“Bơm” mạnh tín dụng chính sách sẽ giảm hộ nghèo, đẩy lùi tín dụng đen?
Nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế ngày càng cao, do đó việc tăng nguồn cung vốn là nhu cầu thiết thực.
Tỷ lệ khá cao người dân vẫn phải vay vốn từ khu vực phi chính thức
Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến ngày 30/9/2017, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 179.120 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 169.036 tỷ đồng; trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đã không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH đã giảm từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,81% tại thời điểm 30/9/2017 (trong đó, nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,39%). Đặc biệt, tín dụng chính sách được đánh giá đã góp phần quan trọng vào giảm nghèo (giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,25% cuối năm 2015), đẩy lùi tín dụng đen…
Nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi được đánh giá ngày càng lớn. Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách. Do đó, việc tăng nguồn cung vốn tín dụng chính sách là nhu cầu thiết thực để tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Theo ThS. Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Chiến lược Ngân hàng, về quy mô cung ứng tín dụng, mặc dù tỷ lệ người trưởng thành ở khu vực nông thôn Việt Nam tiếp cận được vốn vay ở khu vực chính thức là khá cao so với các nước, nhưng quy mô cung ứng vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu thực tế của khu vực này.
“Nhờ vay vốn tín dụng chính sách, rất nhiều người nghèo đã tự vươn lên thoát nghèo bền vững đồng thời tạo ra nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho những hộ nghèo khác. Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.”- ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Video đang HOT
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của CIEM, IPSARD, DERG (2011), World Bank (2014) và Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế của NHNN (2016), các hộ gia đình nông thôn Việt Nam vẫn phải tiếp tục dựa vào các nguồn tín dụng phi chính thức, trong đó gia đình và bạn bè đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo nguồn số liệu điều tra của World Bank (2014), trong số 48,5% người dân nông thôn đang nắm giữ ít nhất một khoản vay thì tỷ lệ nắm giữ khoản vay ở khu vực chính thức là 20,7%. Như vậy, bên cạnh việc tiếp cận tín dụng từ khu vực chính thức, vẫn có một tỷ lệ khá cao người dân vẫn phải vay vốn từ khu vực phi chính thức, chưa kể những người vay ở khu vực chính thức nhưng vẫn phải vay thêm ở khu vực phi chính thức trong đó một nguồn vay tương đối lớn ở khu vực nông thôn là các khoản vay từ bạn bè, người thân với tỷ lệ là 30%.
ThS. Nguyễn Thị Hòa cho rằng, việc tồn tại các cơ chế tín dụng đặc biệt cho người nghèo là tất yếu. Tuy nhiên, quan trọng hơn là làm thế nào để tăng cường khả năng đáp ứng về nhu cầu vốn cũng như đảm bảo được tính bền vững của một cơ chế tín dụng đặc biệt cho người nghèo.
Một yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công của các chương trình tín dụng cho người nghèo, theo ThS Hòa, là sử dụng các trung gian xã hội để huy động, tổ chức và định hướng người dân không chỉ sử dụng vốn vay mà còn tiếp cận được các dịch vụ kèm theo, đạt được các điều kiện trao đổi tốt hơn, và vượt qua được những khó khăn khác. Tức là cần phải nhìn nhận tín dụng không phải là một công cụ can thiệp riêng lẻ mà là một cấu phần trong một chiến lược tổng thể để xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho người nghèo.
Cần đa dạng hóa nguồn cung, nâng mức cho vay
PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, tín dụng chính sách làm giảm sức thu hút của thị trường tín dụng đen đối với người dân, giúp họ không phải tìm đến với các khoản tín dụng nặng lãi. Cho nên, để phát triển tín dụng chính sách bền vững, theo PGS. TS. Hảo, bên cạnh nguồn vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước, phải đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua nhiều phương thức huy động phù hợp với điều kiện thực tế.
Chẳng hạn, huy động nguồn vốn trên thị trường hay tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài. Các sản phẩm và dịch vụ huy động tiền gửi cần phải đa dạng, minh bạch với tất cả các khách hàng, hấp dẫn không chỉ về lãi suất, kỳ hạn mà còn có tính linh hoạt trong lãi suất, trong các dịch vụ khác mà khách hàng có thể sử dụng được….
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đề xuất: tín dụng chính sách cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa với hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập cho người nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Ông Thi cũng đề nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay hợp lý, tăng dần nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nhất là đối với các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, giúp người nghèo tiếp cận và tham gia được vào chuỗi giá trị thị trường.
Còn bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác phát triển nông thôn – Bộ NN&PTNT, cho rằng mức cho vay hiện nay đối với một hộ là thấp và lạc hậu cần phải được điều chỉnh để phù hợp với tình hình giá cả thực tế hiện nay./.
Theo Hà Trần
Đến 24/10, tổng dư nợ đối với nền kinh tế tăng 12,83% so với cuối năm 2016
Tăng trưởng tín dụng đã hỗ trợ tích cực về nguồn vốn cho GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,41%, cao hơn nhiều so mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016. Vốn tín dụng đã đến với doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến 24/10/2017, tổng dư nợ đối với nền kinh tế tăng 12,83% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2015 tăng 11,93%, năm 2016 tăng 12,45%). Tín dụng được tập trung vào sản xuất kinh doanh, cụ thể, với các lĩnh vực ưu tiên: Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến cuối tháng 10/2017 tăng 19,0%, chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ cho vay nền đối với kinh tế;
Tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu đến cuối tháng 8/2017 tăng 8,14%; cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 25,12% so với năm 2016; với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển tăng 18,90%; với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 7,49% và chiếm tỷ trọng 20,89% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng đã hỗ trợ tích cực về nguồn vốn cho GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,41%, cao hơn nhiều so mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016. Vốn tín dụng đã đến với doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ.
Bên cạnh đó, giải quyết các thủ tục vay, xây dựng quy trình vay là một trong những vấn đề cải tiến hàng đầu của các ngân hàng hiện nay nhằm đẩy nhanh nguồn vốn ra nền kinh tế và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Trong quý 3/2017, NHNN đã ban hành Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện và không thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của NHNN. Theo quyết định công bố, trừ 8 thủ tục hành chính thực hiện qua mạng internet hoặc phải nộp trực tiếp, toàn bộ 326 thủ tục hành chính còn lại đều có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tùy thuộc nhu cầu của tổ chức, công dân. NHNN cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" tại NHNN, phấn đấu giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ, bãi bỏ các báo cáo không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lắp, không cần thiết.
Theo công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ Nội vụ trong 4 năm (2013 - 2016), trong số 19 bộ ngành, NHNN luôn là đơn vị đứng vị trí hàng đầu.
Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các chương trình tín dụng trọng điểm khác cũng được ngành Ngân hàng triển khai tích cực, tháo gỡ dần những vướng mắc cho bà con ngư dân, nông dân vay vốn, như cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ cũng đạt những kết quả bước đầu. Ngoài ra, vốn ngân hàng còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội, tạo xung lực cho giảm nghèo bền vững
Những năm qua, mỗi khi đồng bào trên khắp các vùng miền bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, ngành Ngân hàng cũng luôn chủ động có những hỗ trợ thiết thực, giúp bà con khắc phục hậu quả. Vừa qua, để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, khắc phục hậu quả do bão lũ tháng 10/2017 và cơn bão số 12 gây ra, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ban hành các văn yêu cầu Chủ tịch HĐQT/ HĐTV, Tổng Giám đốc các TCTD và Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ...
Theo Trí thức trẻ/NHNN
Tín dụng đang tăng trưởng chậm lại? Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy đến cuối tháng 9 tín dụng toàn nền kinh tế ước tăng 11,02%. Nhưng trước đó báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho thấy tín dụng cũng đã qua con số 11% ở 8 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/9/2017, tổng phương...