Bom tấn giải trí “Thế Giới Động Vật” – Nơi con người đối xử với nhau như thú săn và kẻ bị săn
Không phải các màn “nhảy sổ não” mà thái độ kiên quyết đứng về phía đạo đức cho đến cùng của Trương Khải Tư mới là điểm đặc sắc nhất “ Thế Giới Động Vật”. Ai không sống vì mình thì trời tru đất diệt, nhưng kẻ dám vượt qua lợi ích cái tôi để thấu cảm cho người khác mới xứng đáng được gọi là “đội trời đạp đất”.
Hè vừa rồi, điện ảnh Trung Quốc chứng kiến sự ra đời của hai bộ phim độc đáo. Một là Dying To Survive, bộ phim bi hài được khán giả ca ngợi là xứng đáng đoạt giải Oscar, nói về một bệnh nhân bị bệnh bạch cầu quyết định buôn lậu ma tuý từ Ấn Độ để có tiền mua thuốc cho mình và 1000 người khác. Hai là Animal World (Thế Giới Động Vật), bộ phim hành động hướng đến giới trẻ do bộ đôi Lý Dịch Phong – Châu Đông Vũ đóng chính, được đánh giá cao về tính giải trí.
Poster phim “Thế Giới Động Vật”.
Tuy nhiên, không vì thế mà Animal World bị đánh giá là nông cạn so với Dying To Survive. Thực tế, đây là một bộ phim hoà quyện rất tốt giữa yếu tố mãn nhãn và chất nhân văn, đan cài hợp lý giữa những pha hành động và thông điệp đắt giá. Tác giả của Animal World, đạo diễn Hàn Diên, cũng là người chỉ đạo Go Away Mr. Tumor – bộ phim được Trung Quốc gửi đi tranh giải Oscar năm 2015.
Trailer “Thế Giới Động Vật”
Hiện thực và tưởng tượng liên tục đổi chỗ cho nhau ở tốc độ chóng mặt
Nội dung phim nói về Trương Khải Tư (Lý Dịch Phong), một gã thanh niên chán đời bị bạn thân dụ vào một mối làm ăn bí hiểm. Để trả được tiền viện phí cho mẹ và cũng vì tự ái do đang phải ăn bám bạn gái (Châu Đông Vũ), Trương Khải Tư đã đồng ý. Tuy nhiên, cậu không ngờ rằng cả mình và gã bạn kia đều là nạn nhân bị đưa vào một trò chơi sinh tử đầy bí ẩn trên con tàu hạng sang giữa đại dương để trả nợ. Cách tính điểm của trò chơi này dựa trên phương thức “oẳn tù tì”. Để sống sót ra khỏi tàu và trở về với người thân, Trương Khải Tư đã phải vận dụng tất cả khả năng trí tuệ và bản năng sinh tồn của mình; trước là để không bị kẻ khác lừa, sau là để lừa ngược lại kẻ khác.
Trương Khải Tư và hội bạn thân… ai nấy lo.
Một trong những điều đặc sắc nhất của Animal World là những trường đoạn kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng trong đầu của Trương Khải Tư bởi lẽ vốn từ đầu phim, anh chàng này đã tự nhận mình bị điên. Hồi nhỏ, do một biến cố tâm lý mà Trương Khải Tư bị ám ảnh bởi hình ảnh một gã hề trong phim hoạt hình. Từ đó, mỗi khi căng thẳng là cậu lại tưởng tượng ra những người xung quanh mình biến thành thú vật và mình phải chiến đấu với họ trong hình hài một gã hề.
Lý Dịch Phong lạ lẫm trong lớp trang điểm gã hề.
Đôi khi, cậu ta cũng không chắc chắn được đâu là ký ức thật, đâu là ký ức giả và trong phim, chúng ta cũng có thể thấy những trường đoạn đánh đấm trong đầu của Trương Khải Tư đột ngột xen vào mạch truyện một cách rất bí hiểm. Cách quay phim của Animal World miêu tả trạng thái tinh thần của Trương Khải Tư rất tốt. Những cú one-shot dài liền tù tì, đi hết từ ngóc ngách này đến ngóc ngách khác cộng với những rung rinh, chao đảo của cách quay góc nhìn thứ nhất (FPS) đã tạo ra ấn tượng về một thế giới ảo não, mơ màng trong con mắt của kẻ tự nhận là “thỉnh thoảng cảm thấy như não mình bị ngập trong rượu”.
Gây phấn khích bằng hình ảnh đẹp và những pha đấu trí cân não
Kỹ xảo trong phim cũng thực sự đáng nể, không cần phải quá thật nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ hình ảnh. Animal World mang đậm phong cách các phim khoa học viễn tưởng của Hollywood những năm 2000 đến 2005 như Minority Report, War of the Worlds, I, Robot,… có điều là được áp dụng những công nghệ tân tiến hơn. Phần lớn thời gian của Animal World bị phủ trong một tông màu ẩm nồm, ủ dột nhưng đôi lúc trở nên bùng nổ và tràn ngập trong không gian đầm đìa sắc màu.
Phần kỹ xảo của phim được làm rất công phu.
Ngoài ra, vì được cải biên từ bộ truyện tranh Ultimate Survivor Kaiji của tác giả Nobuyuki Fukumoto nên Animal World cũng mang đậm âm hưởng của những manga thể loại đấu trí Nhật Bản. Điểm nhấn của phim nằm ở chỗ đôi khi không phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế, hiện tại và tương lai cũng như âm mưu và tình bạn. Các lớp hiện thực liên tục xô vào nhau, hoà quyện lại và tạo nên một cảm giác khó tả về một thế giới không biết là mơ hay là thực, là nghi ngờ.
Châu Đông Vũ có một vai khá nhỏ trong phim.
Các màn đấu trí trong phim luôn luôn có những thử thách bất ngờ để đẩy đội của Trương Khải Tư vào tình thế bần cùng, buộc họ bắt buộc phải thắng. Đây cũng là cách nhà làm phim khiến cho người xem không rời mắt khỏi khung hình. Hàn Diên tiết lộ rằng anh đã phải nhờ đến các chuyên gia và giáo sư toán học đến làm cố vấn cho phim để đảm bảo không có lỗ hổng nào trong logic câu chuyện xảy ra.
Nhưng sự đắt giá lại nằm ở thông điệp đậm chất đời
Không phải các màn “nhảy số não” mà thái độ kiên quyết đứng về phía đạo đức cho đến cùng của Trương Khải Tư mới là điểm đặc sắc nhất. Thường thì tác giả của thể loại manga đấu trí Nhật Bản sẽ sáng tạo ra một trò chơi riêng và để cho các nhân vật của mình thi đấu với nhau, song hành với đó là một thông điệp nhân văn chủ chốt mà người viết đề cao. Ở Liar Game, thông điệp là lòng tin. Ở Yu-Gi-Oh!, thông điệp là tình bạn. Còn với Animal World do người Trung Quốc cải biên, thông điệp chính là nhân tính. Việc đổi tên từ nguyên tác phiên bản Nhật thành “Thế Giới Động Vật” mang hàm ý nhấn mạnh vào môi trường sinh tồn mà kẻ làm chủ trò chơi tạo ra.
Diễn xuất của nam chính Lý Dịch Phong khá tốt.
Ở đó con người ta đối xử với nhau như thú săn và kẻ bị săn. Chim chết vì mồi, người chết vì tiền. Trong “ thế giới động vật”, không có tình cảm, chỉ có lợi ích. Có lẽ không cần phải gặp nhau trên một con tàu định mệnh huyễn tưởng nào đó để con người ta có thể trải qua cảm giác này. Ở trong thế giới thật, chúng ta cũng liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ chính những người xung quanh mình, nhất là với một xã hội kinh tế đang phát triển rực rỡ như Trung Quốc.
Suy cho cùng thì… cuộc sống mà. Ai không sống vì mình thì trời tru đất diệt. Nhưng kẻ dám vượt qua lợi ích cái tôi để thấu cảm cho người khác mới xứng đáng được gọi là “đội trời đạp đất”.
Theo Trí Thức Trẻ
Nỗi bức xúc của các loài động vật
Nỗi bức xúc của các loài động vật:
Ảnh minh họa
- Gián: Hễ mỗi lần tụi nó chán lại kêu tên tao, đếch hiểu được tại sao??
- Chuồn chuồn: Buồn thì kệ mẹ tụi mày, liên quan gì đến tao...
- Hổ: Tao xác thực là thằng Báo không học chung mẫu giáo với tao nhé
- Bò: Bao nhiêu cái Ngu đổ lên đầu tao là sao?
- Chó: Mấy thằng khi chửi Ngu cũng nhắc đến tui
- Lợn: Tui cũng vậy, khác gì. Mà tui có đóng phim bao giờ mà người ta cũng đồn ầm ĩ cả lên
- Gà: Mấy đứa chơi game ngu tha cho tao, đừng réo tên tao nữa...
- Sói : Tao thề không bao h tụi tao đi 3 con..
- Gấu: Bọn m yêu nhau thì kệ mẹ bọn m nhé, t éo liên quan j đâu...
- Cua: đừng móc tao...
- Trâu : Tao đâu còn trẻ nữa, con Nghé mới trẻ...
- Sóc: Mây thằng choai choay sao cứ bắt tao bỏ lọ hoài ...
- Cá mập : Đm mỗi lần rớt mạg là chúg nó đem t ra chửi ...
Theo truyencuoivietnam
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của MediaTek có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn bảo mật như Face ID của Apple Điêu nay hưa hen công nghê quet măt 3D se xuât hiên ơ nhiêu smartphone Android hơn, thâm chi la nhưng mâu may tâm trung va gia re. Ai cung biêt răng Face ID cua Apple - lân đâu tiên xuât hiên trên chiêc iPhone X, la môt trong nhưng giai phap bao mât an toan nhât thơi điêm hiên tai nhơ công...