“Bom” nợ công chờ phát nổ
Nợ công đang thực sự đe doạ không chỉ nền kinh tế Mỹ mà cả kinh tế toàn cầu khi nợ công của cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiến tới mức kịch trần
Người dân Mỹ biểu tình bên ngoài tòa nhà liên bang ở Los Angeles
để phản đối việc chính phủ đóng cửa
Bộ Tài chính Mỹ ngày 3-10 công bố nợ công của nước này sẽ lên tới mức trần là 16.700 tỷ USD. Theo Bộ Tài chính, nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn việc tăng trần nợ quốc gia trước ngày 17-10 tới, nước Mỹ sẽ vỡ nợ và sẽ đẩy đất nước vào một cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008.
Video đang HOT
Giám đốc Phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) Doug Elmendorf trước đó cho rằng Mỹ có thể bắt đầu bị vỡ nợ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới nếu Quốc hội nước này không tăng được mức trần nợ công liên bang. Báo cáo của CBO cũng cảnh báo về khoản nợ quốc gia đang ngày càng phình to, có nguy cơ trở thành một quả bom nổ chậm đe dọa nền kinh tế.
Bộ Tài chính Mỹ cũng như CBO không đưa ra con số nợ công của Mỹ tính tới thời điểm này song giới kinh tế cho rằng số nợ thực tế đã tiến rất sát mức trần trong khi các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn bất đồng sâu sắc về ngân sách chi tiêu chính phủ và trần nợ công mới. Bộ Tài chính Mỹ đã phải thừa nhận rằng sẽ là “thảm hoạ” nếu nước này hết tiền trả các khoản nợ, cả trong nước và quốc tế.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, không trả nợ đúng hạn là điều trước nay chưa từng xảy ra và nó sẽ gây ra những tai họa như: các thị trường chứng khoán có thể bị đóng băng, trị giá USD có thể sụt giảm, lãi suất của Mỹ có thể gia tăng đột ngột… Những tác động vô cùng tiêu cực này còn lan rộng ra khắp thế giới và có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính hay suy thoái kinh tế như năm 2008 hoặc tệ hơn.
Cảnh báo đầy u ám được Bộ Tài chính phát đi khi chính phủ Mỹ đã bước sang ngày thứ ba phải ngừng hoạt động do bế tắc về dự luật ngân sách giữa Nhà Trắng và Quốc hội, mà chủ yếu là ở Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ thúc giục Hạ viện cần hành động mau chóng để tránh một cuộc khủng hoảng mới liên quan tới mức trần vay nợ mà nước Mỹ có thể gặp phải đối mặt vào ngày 17-10 tới.
Lo ngại sâu sắc trước khả năng “quả bom” nợ công của Mỹ phát nổ, phát biểu ngày 3-10 ngay trước thềm Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington trong tuần tới, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh, sự leo thang trong các tranh cãi về ngân sách của Chính phủ Mỹ sẽ gây phương hại đến nền kinh tế toàn cầu. Bà Lagarde hối thúc giới chức Mỹ cần nhanh chóng tháo gỡ bất đồng để đi đến một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo người đứng đầu IMF, việc nâng trần nợ công của Mỹ trước hạn chót ngày 17-10 là một “nhiệm vụ tối quan trọng” lúc này bởi bên cạnh tác động tiêu cực từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa, thất bại trong nâng trần nợ sẽ phá hoại nghiêm trọng không chỉ kinh tế Mỹ mà còn toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổng Giám đốc IMF cũng cho rằng đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã bị chậm lại do cắt giảm ngân sách quá vội vàng.
Nước Mỹ hiếm khi nào đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng “kép” như hiện nay khi mà chưa giải quyết được bất đồng để “mở cửa” trở lại hoạt động của chính phủ thì đã phải đối mặt với ác mộng vỡ nợ công.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Khủng hoảng nợ toàn cầu có thể tái bùng phát
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde vừa lên tiếng hối thúc lãnh đạo các nền kinh tế phát triển cần nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo sự hồi phục kinh tế toàn cầu bền vững.
Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh
Phát biểu tại buổi họp báo ở Washington (Mỹ) hôm 17-1, bà Lagarde cho rằng các cường quốc kinh tế trong đó có Mỹ và các nước châu Âu đã thực hiện các bước đi quan trọng để chống đỡ hệ thống tài chính, nhưng hiện vẫn còn nhiều việc phải làm để giữ kinh tế toàn cầu đi đúng hướng, tránh tái bùng phát một cuộc khủng hoảng. "Nền kinh tế toàn cầu đã tránh được nguy cơ sụp đổ. Nhưng giờ chưa phải lúc nghỉ ngơi", bà Lagarde cảnh báo, đồng thời thúc giục châu Âu tiếp tục thực hiện các cam kết cải cách để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Trong cuộc họp báo đầu tiên của năm 2013, bà Lagarde cho rằng, cuộc tranh cãi chính trị về việc nâng trần mức nợ công 16,4 nghìn tỷ USD tại Mỹ có thể là "thảm họa" đối với nền kinh tế toàn cầu nếu nó không được thực hiện kịp thời. "Tôi hy vọng tất cả các bên sẽ hành động cùng vì lợi ích quốc gia của nền kinh tế Mỹ và lợi ích của kinh tế toàn cầu", bà Lagarde nhấn mạnh.
Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, nguy cơ khủng hoảng nợ công của Eurozone vẫn hiển hiện, do đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu cần duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và cố gắng hạ thấp hơn nữa lãi suất cho vay để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khủng hoảng.
Theo ANTD
Cuộc chiến nợ công Nước Mỹ lại đứng bên bờ cuộc chiến nợ công sau tuyên bố của Tổng thống B. Obama không đàm phán với đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ công, bất chấp những cảnh báo về khả năng chính quyền liên bang có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Bảng điện tử cho thấy con số nợ công...