Bom nổ chậm
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.Gioóc-giê-va trong bài phát biểu tại trụ sở IMF ở thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) vừa cảnh báo thế giới đang đối diện thách thức lớn khi nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, ở mức 188 nghìn tỷ USD, tương đương 230% sản lượng kinh tế thế giới. Khoản nợ khổng lồ này giống như quả “ bom nổ chậm” đe dọa ổn định tài chính toàn cầu.
Trước đó, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng đưa ra cảnh báo tương tự và cho biết, tổng nợ tại các nền kinh tế mới nổi, gồm nợ chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cả hộ gia đình, đã đạt kỷ lục mới ở mức hơn 69 nghìn tỷ USD – gấp 216,4% GDP. Tỷ lệ nợ/GDP ghi nhận mức tăng mạnh nhất tại Chi-lê, Hàn Quốc, Bra-xin, Nam Phi, Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Tổng Giám đốc IMF cho rằng sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển do chính sách ứng phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008. Tuy nhiên, theo người đứng đầu IMF thì “nguyên nhân” làm gia tăng nợ công là những chính sách vô trách nhiệm của các ngân hàng trung ương khi họ “nghiện in tiền” và phân phối các khoản vay.
Các chuyên gia cho rằng, “quả bom nổ chậm” mang tên nợ toàn cầu đang ngày càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh và chiến tranh thương mại gia tăng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, muốn “gỡ bom” để bảo đảm an toàn cho các nền kinh tế các chính phủ cần giải pháp đồng bộ về cơ cấu lại, điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm “hạ nhiệt” căng thẳng thương mại.
ỨC TÙNG
Video đang HOT
Theo Nhandan.com.vn
Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với 'quả bom nợ' 19.000 tỷ USD
Khối nợ của nền kinh tế toàn cầu có thể trở thành một quả bom hẹn giờ 19.000 tỷ USD nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới xảy ra.
Ảnh: AP
Guardian dẫn báo cáo của quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, lãi suất thấp đang khuyến khích các công ty gia tăng vay nợ. Khối nợ này có thể trở thành một quả bom hẹn giờ 19.000 tỷ USD nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới xảy ra, IMF cảnh báo.
Trong báo cáo cập nhật bán niên về các thị trường tài chính thế giới, IMF cho biết gần 40% khoản nợ thuộc các công ty từ 8 nền kinh tế lớn của thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, là không thể chi trả, nếu một cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô bằng một nửa so với cuộc khủng hoảng năm 2008 diễn ra.
Các quan chức IMF cảnh báo: "Các tập đoàn tại tám nền kinh tế lớn đang gánh nhiều nợ hơn và khả năng chi trả các khoản nợ này của họ đang suy yếu".
Theo IMF, lãi suất thấp và các biện pháp kích thích tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển đã thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng vay nợ, mặc dù nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ.
Hai ông Tobias Adrian và Fabio Natalucci, những quan chức cấp cao của IMF chịu trách nhiệm về Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu cho biết, lãi suất thấp giúp thúc đẩy thị trường tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc khuyến khích doanh nghiệp gia tăng vay nợ sẽ gây rủi ro mất ổn định và làm gia tăng lợi suất trong trung hạn
"Lãi suất rất thấp đang thúc đẩy các nhà đầu tư, như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ quản lý tài sản chấp nhận rủi ro cao hơn khi đi vay, để thu được lợi nhuận mong muốn", quan chức IMF bình luận.
40% khoản nợ thuộc các công ty từ 8 nền kinh tế lớn của thế giới là không thể thanh toán, nếu một cuộc khủng hoảng, có quy mô bằng phân nửa cuộc khủng hoảng, gần nhất xảy ra. Ảnh: Bloomberg
Các quan chức IMF lo ngại rằng sự gia tăng nhanh chóng các khoản nợ doanh nghiệp khiến hệ thống tài chính toàn cầu rất dễ bị tổn thương. IMF cảnh báo các quốc gia thành viên không lặp lại những sai lầm đã mắc phải vào đầu những năm 2000, khi các dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bị phớt lờ.
Họ nói thêm rằng, trong sáu tháng qua, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chẳng hạn như quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm, đã trở nên dễ bị tổn thương hơn. Hiện tại 80% quy mô của các nền kinh tế, tính theo GDP, được cho là đang chịu rủi ro, trong đó có các lĩnh vực tài chính quan trọng. Đây là một mức tương tự với độ rủi ro của cuộc khủng hoảng tài chính.
Kim Ngân
Nguồn Theo Theguardian
Đồng tiền số Libra của Facebook không được hoan nghênh ở châu Âu Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire thông báo các nền kinh tế lớn ở châu Âu sẽ ngăn chặn đồng tiền số Libra mà Facebook đang "thai nghén" do những mối đe dọa mà đồng tiền này đặt ra đối với chủ quyền quốc gia. Phát biểu với báo giới ngày 18/10 bên lề các hội nghị thường niên của Ngân...