“Bom tấn” 175 tỷ đồng “Tiệc Trăng Máu” công chiếu online vào ngày 30 Tết
Nếu chưa kịp ra rạp để xem các tác phẩm chất lượng trong năm qua, bạn vẫn có thể thưởng thức “ Tiệc trăng máu”, “Ròm” và “Màu Cỏ Úa” trên ứng dụng Galaxy Play vào dịp Tết năm nay.
Ra rạp sau một thời gian ảm đạm nhưng thành công thu về đến 175 tỷ đồng, “Tiệc Trăng Máu” trở thành một trong những bộ phim đạt doanh thu “khủng” nhất năm 2020 tại Việt Nam, vượt xa cả một số bom tấn Hollywood được kỳ vọng cao như “ Wonder Woman 1984″.
“Tiệc Trăng Máu” là bộ phim remake, dựa trên kịch bản gốc từ bộ phim của Ý có tên “ Perfect Strangers” (2016) – tác phẩm lập kỷ lục Guinness thế giới với việc được làm lại tới trên dưới 20 bản khác nhau. Điểm nhấn quan trọng nhất của phim là diễn xuất, với dàn diễn viên chất lượng: Thái Hòa, Hồng Ánh, Đức Thịnh, Hứa Vĩ Văn, Thu Trang, Kiều Minh Tuấn và Kaity Nguyễn. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã “biến hoá” “Tiệc Trăng Máu” từ một kịch bản remake thành “món ăn” mang đậm màu sắc Việt, những câu thoại vừa bi vừa hài cùng “bữa tiệc” diễn xuất thịnh soạn.
Khép lại năm 2020, “Tiệc Trăng Máu” là bộ phim điện ảnh Việt hiếm hoi nhận được những đánh giá tích cực cùng những lời khen có cánh từ cả giới chuyên môn lẫn khán giả đại chúng. Dành được nhiều giải thưởng danh giá như: Phim điện ảnh của năm tại WeChoice Awards 2020, giải B giải thưởng của Hội Điện ảnh TP.HCM năm 2020, Đạo diễn phim xuất sắc nhất tại Ngôi Sao Xanh 2020…
Sau gần ba tháng oanh tạc phòng vé, “Tiệc Trăng Máu” sẽ tiếp tục ra mắt khán giả online vào ngày 30 Tết trên Galaxy Play. Sự trở lại này là cơ hội để những ai trót bỏ qua tác phẩm gây sốt phòng vé cũng có thể một lần nữa được thưởng thức một cách trọn vẹn. Và bộ phim được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên những cơn địa chấn vẻ vang cho nền điện ảnh Việt khi tiến công chinh phục thị trường online vào dịp Tết này.
Đồng thời, phiên bản gốc “Perfect Strangers – Người Lạ Hoàn Hảo” và phiên bản remake Hàn Quốc “Intimate Strangers Người Quen Xa Lạ” hiện cũng đã có mặt trong ứng dụng Galaxy Play. Chỉ 1 tài khoản Galaxy Play nhưng có thể chia sẻ cho 5 người dùng, vô cùng tiện lợi để những ai chưa xem “vũ trụ remake” này đều có thể thưởng thức được trọn vẹn toàn bộ ba phiên bản mà không bị gián đoạn.
Bên cạnh “Tiệc Trăng Máu”, hai tác phẩm điện ảnh nổi bật trong năm qua là “Ròm” – bộ phim đình đám thắng giải Busan của Đạo diễn Trần Thanh Huy và “Màu Cỏ Úa” – phim tư liệu về chân dung nhạc sĩ Trần Tiến do Đạo diễn Lan Nguyên thực hiện cũng được lựa chọn để gửi đến các khán giả online vào ngay dịp Tết này.
Với việc có đến 3 tác phẩm điện ảnh tiêu biểu trong năm qua ra mắt khán giả trên nền tảng online, đây sẽ là cơ hội để những người yêu thích phim ảnh dù không thể ra rạp vẫn có thể thưởng thức các tác phẩm điện ảnh Việt tại nhà. Chung tay góp phần tạo nên mùa Tết dù gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 nhưng mọi người vẫn không trở nên cảm thấy buồn chán.
'Tiệc trăng máu' và những cú bứt phá của phim Việt sau thời đóng băng
Thị trường điện ảnh Việt đang tăng tốc trở lại bằng loạt phim tiềm năng chuẩn bị ra mắt.
Hơn nửa năm gần như đóng băng vì dịch Covid-19, thị trường điện ảnh Việt tăng tốc trở lại trong những tháng cuối năm, sau chiến thắng bất ngờ của Ròm và một loạt phim tiềm năng chuẩn bị ra mắt.
Trailer tiệc Trăng máu
Hiện tượng khó lặp lại của phim độc lập Việt
Sau gần một tháng chiếu, Ròm về đích với doanh thu hơn 60 tỷ đồng, trở thành bộ phim độc lập đầu tiên tính đến thời điểm này lập được thành tích vang dội tại phòng vé.
Những kỷ lục mà Ròm lập được, ví dụ như có ba ngày chiếu ra mắt đầu tiên cao nhất năm 2020 - tính cả phim nội lẫn phim ngoại là một bất ngờ lớn.
Trong danh sách những bộ phim được khán giả mong chờ nhất năm 2020, tính cả phim nội địa lẫn phim bom tấn quốc tế trước khi dịch Covid bùng phát, Ròm dẫn đầu trong số những phim nội địa được khảo sát, vượt qua cả Lật mặt, Gái già lắm chiêu, Tiệc trăng máu, Trạng Tí, Nắng 3, Chị 13 (phần 2)... và thậm chí cũng vượt qua những phim bom tấn quốc tế như No Time to Die, The Eternals...
Và khi hầu hết phim bom tấn quốc tế như Black Widow, Wonder Woman 1984, Fast & Furious 9, A Quiet Place Part II... bị dời lịch chiếu sang 2021, Ròm dễ dàng trở thành bộ phim lập kỷ lục phòng vé sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19.
Tỷ lệ phần trăm vượt trội trong đợt khảo sát cho thấy Ròm tạo được hiếu kỳ lớn do bộ phim bị phạt và cấm chiếu năm 2019, sau khi chiến thắng giải quan trọng cho phim đầu tay (hoặc thứ hai) tại Liên hoan phim Busan.
Từ khóa "phim đoạt giải quốc tế uy tín nhưng phim bị phạt" hoặc "phim bị kiểm duyệt vì đụng chạm đến đề tài cờ bạc" lại thu hút được sự tò mò của một lượng khán giả lớn, những đối tượng khán giả có thể rất hiếm khi đến rạp, nhưng lại quan tâm đến "tính nhạy cảm" của bộ phim. Điều này cũng tương tự như hiện tượng phòng vé của điện ảnh Trung Quốc sau khi nước này kiểm soát được dịch Covid-19 là bộ phim The Eight Hundred, tác phẩm đang dẫn đầu thị trường phòng vé toàn cầu, tính đến nay.
Đây cũng là lý do khiến Ròm gây chia rẽ khán giả. Vì hầu hết khán giả đến rạp vì tò mò hơn là vì quan tâm tính đột phá ngôn ngữ điện ảnh của Ròm sẽ dễ bị thất vọng, bởi họ không thỏa mãn về nội dung hoặc quá xa lạ với hình thức kể chuyện của bộ phim.
Chiến thắng của Ròm có thể là một bàn đạp, giúp những bộ phim độc lập có thể tự tin khai phá những đề tài mang tính hiện thực ở Việt Nam, hoặc có thể tự tin phát hành ở rạp chiếu ở phạm vi rộng khắp; nhưng rất khó để có bộ phim độc lập thứ 2 chiến thắng tương tự tại phòng vé.
Trên thực tế, hầu hết phim độc lập trước Ròm, cho dù đoạt các giải thưởng quốc tế lớn hơn, nhận được phản hồi tích cực hơn, hoặc ít gây chia rẽ hơn từ báo chí và khán giả như Bi đừng sợ, Cha và con và... của đạo diễn Phan Đăng Di, Đập cánh giữa không trung của Nguyễn Hoàng Điệp, Song lang của Leon Le, Thưa mẹ con đi của Trịnh Đình Lê Minh hay những bộ phim độc lập về giới trẻ đô thị mang màu sắc khá tươi mới như Nhắm mắt thấy mùa hè của Cao Thúy Nhi, Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi của Chung Chí Công... đều gặp rất nhiều chật vật tại phòng vé, thậm chí các đạo diễn phải kêu gọi "giải cứu" phim Việt.
Dựa trên những nghiên cứu về thị trường phim Việt nhiều năm nay, người viết cho rằng, Ròm là một hiện tượng thắng lợi nhất thời của phim độc lập ở Việt Nam chứ khó coi đây là đòn bẩy để kích thích thị trường điện ảnh Việt mùa cuối năm, nơi mà những bộ phim nội địa không gặp phải cạnh tranh với các bom tấn quốc tế.
Ròm đã xuất sắc trụ rạp, mang về cho nhà sản xuất doanh thu hơn 60 tỷ đồng. Ảnh: CJ.
Và để chiến thắng tại phòng vé, những bộ phim này phải thực sự phải dựa vào khả năng tự thân - chinh phục được khán giả bằng chất lượng thực sự.
Phát hành phim như phép thử thị trường
Phép thử đầu tiên được tung ra sau chiến thắng của Ròm là bộ phim Tiệc trăng máu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh. Đây là phiên bản làm lại từ tác phẩm gốc Perfect Strangers (tên tiếng Italy: Perfetti sconosciuti), một bộ phim bi, hài của điện ảnh Italy Paolo Genovese đạo diễn.
Nhờ kịch bản thông minh, đột phá và mang tính châm biếm cao về tình thế của con người trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bộ phim mới ra mắt năm 2016 của điện ảnh Italy đã có 20 nước mua bản quyền làm lại và con số vẫn tiếp tục tăng lên. Đây cũng là kỷ lục bộ phim được làm lại nhiều nhất trên thế giới.
Phiên bản của Việt Nam có tên Tiệc trăng máu, có thể coi là sự kết hợp và kế thừa từ bản gốc của Italy và bản làm lại của điện ảnh Hàn Quốc. Đây là một chiến lược remake thông minh của nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh (làm lại dựa trên nội dung của một bản làm lại khác thay vì phim gốc) mà anh đã từng thành công với Em là bà nội của anh trước đây.
Tuy nhiên, thành công của bộ phim không thể không kể đến khả năng Việt hóa duyên dáng của biên kịch Bình Bồng Bột, người đã đưa vào những đoạn thoại đùa cợt, châm chọc về tình dục hay xã hội vừa hài hước vừa sâu cay.
Dàn diễn viên toàn sao (ensemble cast) - một xu hướng nổi bật của điện ảnh Hollywood gần đây cũng phát huy tác dụng trong Tiệc trăng máu. Khả năng dàn cảnh theo nhóm (ensemble staging) trong một bối cảnh chiếm tới 80% thời lượng phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được thể hiện khá tinh tế, giúp cho dàn diễn viên thực lực phát huy hết thế mạnh diễn xuất của họ, trong đó có những điểm sáng về khả năng phối hợp, tung hứng hay biến hóa như Thái Hòa, Thu Trang, Đức Thịnh hay Kaity Nguyễn.
Tiệc trăng máu là bộ phim Việt đang thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả. Ảnh: HK Film.
Cái kết phim được xử lý thông minh (dù phần nào lấy cảm hứng từ bản Hàn), giúp cho bộ phim phá vỡ những ước lệ mang tính sân khấu trước đó để tiếp cận với một thứ ngôn ngữ điện ảnh giễu nhại mang màu sắc hậu hiện đại.
Tiệc trăng máu chính thức chiếu từ ngày 23/10 nhưng đã được ra rạp với các suất sneakshow từ ngày 20/10. Kết quả phòng vé từ ba ngày chiếu sớm có thể không gây đột phá như Ròm, nhưng những tín hiệu tích cực từ phản hồi của khán giả sẽ giúp bộ phim trụ lâu tại các rạp chiếu nhờ hiệu ứng truyền miệng.
Theo dự đoán của người viết, Tiệc trăng máu có thể về đích với mức doanh thu từ 70-80 tỷ đồng. Đây cũng có thể coi là một thành công từ phiên bản làm lại này.
Trên thực tế, dù điện ảnh Việt có hàng chục bộ phim remake, nhưng mới chỉ có ba bộ phim được coi là thành công: Em là bà nội của anh, Tháng năm rực rỡ và Tiệc trăng máu. Cả ba bộ phim này đều là những tác phẩm của hai đạo diễn, nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh và Nguyễn Quang Dũng thực hiện.
Trong khi điện ảnh Việt chưa có những kịch bản thông minh, sâu sắc hoặc mang tính phổ quát, thì việc làm lại các bộ phim quốc tế thành công vẫn là một lựa chọn thông minh cho phim Việt, mà Tiệc trăng máu là ví dụ mới nhất.
Một phép thử khác được tung ra vào trung tuần tháng 11 là Trái tim quái vật của đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp và nhà sản xuất Nguyễn Quang Huy.
Đây là một bước đi khá táo bạo và mạo hiểm của Quang Huy khi đầu tư 100% cho bộ phim hình sự đen tối có kịch bản nguyên gốc (original) và giao cho một đạo diễn làm phim đầu tay thực hiện.
Chia sẻ về bộ phim đầu tay có kịch bản li kỳ và khá phức tạp này, Tạ Nguyên Hiệp nói: "Băn khoăn và cảm hứng với những điều gần gũi với mình, tôi muốn kể một câu chuyện kinh dị tâm lý ẩn dưới lớp vỏ hình sự và có cả câu chuyện tình cảm gia đình".
Tạ Nguyên Hiệp bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho đạo diễn Hàn Boong Joon Ho - người luôn kết hợp được nhiều thể loại, người vừa làm khán giả sợ, ngay lập tức làm họ có thể khóc và thậm chí cười.
"The Host, Memories of Murder, Parasite... là những bộ phim xuất sắc kết hợp giữa thương mại và nghệ thuật, tôi hy vọng làm được điều tương tự ở thị trường Việt Nam. Tôi muốn bộ phim vừa là góc nhìn thân quen vừa có tính phát hiện. Phát hiện ra cái tình trong sự khốc liệt, cái le lói sáng trong sự tăm tối, tính cổ tích bay bổng trong hiện thực trần trụi và đôi khi tàn nhẫn" - anh nói tiếp.
Nói về thử thách khi bắt tay làm bộ phim hình sự, Tạ Nguyên Hiệp nói: "Có hai thử thách với tôi. Thứ nhất là thử thách về tay nghề, đòi hỏi người đạo diễn phải rất chắc chắn vả tỉ mỉ trong kỹ thuật làm phim.
Nhịp điệu và tiết tấu trong phim giật gân biến chuyển rất phức tạp, đôi khi nhịp dồn dập ngắn ngủi vài ba giây lại chuyển sang nhịp chậm rãi vài ba giây, rồi lại chuyển sang nhịp bùng nổ. Những yêu cầu về nhịp điệu đó đòi hỏi tính liên kết và phối hợp rất cao giữa các bộ phận như diễn viên, quay phim, đạo cụ, ánh sáng... Đạo diễn phải làm chủ được những cái rất nhỏ đó".
Trong khi đó, trước câu hỏi tại sao dám đầu tư 100% kinh phí vào bộ phim đầu tay của Tạ Nguyên Hiệp, liệu đây có phải là một canh bạc theo kiểu "được ăn cả, ngã về không", nhà sản xuất Nguyễn Quang Huy cho biết: "Ban đầu có vài đối tác hứa hẹn nhưng lại đổi ý vì thấy đây là tác phẩm đầu tay của Hiệp lại thuộc thể loại hình sự khá 'nặng đô'.
Cho dù kịch bản phim không được thương mại bóng bẩy nhưng tôi quyết định chơi với Hiệp mà không cần đồng vốn nào bên ngoài. Đây không phải canh bạc, tôi đủ già để không chơi 'được ăn cả, ngã về không' với chỉ một bộ phim.
Trái tim quái vật đánh dấu sự quay trở lại của Hoàng Thùy Linh với màn ảnh rộng sau Thần tượng (2013).
Nhưng nếu nói đây là canh bạc của Tạ Nguyên Hiệp thì đúng, vì tôi hiểu Hiệp là đạo diễn có phong cách và cá tính, nếu tôi thay đổi thể loại dễ thương mại hơn chẳng khác nào biến anh ấy thành một ông đạo diễn thợ, thì kết quả chỉ là một bộ phim và điện ảnh Việt mất đi một cá tính".
"Phép thử" Trái tim quái vật cũng sử dụng một dàn diễn viên có tiếng là Hoàng Thùy Linh (trở lại đóng phim điện ảnh sau 7 năm), B Trần, Hứa Vĩ Văn và Trịnh Thăng Bình. Điều khác biệt là cả bốn diễn viên này gần như "lột xác" với những nhân vật hoàn toàn mới từ dung mạo đến tính cách mà khán giả chưa từng thấy họ trước đây.
Nếu bộ phim hình sự này thành công, chắc chắn nó sẽ mở đường cho nhiều bộ phim cùng thể loại gia nhập rạp chiếu Việt Nam.
Những ẩn số khó đoán
Cùng với Tiệc trăng máu và Trái tim quái vật, trong hơn 2 tháng cuối cùng của năm 2020 sẽ có một loạt phim nội địa nữa được tung ra như phim kinh dị Thang máy (30/10) của đạo diễn Peter Mourougaya; phim độc lập Sài Gòn trong cơn mưa (6/11), Chồng người ta (20/11), Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử (18/12), Phát đạn của kẻ điên (18/12) và một tuần sau đó, đúng dịp Giáng sinh là cuộc đối đầu giữa hai bộ phim hài lãng mạn: Thoát ế của nữ đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư và Người cần quên phải nhớ của nhà sản xuất Charlie Nguyễn và đạo diễn Đức Thịnh.
Cuộc đối đầu khá căng thẳng của 4 bộ phim trong nửa cuối tháng 12 gợi nhớ đến cuộc cạnh tranh phòng vé của Mắt biếc và Chị chị em em năm 2019.
Những bộ phim này đều là những ẩn số khó đoán và phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng phim để có thể trụ vững hoặc bật ra khỏi phòng chiếu sau vài ngày ra rạp.
Khi mà thị trường nội địa đã vắng bóng những bộ phim bom tấn Hollywood, sự thành bại của những bộ phim nội địa mùa cuối năm hoàn toàn dựa vào thực lực của từng cái tên chứ khó có thể đổ lỗi cho những lý do khách quan nào khác.
"Tiệc trăng máu" có tạo sự bùng nổ cho điện ảnh Việt? Nếu "Ròm" (đạo diễn Trần Thanh Huy) thắng thế ở phòng vé Việt vì yếu tố kịch bản thì "Tiệc trăng máu" (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) là bộ phim quy tụ nhiều "ngôi sao màn ảnh" và sự đầu tư, nghiêm túc sáng tạo của ê-kíp trong mỗi khung hình. Ngay từ thời điểm công bố dự án "Tiệc trăng máu" được...