn sao, vì thế thiếu sự sáng tạo.
Mã Khánh Vân thẳng thắn nói các phim này ăn theo những tác phẩm nổi tiếng về "Tây du ký", không cho thấy sự tìm tòi của ê-kíp, chưa tạo được dấu ấn của chính họ.
Top 10 phim TQ được xem đi xem lại nhiều nhất: Kinh điển như Tây Du Ký 1986 cũng chỉ xếp #4, số 1 là tác phẩm nào? Mới đây, Guyu Data - một trang chuyên về thống kê của Trung Quốc, đã công bố Top 10 bộ phim được cư dân mạng Trung Quốc xem đi xem lại nhiều nhất. Theo bảng xếp hạng này, tác phẩm đứng đầu tiên là Hậu cung Chân Hoàn Truyện - bộ phim cung đấu từng 'gây bão' màn ảnh châu Á cách đây...